CHƯƠNG 6 - SA

Chia sẻ bởi Cao Thị Kim Sa | Ngày 25/04/2019 | 67

Chia sẻ tài liệu: CHƯƠNG 6 - SA thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

Bài:
Tiết:
Tuần:
Bài 17: CHƯƠNG TRÌNH CON VÀ PHÂN LOẠI(t1)

1/ Mục tiêu bài dạy :
1.1. Kiến thức:
Biết được khái niệm chương trình con, ý nghĩa của chương trình con, sự cần thiết phải viết một chương trình thành các chương trình con; cấu trúc của chương trình con.
Phân biệt được hai loại chương trình con là hàm và thủ tục.
1.2. Kỹ năng:
Nhận biết được các thành phần trong đầu của thủ tục.
Nhận biết được hai loại tham số hình thức trong đầu của hai thủ tục.
Biết cách khai bào hai loại chương trình con cùng với tham số hình thức của chúng.
Cách viết lời gọi chương trình con trong thân chương trình chính.
1.3. Thái độ:
Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất của người lập trình như tinh thần hợp tác, sẵn sàng làm việc theo nhóm, tuân thủ theo yêu cầu vì một việc chung.
Có ý thức lưu trữ dữ liệu một cách khoa học.
2/ Nội dung học tập:
Biết được khái niệm chương trình con, ý nghĩa của chương trình con, sự cần thiết phải viết một chương trình thành các chương trình con; cấu trúc của chương trình con.
Phân biệt được hai loại chương trình con là hàm và thủ tục.
3/ Chuẩn bị :
3.1. Giáo viên: Giáo án, máy chiếu Projector để hướng dẫn
3.2. Học sinh: SGK, vở.
4/ Tổ chức các hoạt động học tập :
4.1. Ổn định tổ chức và kiễm diện:
4.2. Kiểm tra bài cũ: .Khai báo kiểu bản ghi? Các đoạn chương trình nhập và xuất bản ghi?
4.3. Tiến trình bài học:
- Khi viết các chương trình giải quyết các bài toán phức tạp, chương trình thường rất dài, người đọc rất khó nhận biết được chương trình thực hiện công việc gì. Vấn đề đặt ra là phải cấu trúc chương trình như thế nào để dể đọc, dể hiểu. Mặt khác, việc giải quyết các bài toán lớn thường đòi hỏi phân thành các bài toán con. Vì vậy khi lập trình cần phải chia chương trình thành các chương trình con.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung

+ Hoạt động 1:(5’)
Đặt vấn đề:
Các chương trình giải các bài nêu phức tạp thường rất dài, có thể gồm nhiều lệnh, khi đọc rất khó hình dung chương trình thực hiện những công việc gì và việc hiệu chỉnh chương trình cũng rất khó khăn.
Như vậy làm thế nào để cho bài nêu phức tạp dễ đọc, dễ hiểu, dễ hiệu chỉnh, dễ nâng cấp?
Do đó ta nghiên cứu vấn đề mới là CTC, để tìm hiểu CTC là gì ?
+ Hoạt động 2(17’)
Tỉnh tổng : an + bm + cp + dq
+ GV cho HS nêu ý tưởng bài nêu này
+ HS nêu ý tưởng giải quyết bài nêu và trả lời .
Có nghĩa là chia bài nêu thành 2 bài nêu nhỏ, làm như vậy là làm mịn dần bài nêu ---> thiết kế bài toán từ trên xuống.
+ GV phân tích: để giải BT trên MT có thế chia chương trình thành các khối, mỗi khối gồm nhiều lệnh giải bài toán con nào đó ---> chương trình chính được xây dựng từ các CTC.
+ Chương trình con là gì ?
+ Giáo viên chốt lại khái niệm trên bảng phụ, máy chiếu hoặc viết trên bảng.
+ Hoạt động 3(17’)
+ GV dùng bảng phụ 1: bài tinh_tong ( không sử dụng CTC trang 92 SGK ), cho HS nhận xét đoạn chương trình trên .
+ Chỳ ý bảng phụ hoặc trình chiếu, sau đó nhận xét.
+ GV chốt lại các ý: đoạn CT có 4 đoạn lệnh tương tự
---> chương trình dài, khú theo dừi, khú hiệu chỉnh.
+ Dùng bảng phụ 2: Chương trình tinh_tong có sử dụng chương trình con.
+ HS nhận xét và so sánh 2 đoạn chương trình.
+ GV giải rhích : các dùng lệnh:
var j: integer;
tich:=1.0;
for j:=1 to k do
tich:=tich*x
+ Để tính các luỹ thừa ta viết:
Luythua(a,n), luythua(b,m),
Luythua(c,p), luythua(d,q)
+ Và chỉ rừ các đoạn lệnh được thay thế bằng CTC.
+ Từ những điều đó nêu cho HS nêu các ích lợi của CTC.
+ GV giải thích rừ từng ích lợi của việc sử dụng CTC
+ Các HS nêu lần lượt các lợi ích của CTC.








1.Khái niệm chương trình con
Những bài toán phức tạp có thể phân chia thành nhiều
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Thị Kim Sa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)