Chuong Dai Viet TK XV - XIX

Chia sẻ bởi Nguyễn An Ninh | Ngày 11/05/2019 | 55

Chia sẻ tài liệu: Chuong Dai Viet TK XV - XIX thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

NS: 21/2/10
Tiết 46-47
CHƯƠNG V
ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỶ XVI- XVIII
SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN
A. Mục tiêu
- Giúp học sinh nắm được sự phát triển của nhà nước phong kiến tập quyền, đồng thời thấy được thấy được sự suy yếu của nhà Lê.
- Giáo dục nhận thức về quy luật phát triển xã hội.
- Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ, đánh giá lịch sử.
B. Phương tiện
- Tranh ảnh, tư liệu
C. Thiết kế
I. ổn định
II. Kiểm tra
III. Bài mới
1. Tình hình chính trị, xã hội.
- Đọc SGK, nêu vài nét về tình hình nhà Lê?
- Nhận xét về tình hình nhà Lê đầu thế kỷ XVI?


- Từ sự suy yếu của triều Lê đầu thế kỷ XVI, có thể rút ra bài học gì?


- Vì sao đầu thế kỷ XVI nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra?





- Quan sát các lược đồ, điền tên các cuộc khởi nghĩa vào lược đồ, nhận xét?



- Vua quan chỉ lo ăn chơi xa xỉ, vừa kém tài năng, vừa kém nhân cách, không chăm lo đến công việc triều chính làm cho đất nước suy vong.

- Khi nào vua quan không chăm lo đến việc nước thì đất nước suy yếu( làm cho nhân dân chán ghét phẫn nộ.

- Quan lại lộng quyền, cậy thế, coi dân như cỏ rác, của cải như bùn đất( hạn hán, mất mùa đói kém, thây nằm chồng chất lên nhau…
- Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ( nông dân với nhà nước( gay gắt( các cuộc khởi nghĩa.

- Khởi nghĩa Trần Tuân, Lê Hy, Trịnh Hưng, Phùng Chương, Trần Cảo( tiêu biểu khởi nghĩa Trần Cảo.


- Phạm vi các cuộc khởi nghĩa rộng lớn nhưng lẻ tẻ.
- Tuy thất bại nhưng đã tấn công mạnh mẽ vào chính quyền Lê đang mục nát.

IV. Củng cố
- Vì sao đầu thế kỷ thế kỷ XVI, nhà Lê ngày càng suy yếu
- Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Trần Cảo là khởi nghĩa tiêu biểu?



NS: 24/2/10
Tiết 47
SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN (tiết 2)

A. Mục tiêu
- Giúp học sinh nắm được nguyên nhân các cuộc chiến tranh và hậu quả của nó.
- Giáo dục tinh thần đoàn kết, phê phán những âm mưu chia cắt đất nước và tranh giành quyền lực của Trịnh- Nguyễn.
- Rèn kỹ năng đánh giá phân tích.
B. Phương tiện
- Bản đồ, tư liệu
C. Thiết kế
I. ổn định
II. Kiểm tra
- Nguyên nhân nào dẫn đến sự suy yếu của nhà Lê?
III. Bài mới
1. Chiến tranh Nam- Bắc triều
- Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Nam- Bắc triều?







- Chiến tranh Nam- Bắc triều đã để lại hậu quả gì?




- Nhận xét về cuộc chiến tranh trên?
a. Nguyên nhân:
- Triều Lê suy yếu, các phe phái tranh giành quyền lực.
b. Diễn biến:
- Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra nhà Mạc 1527( Bắc triều
- Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá phò Lê lập ra Nam triều( chiến tranh Nam- Bắc triều.

c. Hậu quả:
- Chiến tranh kéo dài hơn 50 năm, từ sông Hồng đến sông Mã, những làng mạc trù phú trở thành chiến trường…Nhân dân phiêu tán khắp nơi.
- Là 1 cuộc chiến tranh phi nghĩa, tranh chấp quyền lực giữa các tập đoàn PK.

 2. Chiến tranh Trịnh- Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài.

- Sau chiến tranh Nam- Bắc triều, tình hình các thế lực phong kiến nước ta ?


- Mục đích của Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận- Quảng?


- 1545, Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm lên thay hãm hại Nguyễn Uông là con trai Nguyễn Kim, Nguyễn Hoàng lo sợ xin vào trấn thủ Thuận- Quảng.
- Xây dựng cơ nghiệp họ Nguyễn chống họ Trịnh (nhờ khoan thư sức dân, thu phục nhân tâm của chúa Nguyễn, gần 100 năm ở Đàng Trong không có chiến tranh, nhân dân chăm chỉ làm ăn( Thuận Hoá trở nên giàu có).

- Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Trịnh- Nguyễn?



- Tóm tắt diễn biến chiến tranh Trịnh- Nguyễn?


- Cuộc chiến tranh trên để lại hậu quả gì?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn An Ninh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)