Chương 6. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA ĐIỆN HÓA HỌC

Chia sẻ bởi Nguyễn Công Chung | Ngày 18/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: Chương 6. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA ĐIỆN HÓA HỌC thuộc Hóa học

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG 6
MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA ĐIỆN HÓA HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
BỘ MÔN HÓA LÝ
NỘI DUNG BÁO CÁO
6.1 Nguồn điện hóa học
6.2 Điện phân
6.3 Ăn mòn và chống ăn mòn kim loại
NỘI DUNG CHƯƠNG 6
6.1 Nguồn điện hóa học
Một số nguồn điện hóa thông dụng
- Pin
- Acquy
- Sự điện phân
6.1.1 Pin
a. Các loại pin
Pin là nguồn điện một chiều được tạo ra nhờ năng lượng của các phản ứng hóa học. Pin được ứng dụng rộng rãi trong kỹ thuật vô tuyến, thông tin, điện tử, tự động hóa và nhiều lĩnh vực kinh tế quốc dân khác.
6.1.1 Pin
a. Các loại pin
Pin khô Le clanché
Pin Le clanché thuộc loại pin muối hay còn gọi là pin acid.
Sơ đồ:
(–) Zn | NH4Cl | MnO2 (r) + C | C (+)
Hình 6.1 Pin Le Clanché
Các phản ứng chính như sau:
(–): Zn  Zn2+ + 2e
(+): 2MnO2 + 2H+ + 2e  Mn2O3.H2O

Do sự có mặt của NH3, NH4+ và Cl– ; chúng sẽ phản ứng với Zn2+ để tạo ra các sản phẩm phụ như ZnMn2O4; ZnCl2; Zn(OH)2; Zn(NH3)2Cl2, các sản phẩm phụ này tích tụ dần dần quanh cực dương làm cho pin mất dần khả năng hoạt động.
Zn + 2NH4+ + 2MnO2 (r)  Zn2+ + NH3 + 2MnO(OH)
Pin Le clanché là loại được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Ở Việt Nam, pin Le clanché được sản xuất dưới nhãn hiệu pin Con Thỏ (Văn Điển, Hà Nội), pin Con Ó. Điện áp của pin khô vào khoảng 1,5V.
Hình 6.2 Pin Le Clanché
Pin kiềm Mangan
Cấu tạo: (–) Zn, Hg | KOH (dd) | MnO2, C (+)
Phản ứng ở các điện cực:
Cực (–)
Zn + 4OH– + 2H2O → [Zn(OH)4(H2O)2]2– + 2e (i)
[Zn(OH)4(H2O)2]2–  ZnO + 2OH– + 3H2O
Cực (+)
MnO2 + H2O + e  MnO(OH) + OH–
MnO(OH) + H2O + e  Mn(OH)2 + OH–
Hình 4.2 Pin kiềm
Ở anode, ZnO phủ dần lên Zn và làm cho Zn thụ động, cản trở phản ứng (i) tiếp tục xảy ra.
Pin kiềm thuỷ ngân
Anode làm bằng hỗn hống kẽm - thủy ngân; hỗn hợp HgO và Cacbon ở dạng kem nhão đóng vai trò cathode, còn chất điện ly là KOH và ZnO. Các phản ứng tại điện cực:
Anode : Zn(Hg) + 2OH–  ZnO(r) + H2O(l) + 2e
Cathode : HgO(r) + H2O(l) + 2e  Hg (l) + 2OH–
Zn(r) + HgO(r) + H2O + 2OH–  Hg + [Zn(OH)4]2–
Điện áp của pin thủy ngân bằng 1,35V.
Đối tượng sử dụng của pin kiềm thủy ngân
Pin liti
Pin liti là sự tổ hợp mới mẻ giữa anode Li với cathode là oxit hoặc sulfur kim loại chuyển tiếp (ví dụ như MnO2, V6O13 hoặc TiS2). Khi phóng điện:
Ở anode xảy ra sự oxi hóa Li:
Li (r) → Li+ (trong chất điện giải rắn) + e
Ở cathode xảy ra sự khử MnO2:
MnO2 + Li+ + e → LiMnO2 (r)
Phản ứng tổng cộng:
Li(r) + MnO2(r) → LiMnO2(r) Epin = 3,0V
Đối tượng sử dụng của pin Liti
b. Acquy
Acquy là nguồn điện hóa học có khả năng hoạt động lâu dài nhờ tính chất thuận nghịch của quá trình phóng điện và nạp điện của nó.
Bảng 6.2 Các loại acquy chính đã được thương mại hóa
Acquy chì
(cũng thường được gọi là acquy acid)
Acquy chì gồm hai tấm chì khoét nhiều lỗ chứa PbO nhúng trong dung dịch H2SO4 nồng độ 25% – 30%, lúc này xảy ra phản ứng:
PbO + H2SO4 = PbSO4 + H2O
 Khi nạp điện (sạc):
(+): PbSO4 – 2e- + 2H2O = PbO2 + SO42- + 4H+
(–): PbSO4 + 2e- = Pb + SO42-
Như thế trong cả acqui xảy ra phản ứng:
2PbSO4 + 2H2O = Pb + PbO2 + 2H2SO4
và PbSO4 ở cực âm biến thành chì hoạt động, ở cực dương biến thành PbO2.
 Khi acquy hoạt động sẽ xảy ra quá trình phóng điện:
(–): Pb – 2e- + SO42-  PbSO4
(+): PbO2 + 2e- + 4H+ + SO42-  PbSO4 + 2H2O
Như thế trong cả acquy xảy ra phản ứng:
Pb + PbO2 + 2H2SO4 = 2PbSO4 + 2H2O
Acquy chì được phát minh năm 1859 do Gaxton Planté – nhà vật lý người Pháp (1834 –1889).
Hiện nay, trên một nửa lượng chì trên thế giới sản xuất ra được dùng để sản xuất acquy chì.
Acquy kiềm Nicad và niken – sắt
Phản ứng tạo dòng điện như sau:
2NiOOH + M + 2H2O 2Ni(OH)2 + M(OH)2
Sức điện động khoảng 1,30 – 1,34V đối với acquy Ni – Cd và khoảng 1,37 – 1,41V đối với acquy Ni – Fe.
Acquy kiềm có tuổi thọ cao, đạt đến 1 – 2 nghìn chu kỳ phóng – nạp điện.
Acquy Ni – Ag, với phản ứng:
Ag2O + Zn ZnO + 2Ag
SĐĐ: 1,60 – 1,85V với 100 – 200 chu kỳ làm việc.
Acquy Niken – Hiđro, với phản ứng:
2NiOOH + H2 2Ni(OH)2
SĐĐ: 1,32 – 1,36V với vài nghìn chu kỳ làm việc.
MỘT SỐ ACQUY HIỆN ĐẠI
ỨNG DỤNG
CỦA ACQUY
6.1.2 Pin nhiên liệu
a. Pin nhiên liệu hiđro - oxi
Anode:
2H2 + 4OH–  4H2O(L) + 4e–
Cathode:
O2 + 2H2O(L) + 4e–  4OH–
Tổng quát: 2H2 + O2  H2O
Sức điện động của pin:
E0 = 0Ox + 0Red = 0,83 + 0,40 = 1,23V
Sử dụng: cung cấp điện năng và nước tinh khiết trong các chuyến bay vũ trụ.
Ưu điểm: Sạch, nhiều pin nhiên liệu hoạt động không gây ô nhiễm môi trường. Tạo nguồn điện năng di động.
Nhược điểm: Khác với các pin thông thường, pin nhiên liệu không tích trữ được điện năng, nó chỉ hoạt động khi dòng nhiên liệu được nạp vào liên tục. Điện cực mau hỏng và rất đắt.
a. Pin nhiên liệu hiđro - oxi
b. Pin nhôm – không khí
Pin nhôm – không khí tương tự pin nhiên liệu ở chỗ các chất phản ứng được nạp định kỳ nếu không nói là liên tục.
Khi pin hoạt động, ở anode xảy ra sự oxi hóa nhôm:
x4| Al(R) + 4OH–(aq)  4[Al(OH)4]– (aq) + 3e–
Ở cathode xảy ra sự khử oxi:
x3| O2 + 2H2O(L) + 4e–  4OH–
Phản ứng tổng cộng:
4Al(R) + 3O2(K) + 6H2O(L) + 4OH–(aq)  4[Al(OH)4]– (aq)
EPin = 2,7V
Sử dụng: Để giảm ô nhiễm môi trường, người ta đã phác thảo những xe hơi chạy bằng điện và pin này được hứa hẹn trong tương lai có thể dùng vận hành loại xe hơi gia đình.
Ưu điểm: Pin nhôm – không khí có tỉ lệ điện năng/khối lượng rất cao. 1 mol electron cần 9 gam Al (MAl = 26,98 g/mol).
Nhược điểm: cần phải nạp định kỳ nước, nhôm và than chì.
b. Pin nhôm – không khí
c. Một số pin nhiên liệu khác
Pin nhiên liệu kiềm AFC
(Alkaline Fuel Cells)
Pin nhiên liệu acid phosphoric PAFC (Phosphoric acid Fuel Cells)
Pin nhiên liệu muối carbonate nóng chảy MCFC (Molten Carbonate Fuel Cells)
6.2 Sự điện phân
6.2.1 Định nghĩa điện phân
Điện phân là quá trình oxi hóa – khử xãy ra trên các điện cực khi có dòng điện 1 chiều đi qua chất điện ly ở trạng thái nóng chảy hoặc dung dịch.
Lưu ý Theo qui ước điện cực, ở đó có quá trình oxi hóa (nhường e) là anode, còn điện cực mà tại đó xãy ra quá trình khử (nhận e) là cathode.
+ Trong pin anode là cực âm, catot là cực dương.
+ Trong điện phân cathode là cực âm, anode là cực dương.
6.2.2 Thế phân giải – Quá thế
a. Thế phân giải
Thế phân giải là thế hiệu tối thiểu của dòng điện một chiều đặt vào hai điện cực của bình điện phân để gây nên sự điện phân.
Thế phân giải của một chất điện ly bằng thế phân giải của cation và thế phân giải của anion, tức là bằng sức điện động của pin tương ứng.
Ví dụ thế phân giải của dung dịch CuCl2 và ZnCl2 trong dung dịch 1,0 M là
Dung dịch CuCl2:
E0 = E02Cl-/Cl2 – E0Cu2+/Cu = 1,36 – (+0,34) = 1,02V
Dung dịch ZnCl2:
E0 = E02Cl-/Cl2 – E0Zn2+/Zn = 1,36 – (–0,76) = 2,12V
6.2.2 Thế phân giải - Quá thế
b. Quá thế
Quá thế là hiện tượng khi đặt vào điện cực một hiệu điện thế bằng thế điện cực nhưng không xãy ra quá trình điện phân mà cần một hiệu điện thế cao hơn.
6.2.3 Định luật Faraday
Định luật 1
Khối lượng chất thoát ra tỉ lệ với điện lượng qua bình điện phân.
m = k.Q
Trong đó,
k là đương lượng điện hóa; về giá trị của nó bằng khối lượng chất thoát ra ở điện cực khi có một đơn vị điện lượng đi qua bình điện phân.
Q là điện lượng có thể tính bằng đơn vị Faraday (F),
1F = 96.500 C = 26,8 A.h
Định luật 2
Những điện lượng như nhau đi qua bình điện phân làm thoát ra cùng một số đương lượng gam chất.
Cứ 1F điện lượng đi qua bình điện phân thoát ra 1 đương lượng gam chất bất kỳ.
Thay Q = I.t và Đ = A/n thì biểu thức toán học của định luật là
m = (A.I.t)/(n.F)
Trong đó, I cường độ dòng điện (Ampe); t là thời gian (giây), F = 96500 Coulomb.
6.2.3 Định luật Faraday
MỘT SỐ ỨNG DỤNG THỰC TIỄN CỦA ĐIỆN PHÂN
Điện phân sản xuất
Tách và tinh luyện kim loại bằng điện phân
Sử dụng phức chất trong điện phân
Tổng hợp các chất hữu cơ bằng phương pháp điện hóa
Mạ kim loại
Đánh bóng điện hóa
Tẩy dầu mỡ điện hóa
1. Điện phân sản xuất
Điện phân sản xuất nhôm
Hình 4.7 Thiết bị điện phân nóng chảy nhôm
1. Điện phân sản xuất
Điện phân sản xuất NaOH – Cl2
2. Tách và tinh luyện kim loại
bằng điện phân
Tinh luyện Zn
Tinh luyện Đồng
Luyện Zn thông dụng nhất là điện phân dung dịch ZnSO4. Sản phẩm Zn thu được có thể đạt 99,99%.
Phản ứng ở cathode, kết tủa Zn:
Zn2+ + 2e → Zn
Oxi thoát ra trên điện cực không tan: 2H2O → O2 + 4H+ + 4e
Tinh luyện Zn bằng điện phân
Do quá thế của H2 trên Zn rất cao nên Zn có thể kết tủa trong môi trường acid với hiệu suất rất cao. Thế khử của Zn2+ âm hơn điện thế khử của H+. Có mặt các tạp chất khác, chúng sẽ kết tủa đồng thời với Zn. Trên cathode, có những vị trí có quá thế hiđro thấp.
Tinh luyện Zn bằng điện phân
Quá trình thoát hiđro xảy ra mạnh, đồng thời với hòa tan Zn đã được kết tủa (theo cơ chế pin cục bộ). Các tạp chất như Cu, Bi, Ge và Sb không chỉ làm giảm hiệu suất dòng mà còn ngăn không cho Zn kết tủa. Vì vậy mục đích xử lý quặng Zn để tạo ra dung dịch kẽm sunfat không có tạp chất ảnh hưởng không tốt đến phản ứng cathode.
Tinh luyện Zn bằng điện phân
Tinh luyện Đồng
Đồng sản xuất bằng các quá trình luyện kim chứa nhiều tạp chất, thường 0,5 – 2%. Tạp chất ảnh hưởng xấu đến tính chất cơ, điện của Cu. 0,15% P hoặc 0,5 % As sẽ giảm đáng kể độ dẫn điện. Vì vậy, cải thiện tính chất điện của Cu là lý do chính của điện phân tinh luyện. Lý do thứ hai của tính luyện điện hoá là tách các kim loại quý như Au, Ag, Pt, Pd Các phản ứng chính ở điện cực
Cu – 2e → Cu2+ (anode)
Cu2+ + 2e → Cu (cathode)
Các kim loại tạp chất có mặt ở anode đồng, như Fe, Zn cũng bị oxi hóa thành Fe2+ và Zn2+ trong dung dịch song chúng không bị khử ở cathode tại thế khử đồng. Các kim loại có thế dương điện hơn như vàng, bạc không bị oxi hóa anode và đọng lại ở đáy bình điện phân khi anode đồng bị hòa tan. Bằng cách này đồng đạt độ ròng là 99,5%
3. Sử dụng phức chất trong điện phân
Để điện phân thu được kim loại tinh khiết, kim loại kết tủa mịn và bám dính tốt người ta thường dùng kim loại dưới dạng ion phức.
Ví dụ mạ bạc bằng muối AgNO3 thì lớp mạ ở dạng bột xám không tốt, nếu có mặt KCN thì lớp mạ đặc khít, bóng đẹp. Do có mặt KCN sẽ tạo phức dixyanoargentat bền:
Ag+ + 2CN– → [Ag(CN)2]–
Ion đó sẽ bị khử ở cathode tạo thành kim loại
[Ag(CN)2]– + e → Ag + 2CN–
Trong cùng điều kiện thì anion phức chất trên bị khử chậm hơn nhiều so với ion đơn giản Ag+. Đây là điều kiện căn bản để có thể thu lớp mạ có chất lượng cao.
Nhờ tạo phức có thể tách được hai kim loại có thế điện cực chuẩn 0 rất gần nhau và ngược lại có thể làm thoát đồng thời hai kim loại có 0 rất xa nhau, tức là có thể chế tạo và mạ hợp kim ở nhiệt độ thường, ví dụ như hợp kim Cu – Zn (đồng thau), Cu – Sn (đồng thanh).
4. Tổng hợp các chất hữu cơ bằng phương pháp điện hóa
Phản ứng khử nitro benzen bằng điện hóa là một trong những phản ứng có ý nghĩa quan trọng đối với lý thuyết và thực nghiệm. Mặc dù nó đã được nghiên cứu hàng chục năm và số công trình được công bố liên quan đến vấn đề này là rất lớn, nhưng cơ chế của nó cho đến nay vẫn chưa xác định được một cách chính xác vì sự phức tạp của quá trình.
Các giai đoạn trung gian chủ yếu sau:

Nhưng do sự khác biệt giữa các giai đoạn điện hóa riêng và số tương tác hóa học của các sản phẩm trung gian với nhau và với chất tham gia phản ứng, trên các cathode khác nhau và trong các chất điện ly khác nhau các sản phẩm thu được rất khác nhau (ngoài số kể trên còn có azokcybenzen, ozobenzen, hydrazobenzen, benzidin và n-amin ofenol).
5. Mạ kim loại
Lớp mạ bảo vệ
Nhiệm vụ chủ yếu của lớp mạ này là bảo vệ kim loại bền khỏi bị ăn mòn trong môi trường sử dụng.
Lớp mạ bảo vệ không chỉ cách ly kim loại nền khỏi bị tác dụng va chạm của môi trường xung quanh mà còn có tác dụng bào vệ điện hóa kim loại nền. Căn cứ vào cơ chế ăn mòn điện hóa mà người ta chia lớp mạ thành lớp mạ anode và lớp mạ cathode:
Lớp mạ anode là lớp mạ mà kim loại có điện thế âm hơn điện thế kim loại nền trong môi trường ăn mòn.
Lớp mạ anode phổ biến trong thực tế: lớp mạ kẽm, cadimi, thiếc trên thép.
Lớp mạ cathode là lớp mạ mà kim loại mạ có điện thế dương điện hơn điện thế kim loại nền trong môi trường ăn mòn. Lớp mạ cathode bảo vệ hiệu quả kim loại nền nếu là lớp mạ liên tục, không bong, tróc, nứt nẻ hoặc có lỗ xốp.
b. Lớp mạ trang trí
Lớp mạ có màu sắc đẹp, bóng sáng, hấp dẫn thị hiếu và giữ được vẻ đẹp trong một thời gian dài cho các thiết bị, máy móc, dụng cụ, đồ trang sức, nữ trang,…
Người ta còn tạo được lớp mạ trang trí bằng cách mạ áo một lớp mỏng kim loại quý hiếm như vàng, rodi, platin, paladi hoặc crom. Lớp mạ áo của các kim loại nói trên có màu sắc đẹp, bóng, sáng giữ được vẻ đẹp hấp dẫn trong nhiều môi trường.
c. Lớp mạ trang trí, bảo vệ
Lớp mạ vừa có tính bảo vệ có hiệu quả kim loại nền vừa có tính trang trí cao. Chỉ có lớp mạ cathode mới thỏa mãn được các đặc tính trên của lớp mạ trang trí bảo vệ. Các lớp mạ sau đây thường đóng vai trò lớp mạ trang trí bảo vệ:
- Lớp mạ niken – crom.
- Lớp mạ đồng – crom hay đồng thau – crom.
- Lớp mạ đồng – niken – crom.
Trong các lớp mạ trang trí bảo vệ, lớp mạ trung gian đóng vai trò lớp mạ bảo vệ.
d. Lớp mạ kỹ thuật
Lớp mạ điện được sử dụng rộng rãi với mục đích kỹ thuật, ví dụ:
- Lớp mạ làm tăng độ bền chống ma sát ổ trục.
- Lớp mạ làm phục hồi các trục, các chi tiết bị mài mòn.
- Trong công nghiệp bán dẫn (transitor, diot,…) người ta dùng lớp mạ vàng để mạ các tiếp điện, các linh kiện điện tử,…
- Tạo lớp mạ crom vi rãnh trong pittong, xylanh để thấm dầu, chống ma sát.
6. Đánh bóng điện hóa
Nhiều kim loại khó đánh bóng đặc biệt là nhôm và các loại thép không gỉ, có thể đánh bóng bằng phương pháp điện hóa một cách dễ dàng, hiệu quả cao, giá thành hạ. Có ba nhóm kim loại thường được đánh bóng điện hóa:
- Nhôm và các hợp kim của nó.
- Đồng và các loại hợp kim của nó.
- Các loại thép.
Chỉ các hợp kim một pha (dung dịch rắn) và kim loại nguyên chất mới có thể đánh bóng điện hóa.
Bảng 4.4 So sánh giữa hai phương pháp Mepp và Elektropol
7. Tẩy dầu mỡ điện hóa
Trong kỹ thuật mạ kim loại người ta cần phải làm sạch dầu mỡ trên bề mặt các chi tiết. Phương pháp điện hóa làm sạch bề mặt có tác dụng tốt nhất, có thể tiến hành tẩy dầu mỡ anode, cathode và tẩy dầu hỗn hợp.
Các phương pháp tẩy dầu mỡ điện hóa: tẩy dầu mỡ cathode; tẩy dầu mỡ anode; tẩy dầu mỡ hỗn hợp
6.3 Ăn mòn - chống ăn mòn kim loại
6.3.1. Ăn mòn kim loại
Ăn mòn là hiện tượng thực tế kim loại bị biến đổi thành các hợp chất hóa học bền vững nhiệt động hơn (oxit, sulfur, carbonate,…) dưới những dạng phá hủy khác nhau của nhiều tác nhân trong môi trường.
Khi bị ăn mòn, kim loại bị hư hại vì các tính chất của nó (cơ học, lý học, hóa học,…) bị biến đổi ghê gớm, do đó các giá trị sử dụng, giá trị công nghệ và cả giá trị thẩm mỹ của vật liệu không còn nữa.
Có nhiều loại ăn mòn và phần lớn kim loại bị hư hại do ăn mòn điện hóa – một dạng ăn mòn khá phổ biến trong tự nhiên.
Ăn mòn điện hóa là quá trình phá hủy kim loại do bị tác động bởi môi trường chứa chất điện li.
Cơ chế ăn mòn điện hóa là cơ chế hoạt động của một pin điện đoản mạch.
Ví dụ điển hình về ăn mòn trong khí quyển của sắt (sắt bị gỉ):
Trên bề mặt sắt có những vùng đóng vai trò anode, tại đây có phản ứng oxi hóa:
Fe (r) → Fe2+ + 2e–
Các electron sinh ra trong phản ứng oxi hóa sắt sẽ khử oxi trong khí quyển để tạo ra nước tại khu vực cathode, là những vùng khác trên bề mặt sắt:
O2 + 4H+(aq) + 4e– → 2H2O(L)
Phản ứng oxi hóa – khử tổng quát là sự tổ hợp hai nửa phản ứng trên:
Fe(r) + O2 + 4H+(aq) → 2Fe2+ + 2H2O(L)
Và ứng với sức điện động của vi pin ăn mòn:
E0 = 1,23 – (–0,44) = 1,67V
Những ion H+ một phần được cung cấp bởi khí CO2 trong khí quyển hòa tan vào nước:
CO2 + H2O ⇋ H+ + HCO3–
Ion Fe2+ hình thành trên hợp phần anode của bề mặt tiếp tục bị oxi của khí quyển oxi hóa để tạo ra gỉ sắt:
4Fe2+(aq) + O2 + (4 + 2x)H2O(l) → 2Fe2O3.xH2O + 8H+(aq)
Dạng hiđrat của sắt oxit Fe2O3.xH2O chính là gỉ màu nâu. Như vậy, điều kiện để sắt bị ăn mòn là phải có oxi của khí quyển và nước.
Sắt không bị gỉ trong không khí khô hoặc trong nước không có oxi hòa tan. Sự ăn mòn không chỉ giới hạn ở sắt. Một kim loại khác cũng dễ có xu hướng bị ăn mòn, đó là nhôm.

Một số kim loại khác dùng để đúc tiền như đồng, bạc cũng bị ăn mòn nhưng tốc độ ăn mòn rất nhỏ bé.
Cu (r) → Cu2+ (aq) + 2e–
Ag (r) → Ag+ (aq) + e–
Khi tiếp xúc với khí quyển, đồng tạo ra một lớp CuCO3 màu xanh lục có tác dụng bảo vệ. Một cách tường tự những đồ ăn bằng bạc khi tiếp xúc với thực phẩm sẽ tạo ra một lớp Ag2S.

6.3.2 Chống ăn mòn kim loại
Để chống ăn mòn, biện pháp có tính nguyên tắc là cách li kim loại với môi trường xâm thực. Có nhiều phương pháp khác nhau, những phương pháp này đều bắt nguồn từ đặc trưng phá hủy kim loại hoặc từ những điều kiện sử dụng khai thác vật liệu kim loại.
Phương pháp che phủ
Phương pháp này nhằm cô lập bề mặt kim loại khỏi môi trường xâm thực. Lớp phủ có thể là một lớp sơn không thấm nước.
Hợp kim hóa
Chế tạo thành các hợp kim không những để tăng cường tính chất cơ học mà còn chống ăn mòn, nhất là ở nhiệt độ cao.
Phương pháp điện hóa học
Phương pháp bảo vệ cathode bằng điện cực “hy sinh”
Phương pháp bảo vệ cathode bằng dòng điện cathode
Phương pháp bảo vệ anode
Xử lý môi trường ăn mòn
(biến đổi môi trường xâm thực)
Để làm giảm tính xâm thực của môi trường, người ta sử dụng chất ức chế ăn mòn (chậm ăn mòn).
Tác dụng của ức chế:
- Hấp phụ phân tử chất ức chế hữu cơ lên bề mặt.
- Thụ động hóa kim loại.
- Tạo lớp kết tủa muối lên bề mặt, ngăn oxi có thể tiếp cận kim loại.
- Loại bỏ tác nhân ăn mòn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Công Chung
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)