Chương I văn minh Ai Cập cổ đại

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Vân Mai | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: chương I văn minh Ai Cập cổ đại thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

MÔN LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GiỚI
Thời lượng: 45 tiết.
Đối tượng: SV Cao đẳng hệ chính quy
Giảng viên: Hoàng Thị Vân Mai.
Trường: CĐ VHNT & DL Yên Bái
PHẦN I - VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY THỜI CỔ TRUNG ĐẠI.


A. VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG
Quan sát các hình ảnh dưới đây


CHÚNG TA ĐANG ĐỀ CẬP ĐẾN NỀN VĂN MINH NÀO TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI ?




CHƯƠNG I: VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI

MỤC TIÊU
1. Những điều kiện hình thành nền văn minh
2. Các thời kỳ phát triển của lịch sử.
3. Những thành tựu văn minh.
I. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH NỀN VĂN MINH
1. Điều kiện tự nhiên :
- Vị trí địa lý:
Đông bắc Châu Phi.
Dọc theo hạ lưu sông Nin.
Khí hậu: mang tính sa mạc,
Đất đai: 90%sa mạc, 10%
đất trồng trọt
Tài nguyên thiên nhiên: Dầu mỏ, khí đốt
Địa hình: hai miền rõ rệt: Thượng và Hạ Ai Cập
:
Dài 6700 km còn gọi là Nin Trắng, Nin xanh.
“Ai cập là tặng phẩm của sông Nin”
Dân cư

Ngày nay chủ yếu là người Arập.
Thời cổ đại: Libi, da đen, Xêmit.
Kinh tế
Nông nghiệp: chủ đạo (cây lương thực và cây đay)
Nền kinh tế tự cấp, tự túc.
Thủ công nghiệp: tương đối phát triển(rèn đúc kim loại).
Thương nghiệp:
II. CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ
1. Thời kỳ Tảo Vương Quốc (3200-3000TCN)
2. Thời kỳ Cổ Vương Quốc (3000-2200TCN)
3. Thời kỳ Trung vương quốc (2200-1570 TCN).
4. Thời Tân Vương quốc (1570-1100TCN).
5. Ai Cập từ thế kỷ X-I TCN.
III. NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU
CỦA VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI
Chữ viết: Khoảng hơn 3000 năm TCN, người Ai Cập cổ đại đã sáng tạo ra chữ tượng hình. Để diễn tả những khái niệm trừu tượng thì họ mượn ý.
Sau này người Ai Cập cổ đại đã hình thành ra hệ thống 24 chữ cái.
Vào thiên niên kỉ II TCN, người Híchxốt đã học cách viết của người Ai Cập để ghi lại các ngôn ngữ của mình. Về sau này, loại chữ viết ấy lại ít nhiều ảnh hưởng tới người Phênixi và người Phênixi đã sáng tạo ra vần chữ cái A , B.
Những chữ tượng hình của người Ai Cập được khắc trên đá, viết trên da, nhưng nhiều nhất là được viết trên vỏ cây sậy papyrus
Ch? tu?ng hình Ai C?p

C�y Papyrus
Gi?y papyrus
Champollion
Tấm bia Rosetta


2. Văn học (Giáo trình)
3. Tôn giáo:


- Đa thần giáo. Ban đầu, mỗi vùng thờ mỗi vị thần riêng của mình, chủ yếu là những vị thần tự nhiên.
- Đến thời kì thống nhất quốc gia, bên cạnh những vị thần riêng của mỗi địa phương còn có các vị thần chung như thần Mặt trời (Ra), thần sông Nin (Osiris ).
- Người Ai Cập cổ tin rằng con người có hai phần : hồn và xác. Coi trọng thờ người chết.
Kĩ thuật ướp xác vì vậy cũng rất phát triển.
- Thờ các loài động vật: Chó sói, cá sấu, bò mộng Apix, nhân sư.



Bức tranh miêu tả thuật ướp xác


Mẹ PharaohRamesses II
4. Nghệ thuật
4.1. Kiến trúc: đạt đến trình độ cao. Đặc biệt nhất là Kim tự tháp:
Chức năng: Là nơi chôn cất của các vua Ai cập (Pharaon). Thể hiện quyền lực của các vị vua.
Lịch sử xây dựng:
- Xây dựng từ thời Cổ vương quốc, nhiều nhất vào thời vương triều IV.
Hiện nay đã phát hiện khoảng 70 Kim tự tháp lớn nhỏ khác nhau trong đó có 3 Kim tự tháp nổi tiếng nằm ở gần thủ đô Cairo.
Lớn nhất là Kim tự tháp Kêôp ( Kheops ) cao tới 146m, đáy hinh vuông , mỗi cạnh dài 230m.

Quần thể Kim tự tháp Kêốp
Xây dựng vào năm 2.600 trước Công Nguyên, thời kỳ trị vì của vua Cheops (Kim Tự Tháp Giza),
Chiều cao 146,6 m và diện tích 230 x 230 m. Kim Tự Tháp gồm hơn 2.300.000 phiến đá khổng lồ nặng trung bình 2,5 tấn xếp chồng lên nhau.
Tổng trọng lượng là 6,5 triệu tấn.

“ Tất cả mọi vật đều sợ thời gian, nhưng riêng thời gian phải nghiêng mình trước Kim tự tháp”.


4.2. Các công trình kiến trúc khác
và nghệ thuật điêu khắc
Ngoài việc xây dựng các lăng mộ, người Ai Cập cổ còn để lại ấn tượng cho đời sau qua các công trình điêu khắc. Đặc biệt nhất là tượng Nhân Sư (Sphinx ) cao hơn 20m ở gần Kim tự tháp Khephren.
Các công trình kiến trúc khác:

Tượng nhân sư (Sphinx)
Nhân sư Ai Cập với đôi mắt đầy bí hiểm
.
Đền Karnak
Tượng vua Ramsès II
Colossi of Memnon, hai bức tượng đá khổng lồ tạc Pharaoh Amenhotep III.
thung lũng các vị vua
thung lũng của các bà hoàng hậu.
4.3. Khoa học tự nhiên
Về thiên văn, người Ai Cập cổ đã vẽ được bản đồ sao, họ đã xác định 12 cung hoàng đạo và sao Thuỷ, Kim, Hoả, Mộc, Thổ
- Đặt ra lịch: Một năm của họ có 365 ngày, Họ chia một năm làm 3 mùa, mỗi mùa có 4 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. Năm ngày còn lại được xếp vào cuối năm làm ngày lễ. Để chia thời gian trong ngày, họ đã chế ra đồng hồ mặt trời và đồng hồ nước.


4.3. Khoa học tự nhiên
Về toán học: sớm phát triển: hệ đếm cơ số 10: thành thạo các phép tính cộng trừ, cần nhân và chia thì thực hiện bằng cách cộng trừ nhiều lần.
Về hình học,; trong một tam giác vuông thì bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông. Pi của họ tính = 3,14 .

Về Y học: các chuyên khoa như khoa nội, ngoại , mắt, răng, dạ dày ... Họ đã biết giải phẫu và chữa bệnh bằng thảo mộc.

KẾT LUẬN:
- Cổ Ai Cập là 1 trong những ngọn nguồn của văn minh nhân loại.
- Nhân dân Ai Cập đã đạt được những thành tự to lớn về mọi mặt :chữ viết, lịch pháp, nghệ thuật, hình học, tri thức khoa học, đại số… đã từng có ảnh hưởng sâu sắc tới Tây Âu và châu Âu, đã có cống hiến vô cùng lớn lao với toàn bộ nhân loại, với lịch sử loài người.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Vân Mai
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)