Chương II. §1. Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn

Chia sẻ bởi Đặng Thanh Thắng | Ngày 22/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: Chương II. §1. Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn thuộc Hình học 9

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN
HÌNH HỌC
LỚP 9
CHƯƠNG II : ĐƯỜNG TRÒN
t1.Söï xaùc ñònh ñöôøng troøn.
Tính chất đối xứng
của đường tròn
TUẦN 9 TIẾT 18
1. Nhắc lại về đường tròn
2. Cách xác định đường tròn
3. Tâm đối xứng
4.Trục đối xứng
1. Nhắc lại về đường tròn:
?
R
R
R
R
R
Định nghĩa đường tròn tâm O bán kính R
Có mấy cách kí hiệu đường tròn? Đó là những cách nào?
?Đường tròn tâm O bán kính R được kí hiệu là�(O;R) hoặc (O) khi không cần chú ý đến bán kính
Khi nào ta nói điểm M thuộc đường tròn tâm O? Kí hiệu? Điểm O có thuộc đường tròn tâm O không?
?M ?(O) ? OM = R . Điểm O ? (O)
Khi nào ta nói điểm M nằm bên trong (hay nằm trong,ở trong) đường tròn (O;R)?
?Điểm M nằm bên trong (hay nằm trong,ở trong) đường tròn (O;R) khi và chỉ khi OM < R
Khi nào điểm M nằm bên ngoài (hay nằm ngoài,ở ngoài) đường tròn (O;R)?
?Điểm M nằm bên ngoài (hay nằm ngoài,ở ngoài) đường tròn (O;R) khi và chỉ khi OM > R
O
Bài tập 1 trang 99 SGK
Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 12cm, BC = 5cm. Chứng minh bốn điểm A,B,C,D thuộc cùng một đường tròn. Tính bán kính của đường tròn đó
Giải:
Gọi O là giao điểm của 2 đường chéo AC và BD
Ta có : OA = OB = OC = OD
=>A,B,C,D cùng thuộc 1 đường tròn (O;OA)
?ABC vuông tại B có:
AC2 = AB2 + BC2 (Pytago)
= 122 + 52 = 144+25=169
AC = 13cm
Bán kính của đường tròn là:
AC:2 = 13:2 = 6,5 cm
O
?
K
O
H
?1
Giải:
Ta có : OK < R (K nằm trong đường tròn)
OH > R (H nằmngoài đường tròn)
=> OK < OH
2. Cách xác định đường tròn:
?
?
?
?
Hãy vẽ 1 đường tròn đi qua 2 điểm A và B?
Có bao nhiêu đường tròn như vậy? Tâm của chúng nằm trên đường nào?
?2
Cho 2 điểm A và B
Có vô số đường tròn đi qua 2 điểm A và B.
Tâm của chúng nằm trên đường
trung trực của đoạn thẳng AB
?
Cho ba điểm A,B,C không thẳng hàng. Hãy vẽ đường tròn đi qua ba điểm đó. Nêu cách vẽ
?3
Qua ba điểm không thẳng hàng, ta vẽ được một và chỉ một đường tròn
Ta có thể vẽ được mấy đường tròn?
Có thể vẽ được mấy đường tròn qua
ba điểm thẳng hàng?
Chú ý: Không vẽ được đường tròn nào đi qua ba điểm thẳng hàng
Đường tròn đi qua ba đỉnh của tam giác gọi làgì? Khi đó tam giác được gọi là gì?
Đường tròn đi qua ba đỉnh của tam giác gọi là đường tròn ngoại tiếp tam giác.Khi đó tam giác được gọi tam giác nội tiếp đường tròn
Bài tập 2 trang 100 SGK:
Hãy nối mỗi ô ở cột trái với 1 ô ở cột phải để được khẳng định đúng:
(4) thì tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác đó nằm bên ngoài tam giác
(5) thì tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác đó nằm bên trong tam giác
(6) thì tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác đó là trung điểm của cạnh lớn nhất
(7) thì tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác đó là trung điểm của cạnh nhỏ nhất
Nếu tam giác có 3 góc nhọn thì tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác đó nằm bên trong tam giác
Nếu tam giác có 1 góc vuông thì tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác đó là trung điểm của cạnh lớn nhất
Nếu tam giác có góc tù thì tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác đó nằm bên ngoài tam giác
3. Tâm đối xứng:
?4
Cho đường tròn (O;R). A là một điểm bất kỳ thuộc đường tròn. Vẽ A` đối xứng với A qua O.
Chứng minh A`?(O)
Khi nào điểm O gọi là tâm đối xứng của hình H ?
Đường tròn là hình có tâm đối xứng. Tâm của đường tròn là tâm đối xứng của đường tròn đó
Giải:
Ta có : OA = OA`(A` đối xứng A qua O)
Mà OA = R ( A ?(O))
Nên OA` = R => A` ? (O)
4.Trục đối xứng:
?
C
C`
O
?5
Cho đường tròn (O;R),AB là 1 đường kính bất kỳ và C là 1 điểm thuộc đường tròn. Vẽ C` đối xứng với C qua AB. Chứng minh C`?(O)
Giải:
Ta có : AB là trung trực của CC`(C` đối xứng với C qua AB)
=> OC = OC`(O là tâm đường tròn đường kính AB nên O ?AB)
Mà OC = R ( C ? (O))
=> OC`= R => C` ?(O)
Đường tròn là hình có trục đối xứng. Bất kỳ đường kính nào cũng là trục đối xứng của đường tròn
Bài tập 5 trang 100 SGK:
Đố . Một tấm bìa hình tròn không có dấu vết của tâm. Hãy tìm lại tâm của hình tròn đó
?
DẶN DÒ:
_Làm Bài Tập 3 và Bài Tập 4 trang 100 SGK
_Học thuộc cả bài
_Làm các biển báo giao thông khác có tính chất tương tự với các biển có trong Bài Tập 6 trang 100 SGK
_Làm 7 mảnh bìa ghi nội dung của Bài Tập 7 trang 101 SGK
CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ
đã tham dự buổi học ngày hôm nay
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thanh Thắng
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)