Chương II. §1. Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn

Chia sẻ bởi Lê Ánh Dương | Ngày 22/10/2018 | 65

Chia sẻ tài liệu: Chương II. §1. Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn thuộc Hình học 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI LĂNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HẢI VĨNH
Chương II : Gồm 4 chủ đề chính :
Sự xác định đường tròn và các tính chất của đường tròn .
2 . Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
3. Vị trí tương đối của hai đường tròn .
4 . Quan hệ giữa đường tròn và tam giác .

I . Nhắc lại về đường tròn :
Định nghĩa : Đường tròn tâm O bán kính R (với R > 0 ) là hình gồm các điểm cách điểm O một khoảng bằng R. Kí hiệu (O; R) hay (O)
* Vị trí tương đối của một điểm với đường tròn
Điểm M nằm ngoài đường tròn (O; R)  OM > R Điểm M nằm trên đường tròn (O; R)  OM = R Điểm M nằm trong đường tròn (O; R)  OM < R
I . Nhắc lại về đường tròn :
?1 : Quan sát hình vẽ . Điểm H bên ngoài đường tròn (O), điểm K nằm bên trong đường tròn (O) . Hãy so sánh góc OKH và góc OHK ?
Bài giải : Điểm H nằm ngoài đường tròn (O) suy ra OH > R . Điểm K nằm trong đường tròn (O), suy ra OK < R . Từ đó suy ra OH > OK . Trong tam giác ABC có OH > OK nên OKH > OHK
II. Cách xác định đường tròn
?2 : Cho hai điểm A và B . a) Hãy vẽ một đường tròn đi qua hai điểm đó . b) Có bao nhiêu đường tròn như vậy ? Tâm của chúng nằm trên đường nào ?
Đáp án : Có vô số đường tròn đi qua hai điểm A và B . Tâm của các đường tròn nằm trên đường trung trực của AB vì có OA = OB
II. Cách xác định đường tròn
?3 . Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng . Hãy vẽ đường tròn đi qua ba điểm đó .
Qua ba điểm không thẳng hàng, ta vẽ được một và chỉ một đường tròn
Chú ý : Không vẽ được đường tròn nào đi qua ba điểm thẳng hàng
II. Cách xác định đường tròn
Hãy nối mỗi ô ở cột trái với mỗi ô ở cột phải để được khẳng định đúng
Đáp án : (1) – (5) (2) – (7) (3) – (4)

III . Tâm đối xứng
?4 . Cho đường tròn (O), A là một điểm bất kì thuộc đường tròn . Vẽ A’ đối xứng với A qua điểm O . Chứng minh rằng điểm A’ cũng thuộc đường tròn (O)
Chứng minh :
Ta có OA = OA’ mà OA = R nên OA’ = R, suy ra A’  (O)
Đường tròn là hình có tâm đối xứng . Tâm của đường tròn là tâm đối xứng của đường tròn đó
IV . Trục đối xứng
?5 . Cho đường tròn (O), AB là một đường kính bất kì và C là một điểm thuộc đường tròn . Vẽ C’ đối xứng với C qua điểm AB . Chứng minh rằng điểm C’ cũng thuộc đường tròn (O)
Đường tròn là hình có trục đối xứng . Bất kì đường kính nào cũng là trục đối xứng của đường tròn .
Chứng minh : Ta có đối xứng nhau qua AB nên AB là đường trung trực của CC’, có O thuộc AB. Suy ra OC’ = OC = R. Vậy C’  (O; R)
I . Định nghĩa đường tròn II. Cách xác định đường tròn III . Tâm đối xứng IV . Trục đối xứng
Củng cố : Những kiến thức cần ghi nhớ của giờ học là gì ?
Bài tập : Cho tam giác ABC vuông tại A đường trung tuyến AM; AB = 6cm, AC = 8cm . a) Chứng minh rằng các điểm A, B, C cùng thuộc một đường tròn tâm M b) Trên tia đối của tia MA lấy các điểm D, E, F sao cho MD = 4cm, ME = 6cm, MF = 5cm . Hãy xác định vị trí của mỗi điểm D, E, F với đường tròn M
a) ABC vuông tại A, có AB = 6cm; AC = 8cm, AM là trung tuyến nên AM = BC = MC . Vậy A, B, C  (M).
b) Theo Đlí pitago ta có :BC2 = AB2 + AC2 = 62 + 82 = 100, suy ra BC = 10 nên AM = 5 . Do : MD = 4cm nên MD < MA suy ra D nằm trong đường tròn (M). MF = 5cm nên ME = MA, suy ra F nằm trên đường tròn (M). ME = 6cm nên ME > MA, suy ra E nằm trên đường tròn (M).
Dặn dò :
- Về nhà học thuộc bài củ , làm số bài tập còn lại . Chuẩn bị tốt tết sau luyện tập .



* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Ánh Dương
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)