Chương II. §1. Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn

Chia sẻ bởi Lê Trọng Hieu | Ngày 22/10/2018 | 50

Chia sẻ tài liệu: Chương II. §1. Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn thuộc Hình học 9

Nội dung tài liệu:

Thứ bảy, ngày 03/11/2007
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ


I- Giới thiệu chương II

Chủ đề 1: Sự xác định đường tròn và các tính chất của đường tròn
Chủ đề 2: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
Chủ đề 3: Vị trí tương đối của hai đ.tròn
Chủ đề 4: Quan hệ giữa đ.tròn và tam giác
Gồm 4 chủ đề lớn, học trong 15 tiết
II- Bài mới: Tiết 20 + 21
SỰ XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG TRÒN. TÍNH CHẤT ĐỐI XỨNG CỦA ĐƯỜNG TRÒN
Đặt mũi compa ở vị trí nào thì có thể vẽ được đường tròn đi qua 3 điểm A, B, C không thẳng hàng? Có mấy đường tròn như thế?
1/ Nhắc lại về đường tròn:
+ Nêu định nghĩa đường tròn tâm O, bán kính R đã học ở lớp 6?
+ Em hiểu như thế nào cụm từ “Các điểm”?Có thể phát biểu dưới dạng tập hợp điểm được không?
Minh hoa
+ Ghi định nghĩa (SGK), kí hiệu (O;R) hoặc (O)
Hãy quan sát các hình a) b) c) sau đây:
Nêu nhận xét về vị trí của điểm M đối với đường tròn
(O;R), so sánh độ dài OM với R trong từng trường hợp?
Hình (a)
Hình (b)
Hình (c)
Kết luận:
OM = R  M nằm trên đường tròn hay M  (O;R)
OM > R  M nằm ngoài đường tròn (O;R)
OM < R  M nằm trong đường tròn (O;R)
Đây chính là dấu hiệu để chứng minh điểm thuộc hay không thuộc một đường tròn cho trước.
Khái niệm đường tròn và hình tròn có giống nhau không?
đường tròn
hình tròn
Hoạt động nhóm 2 em ?1 trong SGK
sau 2 phút trả lời
Gợi ý: OH > r và OK < r nên OH > OK

Hình 53 SGK
2/ Cách xác định đường tròn
Một đường tròn được xác định khi nào?
+ Biết tâm và bán kính
+ Hoặc: biết một đoạn thẳng
là đường kính của nó
Yêu cầu hoạt động ?2 khoảng 3 phút, rồi trả lời
Khẳng định:
Nếu biết 1 điểm hoặc 2 điểm ta chưa thể
xác định được duy nhất một đường tròn.
Cho 3 điểm A,B,C không thẳng hàng. Điểm cách đều A, B, C nằm ở đâu?
Vậy qua mấy điểm thì xác định được duy nhất một đường tròn?

Yêu cầu làm ?3 SGK, vẽ vào vở

Minh họa ?3
A
B
C
O
Ghi vào vở kết luận: SGK
Ghi thêm: Đường tròn đi qua 3 đỉnh của một tam giác gọi là đ.tròn ngoại tiếp tam giác hay tam giác nội tiếp đ.tròn. Tâm của đ.tròn đó là giao điểm ba đường trung trực của tam giác.

+ Ngoài đường tròn (O) đi qua 3 điểm A,B,C còn đường tròn nào khác không?

+ Nếu A, B, C thẳng hàng thì có thể vẽ được đ.tròn đồng thời đi qua 3 điểm đó không?
+ Yêu cầu xem chú ý và điều giải thích trong SGK
+ Qua đó Em có khẳng định điều gì về sự xác định duy nhất một đường tròn?


Qua tiết 1 này chúng ta cần nắm được điều gì?
Định nghĩa đ.tròn, kí hiệu, điều kiện cần và đủ để một điểm thuộc hay không thuộc đ.tròn.
Cách xác định một đ.tròn và biết dựng một đ.tròn đi qua 3 điểm không thẳng hàng.
Khái niệm đ.tròn ngoại tiếp tam giác và tam giác nội tiếp đ.tròn.

III- Củng cố & luyện tập:
Trả lời nhanh bài tập trắc nghiệm sau:
Nối mỗi số ở cột bên trái với một chữ
ở cột bên phải để được khẳng định đúng
Kết quả đúng như sau: 1b ; 2c ; 3a
3) Nếu tam giác có góc tù
O
2) Nếu tam giác có góc vuông
1) Nếu tam giác có ba góc nhọn
Bài tập: HS hoạt động nhóm
Gợi ý: A, B, C cách đều điểm M
Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB = 6 ; AC = 8. Đường trung
tuyến AM.
a) Chứng minh các điểm A, B, C thuộc đ.tròn tâm M (Hay: Chứng minh M là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC)
b) Trên tia đối của tia MA lấy các điểm D, E, F sao cho MD = 4;
ME = 6; MF = 5. Hãy nêu vị trí của mỗi điểm D,E,F đối với đ.tròn (M) nói trên
Gợi ý câu b
IV- Bài tập về nhà:
1;3;4 SGK
Dặn dò:
- Chuẩn bị một tấm bìa hình tròn
- Xem trước BTập 5; 6 SGK và tìm thêm một số biển báo giao thông có liên quan như BT 6.
Giờ học kết thúc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Trọng Hieu
Dung lượng: | Lượt tài: 7
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)