CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH

Chia sẻ bởi Thân Thị Diệp Nga | Ngày 18/03/2024 | 17

Chia sẻ tài liệu: CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

BÀI GIẢNG
GIẢI PHẪU SINH LÝ
TRẺ EM
TRƯỜNG ĐH THỦ DẦU MỘT
GV: THÂN THỊ DIỆP NGA
CHƯƠNG II:
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
CÁCH CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ

I-VAI TRÒ CỦA HỆ THẦN KINH
- Hệ thần kinh điều khiển sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
- Phối hợp và điều hoà sự hoạt động của các cơ quan làm cho cơ thể thích nghi được sự thay đổi thường xuyên của môi trường và có thể cải tạo nó.
Nhờ có hệ thần kinh (BCĐN) mà con người có tư duy và có tâm lý. Vỏ não là cơ sở vật chất của toàn bộ hoạt động tâm lý con người.


II- CẤU TẠO HTK NGƯỜI

1- Tế bào thần kinh( Nơron)
HTK được cấu tạo từ nhiều TBTK(nơron).
Nơron không sinh ra khi sống, 30 tuổi mất ½ số nơron
Nơron là những tế bào được biệt hoá cao thích nghi với chức năng phát sinh và dẫn truyền xung động thần kinh.
TBTK vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng của hệ thần kinh.


Các tế bào thần kinh có hình dạng, kích thước khác nhau nhưng đều gồm 3 phần:
Thân tế bào- Tua gai- sợi trục.

Cấu tạo tế bào thần kinh( Nơron):
Thân tế bào: có thể là hình cầu, hình que, hình tháp, hình sao.
Thân chứa nguyên sinh chất & nhân cũng như các tế bào khác.
Phần thân còn chứa vô số những hạt màu xám chứa nhiều ADN (thông tin di truyền).
-Thân tế bào thần kinh tạo nên chất xám nằm ở bên trong tuỷ sống, phần vỏ của bán cầu đại não và tiểu não, một số điểm rải rác dưới vỏ não.


* Tua gai: là những tua bào tương ngắn và phân nhánh ở gần thân tế bào. Mỗi tế bào có nhiều tua gai.
Sợi trục:là một tua bào tương dài.
Đầu tận cùng chia thành nhiều nhánh, mỗi nhánh tận cùng bằng cúc tận cùng.
Sợi trục có chứa chất myelin (là chất có tính cách điện).
Các sợi trục tập trung thành từng bó dây thần kinh, tạo nên chất trắng của hệ thần kinh  dẫn truyền xung động thần kinh
* Sinap:
- Các tế bào thần kinh nối với nhau qua sinap (khớp thần kinh).
Sinap là nơi tiếp xúc giữa nhánh tận cùng của sợi trục tế bào thần kinh trước với đuôi gai hoặc thân của tế bào thần kinh tiếp theo.
Các xung động thần kinh khi qua Sinap bao giờ cũng chỉ dẫn truyền theo một chiều

2- HTK người.

HỆ THẦN KINH NGƯỜI
TK TRUNG ƯƠNG
TK NGOẠI BIÊN
NÃO BỘ
TỦY SỐNG
DÂY TK
NÃO BỘ
NÃO BỘ
- Não bộ: là phần phát triển rất mạnh. Trong quá trinh phát triển não được chia thành 3 phần tạo thành 3 bọng não: trước, giữa và sau.
. Bọng não sau hình thành hành tuỷ, cầu não và tiểu não.
. Bọng não giữa hình thành não giữa.
. Bọng não trước hình thành não trung gian và bán cầu đại não.
- Hành tuỷ, cầu não, não giữa, não trung gian hợp lại được gọi là thân não. Thân não là trung tâm của phản xạ không điều kiện. Thân não là nơi xuất phát ủa 12 đôi dây thần kinh não.
TIỂU NÃO
- Tiểu não: nằm sau cầu não, tiểu não có chức năng cơ bản là đảm bảo tính chính xác của các cử động.
Ở tiểu não chất xám nằm ở mặt ngoài tạo thành lớp vỏ, chất trắng nằm ở bên trong, chất xám chen vào chất trắng làm cho chất trắng có cấu trúc hình cành cây rất đặc biệt.
BÁN CẦU ĐẠI NÃO
- ở người BCĐN rất phát triển, bề mặt có nhiều khe, nhiều rãnh ăn sâu vào trong chia bề mặt của não thành nhiều thuỳ, nhiều hồi.
- BCĐN có chất xám nằm ngoài tạo thành lớp vỏ, chất trắng nằm trong tạo nên các đường dẫn truyền nối các căn cứ thần kinh trên vỏ não với nhau và với các phần khác của hệ thần kinh.
- Lớp vỏ BCĐN gồm nhiều lớp tế bào, các lớp tế bào phân bố không đều và có sự phân bố về chức năng tạo nên nhiều vùng, nhiều miền khác nhau (52 vùng)
TỦY SỐNG
- Nằm trong cột sống
- Tuỷ sống còn mang tính chất phân đốt gồm 31 đôi tuỷ tương ứng với 31 đôi Dây thần kinh tuỷ.
- Mỗi đoạn tuỷ sống chi phối hoạt động một vùng nhất định của cơ thể.
- Trong tuỷ sống phần chất xám nằm trong là căn cứ thần kinh của phản xạ không điều kiện, chất trắng nằm ngoài tạo nên các đường dẫn truyền nối các căn cứ thần kinh với nhau.

TỦY SỐNG
THẦN KINH NGOẠI BIÊN

Gồm những dây TK nối liền phần trung ương với các cơ quan ở trong và mặt ngoài cơ thể, đó là:
- Các dây TK hướng tâm (dẫn truyền cảm giác).
- Các dây TK ly tâm (dẫn truyền vận động).
- Dây pha (dây TK tuỷ).
Trong cơ thể người có :
12 đôi dây TK não và
31 đôi dây TK tuỷ.


III- SỰ PHÁT TRIỂN HTK Ở TRẺ EM

1- Sự thay đổi về cấu tạo và trọng lượng của não bộ:
- Khi ra đời não bộ của trẻ chưa phát triển đầy đủ, mặc dầu cấu tạo và hình thái không khác người lớn: kích thước nhỏ, trọng lượng lúc sơ sinh (370 -392 gr).
- 6 tháng trọng lượng tăng gấp đôi, 3 tuổi tăng gấp 3, 9 năm gần đạt như người lớn (1300gr).
- Sự phát triển các đường dẫn truyền diễn ra rất mạnh và tăng lên theo từng lứa tuổi.


III- SỰ PHÁT TRIỂN HTK Ở TRẺ EM

2- Sự myêlin hóa các sợi thần kinh:
- Sự myêlin hoá là tế bào TK, sợi TK được bao bọc một lớp vỏ (bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai nhi, đến 3 tuổi )
Đây là giai đoạn phát triển quan trọng của não bộ vì: quá trình myêlin hoá góp phần làm cho dẫn truyền hưng phấn đến vỏ não một cách chính xác hơn, hoạt động hoàn thiện hơn.
2- Sự myêlin hóa các sợi thần kinh:
Các dây TK nào hoạt động sớm hơn thì được myêlin hoá trước:
+ ở não bộ:Đường dẫn truyền hướng tâm và miền cảm thụ được myêlin hoá trước.Đường dẫn truyền ly tâm và miền vận động myêlin hoá sau.12-18 tháng sự myêlin hoá dâyTK não kết thúc.
+ ở tủy: Dây thần kinh vận động được myelin hoá trước, muộn nhất là dây thần kinh cảm giác.Khi trẻ 3 tuổi quá trình myelin hoá kết thúc

-


III- SỰ PHÁT TRIỂN HTK Ở TRẺ EM

3- Sự biến đổi của BCĐN
- Khi mới sinh đại não của trẻ giống người lớn về cấu tạo và chức năng. Số lượng tế bào thần kinh xấp xỉ 100 tỷ,
- Khi trẻ > 3 tuổi, tế bào thần kinh có sự phân hoá rõ rệtphức tạp dần về cấu tạo và chức năng thể hiện qua hoạt động TK cấp cao, cảm giác, phân tích, hệ vận động phát triển nhịp độ nhanh, hệ tín hiệu thứ hai bắt đầu phát triển
Cấu tạo

Sự phát triển thể hiện chủ yếu ở sự biến đổi về tế bào học và chức năng vi cầu não.
+ Số lượng các tế bào thần kinh tăng lên không đáng kể. Các tế bào lớn lên và phân hoá nhanh tạo nên các lớp ở vỏ não bán cầu đại não, đồng thời làm cho diện tích của lớp vỏ bán cầu đại não tăng lên nhanh. Tới 2 tuổi vỏ não tăng lên 2,5 lần
+ Trẻ sơ sinh  vỏ não đã có các rãnh lớn chia bề mặt vỏ não thành các tuỳ.
+ Sau khi cùng với sự tăng diện tích bề mặt của lớp vỏ, xuất hiện thêm nhiều rãnh nhỏ, các rãnh lớn dần dần đạt độ sâu như người lớn. 7- 14 tuổi bề mặt cũa vỏ não tương tự như người  lớn.
Các tế bào vỏ não phân hoá tạo nên các lớp tế bào vỏ não, các vùng, các miền. Sự phát triển của các lớp tế bào vỏ não song song với sự phát triển của các hệ cơ quan làm xuất hiện một số vùng  mới trên  vỏ não: vùng hiểu tiếng nói , hiểu chữ viết.


III- SỰ PHÁT TRIỂN HTK Ở TRẺ EM

4- Những yếu tố ảnh hưởng sự phát triển HTK trẻ
- Tuổi: càng lớn thì sự biệt hoá càng cao.
- Chức năng vận động: trẻ càng vận động nhiều thì thần kinh càng phát triển.
- Ảnh hưởng của các cơ quan nhận cảm: cảm giác, tri giác.
- Điều kiện sống: kinh tế đầy đủ, tinh thần thoải mái thì thần kinh càng PT.



IV- PHẢN XẠ VÀ VÒNG PHẢN XẠ


1/ Phản xạ và cung phản xạ:
a.Phản xạ :
Là phản ứng trả lời của cơ thể đối với các kích thích được thực hiện nhờ sự tham gia của hệ thần kinh
Hoạt động phản xạ là đặc trưng của hệ thần kinh. Các phản ứng của con người đều là kết quả hoạt động phản xạ của hệ thần kinh.
b. Cung phản xạ:
Khái niệm:
- Cung phản xạ là con đường mà xung động thần kinh truyền từ cơ quan cảm thụ qua thần kinh trung ương đến cơ quan phản ứng.
- Hưng phấn được nảy sinh từ cơ quan nhận cảm dưới các xung động thần kinh truyền đến thần kinh TW, thần kinh TW trả lời các kích thích.
Con đường mà hưng phấn đi qua trong một phản xạ gọi là cung phản xạ.
CUNG PHẢN XẠ
.











Kích thích
Các vùng não tiếp nhận kích thích, xử lý, ra lệnh
Giác quan tiếp nhận kích thích qua dây thần kinh (xung TK) truyền đến các vùng não
Dây thần kinh hướng tâm (Các xung thần kinh)
Cơ tuyến (Phản ứng cơ)
Dây thần kinh li tâm (Điều chỉnh)
Xung thần kinh điều khiển)
Liên hệ ngược để lại trong não hình ảnh
H3. Sơ đồ cung phản xạ theo P.K.Anôkhin
Cấu tạo cung phản xạ

Một cung phản xạ gồm 5 phần chức năng:
1- Cơ quan nhận cảm(cảm giác).
2- Đường dẫn truyền hướng tâm.
3- TW thần kinh.
4-Đường dẫn truyền ly tâm.
5-Cơ quan thực hiện phản ứng (vận động).
Một cung phản xạ thường gồm 3 tế bào thần kinh: Hướng tâm, trung gian, li tâm.
2-Vòng phản xạ.
- Sau khi trả lời các kích thích, từ cơ quan phản ứng sẽ có những xung động thần kinh chạy ngược về TW thần kinh (theo đường liên hệ ngược).
- Từ TW thần kinh có quá trình phân tích và đưa ra những mệnh lệnh mới bổ sung, điều chỉnh để cơ thể có phản ứng tiếp theo phù hợp đường đi của xung động thần kinh theo đường xoáy trôn ốc mở rộng mãi, nhờ đó cơ thể có một chuỗi những hoạt động kế tiếp nhau
Vòng phản xạ
(2)
- Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.
- Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập và rèn luyện.
Thế nào là phản xạ có điều kiện và
phản xạ không
điều kiện



V- PHẢN XẠ CÓ ĐiỀU KiỆN


1- Phản xạ không ĐK và phản xạ có ĐK
Nhưng phản xạ nào có được trong quá trình sông
Xác định phản xạ có điều kiện, phản xạ không điều kiện
1, 2
3, 4, 5
Những phản xạ nào tự nhiên sinh ra đã có?
Lấy thêm VD mỗi loại phản xạ
a. Phản xạ không điều kiện
- Là những phản xạ bẩm sinh được di truyền của cơ thể, chúng là thuộc tính vốn có của người và động vật. Phản xạ không điều kiện được hình thành trong quá trình phát triển trước và sau khi sinh.
Ở trẻ sơ sinh có 6 loại phản xạ không điều kiện:
- Phản xạ co giãn đồng tử
- Phản xạ mút, bú.
- Phản xạ ba bin xki: ngón chân cái uốn lên khi da bàn chân bị kích thích.
- Phản xạ rô bin xki: phản xạ nắm chăt bàn tay khi có một vật nào đó đặt vào lòng bàn tay
- Phản xạ định hướng.
- Phản xạ tự vệ
b. Phản xạ có điều kiện
- Phản xạ có điều kiện là một phản xạ mới được thành lập trong quá trình sống, dựa trên cơ sở một đường liên lạc thần kinh tạm thời giữa hai điểm hưng phấn trên vỏ não
- Phản xạ có điều kiện là một phương thức thích ứng linh hoạt của cơ thể với môi trường
Phân biệt
PHẢN XẠ CĐK và PHẢN XẠ KĐK

Phản xạ có điều kiện
- Phản xạ tự tạo, được hình thành trong đời sống cá thể, đăc trưng cho cá thể
- Không bền vững vì nó là phản ứng thích nghi với những nhân tố mới của môi trường sống
-Tác nhân kích thích có thể là bất kỳ, mọi thay đổi của môi trường đều có thể là tác nhân
- Bán cầu đại não thực hiện cung phản xạ
- Báo hiệu gián tiếp kích thích gây ra phản xạ, (tiếng nói, chữ viết)
Phản xạ không điều kiện:
- Phản xạ bẩm sinh di truyền, mang tính chất giống, loài
- Phản xạ rất bền vững từ đời này qua đời khác
- Tác nhân kích thích là tác nhân thích ứng
- Dưới vỏ não thực hiện cung phản xạ
- Báo hiệu trực tiếp gây ra phản xạ
2- SO SÁNH PHẢN XẠ KHÔNG ĐK VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐK



IV- PHẢN XẠ CÓ ĐiỀU KiỆN



   3- Cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện.
a-Thí nghiệm của Paplop

Cho chó ăn: con chó tiết nước bọt.
Bật đèn rồi cho ăn: con chó tiết nước bọt lặp lại nhiều lần  Bật đèn (chưa cho ăn) con chó tiết nước bọt (đây là phản xạ có điều kiện).
           b- Cơ chế:
Vùng thị giác ở thuỳ chẩm
Phản xạ định hướng với ánh đèn.
Hình thành phản xạ có điều kiện
Khi bật đèn, tín hiệu sáng qua mắt kích thích lên vùng thị giác ở thuỳ chẩm và chó cảm nhận được ánh sáng.
Tuyến nước bọt
Phản xạ tiết nước bọt đối với thức ăn.
Hình thành phản xạ có điều kiện
- Khi có thức ăn vào miệng, tín hiệu được truyền theo dây thần kinh đến trung khu điều khiển ở hành tuỷ hưng phấn, làm tiết nước bọt đồng thời trung khu ăn uống ở vỏ não cũng hưng phấn.
Vùng ăn uống ở vỏ não
Trung khu tiết nước bọt
Hình thành phản xạ có điều kiện
Bật đèn trước, rồi cho ăn. Lặp đi lặp lại quá trình này nhiều lần, khi đó cả vùng thị giác và vùng ăn uống đều hoạt động, đường liên hệ tạm thời đang được hình thành.
Bật đèn rồi cho ăn nhiều lần, ánh đèn sẽ trở thành tín hiệu của ăn uống.
Đang hình thành đường liên hệ tạm thời
Khi đường liên hệ tạm thời được hình thành thì phản xạ có điều kiện được thành lập.
Đường liên hệ tam thời đã được hoàn thành.
Phản xạ có điều kiện tiết nước bọt với ánh đèn đã được thiết lập.
Hình thành phản xạ có điều kiện
Tuyến nước bọt
Tuyến nước bọt
.











Đặc điểm của phản xạ có điều kiện
Phản xạ có điều kiện là phản xạ tự tạo
Cơ sở giải phẫu sinh lý của phản xạ có điều kiện là vỏ não và hoạt động bình thường của vỏ não.
Là quá trình thành lập đường liên hệ thần kinh tạm thời
Thành lập với kích thích bất kì, đặc biệt là tiếng nói.
Báo hiệu gián tiếp kích thích không điều kiện sẽ kích thích vào cơ thể.
Xuất hiện không thường xuyên, mà có lúc tạm thời, ngưng trệ hoặc bị kìm hãm không hoạt động. Hiện tượng đó được gọi là ức chế phản xạ có điều kiện.
C- Điều kiện thành lập phản xạ có điều kiện

- Phản xạ có điều kiện được xây dựng dựa trên một phản xạ không điều kiện.
Tác  nhân tín hiệu  đi trước tác nhân củng cố, tác nhận tín hiệu có cường độ nhỏ hơn tác nhân củng cố.
- Vỏ não nguyên vẹn, các bộ phận nhận cảm phải lành mạnh
- Tránh tác nhân phá rối
- Muốn phản xạ có điều kiện duy trì cần thường xuyên củng cố bằng tác nhân củng cố.
d. Phân loại phản xạ có điều kiện:

* Dựa vào phản xạ không điều kiện:
+ Phản xạ có điều kiện tiêu hoá.
+ Phản xạ có điều kiện tự vệ.
+ Phản xạ có điều kiện sinh dục ……..
Dựa vào điều kiện xuất hiện và tính chất của kích thích có điều kiện:
- Phản xạ có điều kiện tự nhiên
- Phản xạ có điều kiện nhân tạo
- Phản ứng có điều kiện cảm thụ ngoài và cảm thụ trong
- Phản xạ có điều kiện do tác nhân thời gian
- Phản xạ có điều kiện nhiều cấp.



IV- PHẢN XẠ CÓ ĐiỀU KiỆN


4- Sự hình thành phản xạ có điều kiện ở trẻ em
- Sau khi sinh 7- 9 ngày: những pxạ có điều kiện về ăn uống đầu tiên được hình thành
- Khi trẻ 2- 4 tháng: các pxạ có điều kiện được hình thành qua các cơ quan thụ cảm như thị giác, thinhgiác, vị giác, khứu giác...
- 6 tháng: có thể phân biệt chính xác kích thích cơ học, mùi vị, nhiệt độ
- Trẻ càng lớn sự hình thành pxạ có đkiện với tốc độ ngày càng nhanh, phong phú, bền vững hơn, pxạ có đkiện với tín hiệu thứ hai được hình thành vào tháng thứ 6

Trẻ càng lớn lời nói càng có ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành pxạ có đkiện, lời nói có thể thay thế tác nhân kích thich trực tiếp và xuất hiện pxạ bằng lời nói từ đơn giản -> phức tạp
Từ 1 tuổi trở đi pxạ có đkiện về phân biệt dược hình thành & phát triển: phân biệt màu sắc, hình dáng, kích thước...
Lời nói làm xuất hiện phản ứng này hoặc ức chế phản ứng khác ở trẻ
 Hoạt động thần kinh bao gồm hai quá trình đối lập và thống nhất nhau:
+ Quá trình hưng phấn gây ra phản xạ.
+ Quá trình ức chế kìm hãm phản xạ.
 Hoạt động bình thường của vỏ não được thực hiện nhờ sự tác động qua lại giữa hưng phấn và ức chế.



VI- HƯNG PHẤN VÀ ỨC CHẾ


1/ Hưng phấn và ức chế :
a. Hưng phấn:
  - Hưng phấn là trạng thái hoạt động của tế bào thần kinh.
  - Tế bào thần kinh ở trạng thái hưng phấn: tích cực đáp ứng với kích thích.
  - Tế bào thần kinh của võ não hưng phấn: tham gia xây dựng phản xạ có điều kiện.

b. Ức chế:
   - Ức chế là một trạng thái hoạt động của tế bào thần kinh.
   - Tế bào thần kinh ở trạng thái ức chế: tạm thời mất hoặc giảm khả năng đáp ứng kích thích.
   - Tế bào thần kinh võ não ức chế: giảm hoặc xoá bỏ những phản xạ đã được hình thành  Làm thay đổi phản ứng của cơ thể phù hợp với  điều kiện  biến đổi của môi trường.

c-Mối quan hệ giữa hưng phấn & ức chế.

Hưng phấn & ức chế là 2 quá trình cơ bản của hoạt động thần kinh cấp cao. Hai quá trình này đối lập nhau nhưng liên quan phối hợp với nhau trong quá trình hoạt động trong đó:
- Ở giai đoạn hưng phấn diễn ra sự phân giải các chất đã được tích luỹ trong các tế bào.
- Ở giai đoạn ức chế khôi phục các chất đó, ức chế để bảo vệ các tế bào khỏi cạn kiệt các chất dự trữ cần thiết cho sự sống.
Do đó hưng phấn & ức chế là sự biểu hiện của một quá trình thần kinh thống nhất.













Quy luật hoạt động thần kinh cấp cao
Quy luật hoạt động theo hệ thống
Quy luật lan tỏa và tập trung
Quy luật phụ thuộc vào cường độ kích thích
Quy luật cảm ứng qua lại
Cảm ứng qua lại đồng thời
Cảm ứng qua lại tiếp diễn
Cảm ứng qua lại dương tính
Cảm ứng qua lại âm tính
2- Quy luật
    Khuếch tán và tập trung

   - Mỗi kích thích tác động vào cơ thể đều có điểm đại diện trên vỏ não xuất hiện một điểm hưng phấn hoặc ức chế.
   - Khi hưng phấn hoặc ức chế xuất hiện tại một điểm trên vỏ não không tồn tại một cách cố định lan toả ra xung quanh điểm xuất phát  thu trở về điểm xuất phát  sau cùng sẽ lặn mất.
Quá trình toả ra: Khuếch tán.
Quá trình thu trở về: Tập trung.
   
Cường độ kích thích 
      - Cường độ hưng phấn hoặc ức chế mạnh hay yếu sẽ làm cho quá trình khuếch tán nhanh hay chậm.
    - Khi có 2 điểm hưng phấn gần nhau thì điểm hưng phấn yếu hơn bị hút về điểm hưng phấn mạnh.
                   
    Hiện tượng cảm ứng:
         * Hiện tượng cảm ứng trong không gian : khi hưng phấn (hoặc ức chế) xuất hiện tại một điểm trên vỏ não, ở các điểm quanh đó đều xuất hiện quá trình ức chế (hoặc hưng phấn).
       * Hiện tượng cảm ứng trong thời gian: khi hưng phấn (hoặc ức chế) xuất hiện tại một điểm, ngay sau khi hưng phấn (hoặc ức chế) kết thúc thì ức chế (hoặc hưng phấn) sẽ xuất hiện.
    - Ức chế gây hưng phấn  hiện tượng cảm ứng dương tính.
     - Hưng phấn gây ức chế  hiện tượng cảm ứng âm tính.
 


VII- HỆ THỐNG TÍN HiỆU THỨ HAI

1- Tín hiệu và hệ thống tín hiệu.
Tín hiệu là gì? Tín hiệu là một kích thích nào đó đại diện cho một kích thích khác gây ra một phản ứng nào đó của cơ thể -> tín hiệu
VD: khi cho chó ăn ta bật đèn, ánh đèn đại diện cho thức ăn -
b- Hệ thống tín hiệu
Hệ thông tín hiệu thứ nhất :
Những tín hiệu cụ thể đó là những sự vật, hiện tượng cụ thể trực tiếp: ánh sáng, nhiệt độ, màu sắc. Hệ thống này chung cho cả người và động vật
Hệ thống tín hiệu thứ hai:
Đó là tín hiệu ngôn ngư (tiếng nói và chữ viết). Đó là những kích thích có tính chất gián tiếp, khái quát: dùng tiếng nói và chữ viết để tác động. Hệ thông tín hiệu này chỉ có ở con người

2- Bản chất và đặc điểm của HTTH thứ hai.

Hệ thống tín hiệu thứ hai là đặc trưng của con người, vì não người có khả năg đặc biệt hiểu tiếng nói và chữ viết
- Hệ tín hiệu hai thay thế cho hệ tín hiệu thứ nhất. Nó là một kích thích có điều kiện như mọi kích thích có điều kiện khác,  có thể dùng nó để thành lập phản xạ có diêu kiện
- So với hệ tín hiệu thứ nhất thì hệ tín hiệu thứ hai có đặc điểm nổi bật đó là có khả năng trừu tượng, khái quát hoá sự vật hiện tượng. Vì vậy hệ thống tín hiệu hai là cơ sở sinh lý tư duy ở con người
3- Mối quan hệ giữa hai hệ thống tín hiệu
- Ở con người 2 hệ thống tín hiệu liên quan chặt chẽ với nhau, thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau trong đó hệ tín hiệu hai chiếm ưu thế hơn
- Hệ tín hiệu hai được xây dựng trên cơ sở hệ TH1 và nó có ảnh hưởng ngược trở lại hệ TH1 (trực tiếp nhận biết svht, về sau không còn svht trực tiếp trước mắt nhưng nghe nói đến là nhận biết được svht đó)
- Sự nhận thức đầy đủ hiện thực khách quan chỉ có được khi có sự tác động qua lại giữa hai hệ thống tín hiệu, Ví vậy trong việc giáo dục trẻ cần kết hợp lời nói với biểu tượng trực quan (hình ảnh trực tiếp)
4- Sự hình thành HTTH thứ hai ở trẻ.
- 6 tháng trẻ bập bẹ phát âm
- 1 tuổi trẻ nói được một vài từ
- Từ 1,5 tuổi dưới sự hỗ trợ của người lớn trẻ bắt đầu giao tiếp với những người xung quanh bằng ngôn ngữ, tuy nhiên trẻ còn phát âm chưa đúng từng tiếng.
- Khi 3 tuổi vốn từ phong phú, có thể đạt > 1000 từ, phát âm chính xác hơn.
 người lớn cần làm phong phú thêm từ vựng cho trẻ, theo dõi sự phát âm để kịp thời uốn nắn trẻ, đồng thời giúp trẻ lĩnh hội hệ thống ngữ pháp một cách đầy đủ hơn
4- Sự hình thành HTTH thứ hai ở trẻ.
Năm thứ 4: ngôn ngữ của trẻ phong phú hơn bởi những từ mới, do đó các khái niệm được trẻ lĩnh hội cũng tăng lên cho nên trẻ nói đúng ngữ pháp hơn.Vì vậy người lớn cần cung cấp thêm từ mới cho trẻ.
Từ 5- 7 tuổi, sự thành lập ngôn ngữ cơ bản đã kết thúc. Tư duy của trẻ ở thời kỳ này là tư duy hình tượng, tư duy cụ thể, tư duy trừu tượng đươc hình thành dần dần


VIII- GIẤC NGỦ CỦA TRẺ

1/ Bản chất sinh lý của giấc ngủ:
-Ngủ là một nhu cầu căn bản của cơ thể, là một đòi hỏi sinh lý không thể thiếu được của cơ thể.
- Bản chất sinh lý của giấc ngủ là một quá trình ức chế lan khắp vỏ não và lan xuống các phần dưới vỏ não.
- Giác ngủ xuất hiện sau một đợt thức kéo dài và là kết quả của hiện tượng mệt mỏi tự nhiên.
- Giấc ngủ là một hiện tượng ức chế mang tính chất phòng chống hay bảo vệ TBTK trên vỏ não.  Sau giấc ngủ khả năng làm việc của TBTK được phục hồi và nâng lên rõ rệt.
2- Vệ sinh, chăm sóc giâc ngủ của trẻ
a- Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ.
Đối với trẻ giấc ngủ rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, khi được ngủ đầy đủ trẻ sẽ khoẻ mạh, vui tươi, hoạt bát nhanh nhẹn. Nếu thiếu ngủ kéo dài làm cho trẻ mệt mỏi, kém hoạt động và dễ bị bệnh, trí tụê kém phát triển.
b- Giấc ngủ của trẻ.
- Trẻ sơ sinh: ngủ không có chu kỳ, ngủ nhiều (20- 22 giờ/ ngày),trẻ ngủ không yên , giấc ngủ không sâu, thời gian thức ngắn
- Càng lớn thời gian thức kéo dài, giấc ngủ trở nên nhịp điệu hơn, vì thế việc tổ chức giấc theo chế độ cho trẻ có thể tiến hành vào cuối tháng thứ nhất, đầu tháng thứ hai
c- Tổ chức giấc ngủ cho trẻ
Để trẻ có giấc ngủ tốt cần đảm bảo cho trẻ ngủ đủ thời gian và thực hiện những điều cần thiết cho lúc ngủ.
Thời gian ngủ của trẻ: thời gian ngủ không phân bố đồng đều ở các lứa tuổi. Trẻ càng nhỏ thời gian ngủ càng nhiều giấc ngủ ngắn.
- Trẻ sơ sinh: 20- 21 giờ/ ngày
- Trẻ >6 tháng: 14 giờ / ngày. Trẻ > 12 tháng 13 giờ / ngày; 3- 4 tuổi 12giờ / ngày; 5- 7 tuổi 11 giờ /ngày; > 10 tuổi 10 giờ / ngày.
Thời gian ngủ ở trường mầm non như sau:
6- 12 tháng : 4- 5 giờ
12- 16 tháng : 4 giờ
18- 36 tháng : 3 giờ
3- 4 tuổi : 3 giờ
5- 6 tuổi : 2g 30- 3 giờ
Tổ chức giấc ngủ cho trẻ.
Tổ chức giấc ngủ theo chế độ khi trẻ được 1 tháng (thói quen ngủ giờ giấc)
Đảm bảo cho trẻ ngủ đủ thời gian và ngủ sâu.
Tạo môi trường yên tĩnh cho trẻ ngủ. Nơi ngủ thoáng mát, sạch sẽ, tư thế ngủ thoải mái, tránh các kích thích ảnh hưởng đến giấc ngủ như: không cho trẻ ăn quá no, ăn uống các chất kích thích, căng thẳng về thần kinh.


IX- CÁC LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG TK

1/ Các kiểu thần kinh
a- Cơ sở khoa học của sự phân chia các kiểu TK
Hypocrat (danh y Hy lạp): căn cứ vào biểu hiện bên ngoài( đặc tính, thái độ của mỗi người trước sự vật hiện tượng mà chia thần kinh thành 4 kiểu:
HĂNG HÁI- BÌNH THẢN- NÓNG NẢY- ÂU SẦU.
PapLop: dựa vào bản chất của hoạt động thần kinh (cường độ, tính cân bằng linh hoạt) mà chia thân kinh thành 4 kiểu hoạt động .
+ Kiểu mạnh- cân bằng- linh hoạt.
+ Kiểu mạnh- cân bằng nhưng không linh hoạt
+ Kiểu mạnh nhưng không cân bằng
+ Kiểu yếu.
b - Các kiểu thần kinh.
* Kiểu mạnh- cân bằng – linh hoạt:
là kiểu TK có quá trình hưng phấn và ức chế đều mạnh, cân bằng, chuyển hoá linh hoạt. Đây là kiểu TK đáp ứng hoàn hảo kích thích của môi trường, là loại TK tốt, nhanh nhẹn, thông minh, làm việc đến nơi đến chốn. Những người có kiểu TK này thường có nhiều nghị lực, sẵn sàng vượt khó khăn, tự chủ, hăng hái, dễ lạc quan nhưng cũng dễ bi quan khi gặp thất bại.
Kiểu mạnh cân bằng nhưng không linh hoạt (bình thản):
Đây là kiểu thần kinh có quá trình hưng phấn & ức chế đ ều mạnh, cân bằng nhưng quá trình chuyển đổi từ hưng phấn sang ức chế diễn ra chậm chạp. Người có kiểu thần kinh này thường điềm đạm, bình tỉnh, chính chắn, có nhiều nghị lực, ít nổi nóng nhưng lâu nguôi giận, bảo thủ khó chuyển biến.
Kiểu mạnh không cân bằng (nóng nảy):
là kiểu TK có quá trình HP & ƯC đều mạnh nhưng không cân bằng, hưng phấn chiếm ưu thế hơn. Người có kiểu TK này thường nhiệt tình, hăng hái nhưng không điều độ, dễ nổi nóng, nhanh nguôi giận, dễ thành lập phản xạ có ĐK nhưng xoá phản xạ cũ khó khăn
Kiểu thần kinh yếu (âu sầu):
là kiểu TK có quá trình HP & ƯC đều yếu, ức chế chiếm ưu thế hơn. Người có kiểu TK này thường không chịu đựng dược những kích thích mạnh kéo dài, khó thành lập phản xạ có ĐK, thường có tâmt lýan phận thủ thường.
2- Các kiểu thần kinh ở trẻ em.
Dựa trên cơ sở những đặc điễm phát triển của hoạt động thần kinh ở trẻ em người ta căn cứ vào mối tương quan giữa hưng phấn vỏ não và dưới vỏ não để chia các kiểu thần kinh của trẻ như sau:
* Kiểu cân bằng (trung ương):
là quá trình thần kinh ở vỏ não và dưới vỏ não cân bằng. Trẻ có kiểu TK này thường nhanh nhẹn, hoạt bát, tiếp thu nhanh sự giáo dục, trẻ thường tỏ ra hăng hái, linh hoạt trong mọi hoạt động, trẻ biết kiềm chế, có tố chất thông minh
Kiểu vỏ não:
Là quá trình thần kinh ở vỏ não chiếm ưu thế hơn dưới vỏ não. Trẻ có kiểu TK này thường hăng hái, nhanh nhẹn, tiêp thu nhanh nhưng kiềm chế yếu, trẻ thường nghịch ngợm, dễ phát khùng, thiếu kỹ kuật khó bảo, thường hay gây gổ với bạn bè.
Kiểu dưới vỏ não:
Quá trình thần kinh dưới vỏ não chiếm ưu thế. Trẻ có kiểu TK này thường chậm chạp nhưng tỷ mỹ, cẩn thận (ngoan ngoãn, hiền lành, rụt re).
Kiểu hưng phấn thấp:
Hưng phấn ở vỏ não và dưới vỏ não đều thấp. Trẻ có kiểu thần kinh này thường yế ớt, không thích hoạt động.


3- Việc giáo dục trẻ có các
kiểu thần kinh khác nhau.
Tại sao cần có biện pháp giáo dục khác nhau?
Mỗi kiểu thần kinh đều có ưu nhược điễm, mỗi trẻ có một loại thần kinh khác nhau. Giáo dục không nhằm thay đổi các kiểu thần kinh vốn có của trẻ vấn đề cơ bản của GD là giúp trẻ phát huy những ưu điểm và hạn chế nhược điểm của kiểu thần kinh đó.
GD trẻ có các kiểu thần kinh khác nhau:
Đối với trẻ có kiểu thần kinh yếu: cần tăng cường cho trẻ hoạt động, dộng viên khuyến khích trẻ tham gia mọi hoạt động.
Đôi với trẻ có quá trình TK không linh hoạt : cần giáo dục trẻ về tốc độ phản ứng nhanh nhạy, mạnh dạn
Đối vói trẻ có kiểu TK kiềm chế yếu : cần rèn luyện tính kiên trì & tự kiềm chế thông qua các hoạt động
Đối với trẻ có kiểu TK cân bằng : cần phát huy tính sáng tạo ở trẻ bằng cách đưa ra yêu cầu cao hơn


X- CHĂM SÓC HỆ THẦN KINH TRẺ EM.

1 - Tổ chức cuộc sống hàng ngày của trẻ một cách hợp lý trên cơ sở hiểu biết đặc điểm hoạt động TK cấp cao từng lứa tuổi
2 - Không nên bắt trẻ tập trung chú ý cao độ trong khoảng thời gian dài vì hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện về cấu tạo và chức năng  khả năng chú ý tích cực, khả năng làm việc trí óc tương đối ngắn


IX- CHĂM SÓC HỆ THẦN KINH TRẺ EM.


3 - Cần xen kẽ giữa hoạt động và nghĩ ngơi (nghĩ ngơi lâu hơn) để phục hồi khả năng làm việc của trí óc
4 - Tổ chức tốt giấc ngủ cho trẻ nhất là về ban ngày
5 - Cần gây sự hứng thú cho trẻ trong các hoạt động để tăng cường chú ý tích cực ở trẻ.

THÂN ÁI CHÀO TẠM BIỆT

CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
[email protected]
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thân Thị Diệp Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)