Chương i trong đề thi 2017 sinh học

Chia sẻ bởi Mẫn Thị Hà | Ngày 26/04/2019 | 74

Chia sẻ tài liệu: chương i trong đề thi 2017 sinh học thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
ĐỀ 201( 207,209,215,217,223)
Câu 82. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Cây tứ bội được phát sinh từ loài này có bộ nhiễm sắc thể là
A. 4n. B. n. C. 3n. D. 2n.
Câu 87. Trong phân tử mARN không có loại đơn phân nào sau đây?
A. Xitôzin. B. Uraxin. C. Timin. D. Ađênin
Câu 88. Ở người, hội chứng bệnh nào sau đây chỉ xuất hiện ở nữ giới?
A. Hội chứng Tơcnơ. B. Hội chứng AIDS.
C. Hội chứng Đao. D. Hội chứng Claiphentơ
Câu 95. Khi nói về quá trình phiên mã, phát biểu nào sau đây đúng?
Enzim xúc tác cho quá trình phiên mã là ADN pôlimeraza.
Trong quá trình phiên mã có sự tham gia của ribôxôm.
Trong quá trình phiên mã, phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’.
Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
Câu 103. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?
Đột biến gen có thể tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit trong gen.
Trong tự nhiên, đột biến gen thường phát sinh với tần số thấp.
Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của gen.
Câu 107. Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của opêron Lac.
Vùng vận hành (O) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) không phiên mã.
Khi gen cấu trúc A và gen cấu trúc Z đều phiên mã 12 lần thì gen cấu trúc Y cũng phiên mã 12 lần.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 111. Một loài động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể ba?





Câu 117. Một gen có 1200 cặp nuclêôtit và số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có 200 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 15% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Mạch 1 của gen có A/G = 15/26. II. Mạch 1 của gen có (T + X)/(A + G) = 19/41.

III. Mạch 2 của gen có A/X = 2/3. IV. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 5/7.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.

ĐỀ 202( 208,210,216,218,224)
Câu 84. Ở người, bệnh hoặc hội chứng bệnh nào sau đây do đột biến nhiễm sắc thể gây nên?
A. Bệnh máu khó đông. B. Bệnh mù màu đỏ - xanh lục.
C. Hội chứng Đao. D. Bệnh bạch tạng.
Câu 89. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Cây tam bội được phát sinh từ loài này có bộ nhiễm sắc thể là
A. 2n - 1. B. 4n. C. 2n + 1. D. 3n.
Câu 92. Enzim nào sau đây tham gia vào quá trình tổng hợp ARN?
A. Restrictaza. B. ARN pôlimeraza. C. ADN pôlimeraza. D. Ligaza.
Câu 98. Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây đúng?
Dịch mã là quá trình dịch trình tự các côđon trên mARN thành trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.
Quá trình dịch mã có sự tham gia của các nuclêôtit tự do.
Trong quá trình nhân đôi ADN, cả hai mạch mới đều được tổng hợp liên tục.
Quá trình phiên mã cần có sự tham gia của enzim ADN pôlimeraza.
Câu 104. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?
Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào môi trường và tổ hợp gen.
Gen đột biến khi đã phát sinh chắc chắn được biểu hiện ngay ra kiểu hình.
Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.
Đột
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mẫn Thị Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)