Chương 5:Học thuyết giá trị thặng dư

Chia sẻ bởi Lê Dung | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: chương 5:Học thuyết giá trị thặng dư thuộc Lý luận chính trị

Nội dung tài liệu:

Trường đại học thủ đô Hà Nội
Bài thuyết trình
Nhóm 6
Chương V: Học thuyết giá trị thặng dư
II. Quá trình sản xuất ra GTTD:
Đặc điểm của quá trình sản xuất GTTD:
Là sự thống nhất của 2 quá trình:
+ Sản xuất ra GTSD
+ Sản xuất ra GTTD
Công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản.
Sản phẩm do lao động của người công nhân tạo ra và thuộc quyền sở hữu của nhà tư bản.
2. Ví dụ về quá trình sản xuất GTTD
Giả định:
+ Để sản xuất 10kg sợi cần 10kg bông với giá 10$
+ Khấu hao máy móc:2$/10 kg sợi
+ Giá trị SLĐ: 4$/người/ngày.
+ Ngày lao động kéo dài 8h.
+ Để chuyển 10kg bông sợi, 1 người công nhân cần 4h lao động.
+ Mỗi giờ lao động, công nhân tạo ra 1 lượng giá trị mới cho sản phẩm là 1$
Giá trị của 10kg sợi là 16$. Nếu quá trình lao động dừng lại thì nhà tư bản không thu được GTTD. Nhưng theo hợp đồng, nhà tư bản mua sức lao động của người công nhân với giá 4$ trong vòng 8h. Do đó, quá trình lao động của công nhân phải kéo dài thêm 4h nữa. Nhà tư bản chỉ cần chi phí 12$ nhưng vẫn bán 10kg sợi với giá 16$.
Chi phí sản xuất và giá trị của thành phẩm của 1 ngày lao động như sau:





Giá trị tăng thêm (GTTD) = 32-28= 4$
Từ ví dụ rút ra kết luận:
- Giá trị thặng dư: là giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và không thuộc về nhà tư bản. Kí hiêu: m
- Ngày lao động của công nhân chia thành 2 phần.
+ Thời gian lao động cần thiết: Phần lao động mà người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang bằng với giá trị sức lao động (t)
+ Thời gian lao động thặng dư: Phần còn lại của ngày lao động (t’)
Sơ đồ biểu hiện: Ngày lao động của công nhân






t=4h t’=4h
Thời gian lao động tất yếu
Thời gian lao động thặng dư
4 Giờ
4 Giờ
- Giá trị của hàng hóa gồm 2 phần:
Giá trị TLSX nhờ lao động cụ thể của công nhân mà được bảo tồn và di chuyển vào thành phẩm, gọi là giá trị cũ.
Giá trị do lao động trừu tượng của công nhân tạo ra trong quá trình lao động gọi là giá trị mới. Một phần giá trị mới để bù đắp giá trị SLĐ, phần còn lại là GTTD

3. Bản chất của tư bản
3.1: Bản chất của tư bản:
Tư bản là giá trị mang lại GTTD bằng cách bóc lột công nhân làm thuê. Bản chất của tư bản thể hiện quan hệ sản xuất xã hội trong đó giai cấp tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân tạo ra.
3.2: Tư bản bất biến và tư bản khả biến
a)Khái niệm:
->Tư bản bất biến: Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái TLSX, mà giá trị được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm,tức là giá trị không thay đổi về lượng trong quá trình SX
- Gồm: * máy móc ,nhà xưởng
* nguyên, nhiên ,vật liệu
- Nó có đặc điểm là:
* giá trị của chúng được bảo tồn và chuyển dịch nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm
* giá trị TLSX được bảo tồn dưới dưới hình thức GTSD mới
-Ký hiệu: C
Tư bản khả biến:
- Là bộ phận tư bản biến thành sức lao động, không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng của người công nhân mà tăng lên, tức là biến đổi về lượng.
- Thông qua lao động trừu tượng, người công nhân làm thuê đã sáng tạo ra một giá trị mới, lớn hơn giá trị của sức lao động, tức là có sự biển đổi về số lượng.
- Tư bản khả biến tồn tại dưới hình thức tiền lương.
- Ký hiệu: V
b). Cơ sở của viêc phân chia: là nhờ tính chất hai mặt của lao động sản xuất ra hàng hoá.
+ LĐCT: bảo tồn và chuyển dịch giá trị của TLSX
+LĐTT: tạo ra giá trị mới.
c)Ý nghĩa của việc phân chia: viêc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động SX hàng hóa giúp C.Mác tìm ra chìa khóa để xác định sự khác nhau giữa TBBB và TBKB
+ sự phân chia đó vạch rõ nguồn gốc của m
+ giá trị của hàng hóa gồm: C+V+M
4/20/2018
14
… tư bản không phải là 1 vật, mà là một QHSX xã hội nhất định thuộc một hình thái xã hội lịch sử nhất định…
C.Mác
Sự cấu thành của tư bản:
Dưới giác độ của quá trình
lao động
Phần khách quan, hoặc vật thể:
TLSX
Phần chủ quan, hoặc con người:
Sức lao động
4/20/2018
15
Dưới góc độ của quá trình tạo ra giá trị
cũng như quá trình tăng giá trị
Tư bản bất biến: C
Tư bản khả biến:V
Bộ phận TB biểu hiện thành
TLSX
Trong quá trình SX không thay
đổi lượng giá trị của mình
Là điều kiện để tạo ra
GTTD
Bộ phận TB biểu hiện thành
sức lao động
Tăng giá trị trong quá trình SX
(thay đổi về lượng)
Là nguồn tạo ra
GTTD(m)
4/20/2018
16
4. Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư.
4.1.Tỷ suất giá trị thặng dư: Là tỷ lệ tính theo (%) giữa số lượng giá trị thặng dư với tư bản khả biến. Ký hiệu: m’.




4/20/2018
17
4.2. Khối lượng giá trị thặng dư: tích số giữa tỷ xuất giá trị thặng dư và tổng tư bản khả biến đã được sử dụng. Kí hiêu: M

Công thức:
trong đó: V = Tổng tư bản khả biến được sử dụng

5. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư:

a.Phương pháp sản xuất GTTD tuyệt đối: là phương pháp sản xuất ra GTTD trên cơ sở kéo dài ngày lao động ( trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không thay đổi).
b. Phương pháp sản xuất GTTD tương đối: là phương pháp sản xuất ra GTTD trên cơ sở rút ngắn thời gian lao động tất yếu, để kéo dài thời gian lao động thặng dư trên cơ sở tăng NSLĐ xã hội, trong điều kiện độ dài ngày lao động là không đủ.
Điểm giống nhau: Chúng đều được thực hiện trên cơ sở kéo dài thời gian lao động thặng dư(t’).
Điểm khác nhau:




Giá trị thặng dư tương đối có một hình thức biến tướng, đó là GTTD siêu ngạch, bởi GTTD siêu ngạch cũng được tạo ra trên cơ sở tăng NSLĐ.

Khái niệm: GTTD siêu ngạch là phần GTTD thu được do tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó.

GTTD siêu ngạch chỉ do một số nhà tư bản có kỹ thuật sản xuất tiên tiến thu được, nhưng khi tiến bộ kỹ thuật ấy được phổ biến trong toàn ngành thì nó không còn tồn tại nữa. Do đó, nếu xét từng trường hợp thì GTTD siêu ngạch chỉ là một hiện tượng tạm thời. Còn xét trên toàn XH tư bản thì GTTD siêu ngạch luôn tồn tại. Nó trở thành động lực mạnh mẽ để các nhà tư bản thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng NSLĐ,…
6. Quy luật giá trị thặng dư:
Nội dung quy luật: sản xuất ngày càng nhiều GTTD cho nhà tư bản bằng cách tăng cường bóc lột công nhân làm thuê.
Vị trí của quy luật: Quy luật GTTD là quy luật kinh tế tuyệt đối của CNTB vì nó:
+ Ra đời cùng với sự ra đời của PTSX TBCN
+ Phản ánh bản chất QHSX TBCN
+ Chi phối chiều hướng vận động, phát triển của PTSX TBCN
III. Tiền công trong chủ nghĩa tư bản
1. Bản chất kinh tế của tiền công trong CNTB:
Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động, hay giá cả của hàng hóa sức lao động.
4/20/2018
23
2. Hình thức tiền công cơ bản.
+ Tiền công tính theo thời gian: là hình thức trả công mà số lượng của nó tùy thuộc vào thời gian lao động của công nhân.
+ Tiền công tính theo sản phẩm :là hình thức tiền công mà số lượng của nó tùy thuộc vào số lượng sản phẩm được sản xuất ra hoặc số lượng công việc đã hoàn thành trong một thời gian nhất định.
Tiền công (tính theo sản phẩm) = số lượng sản phẩm x đơn giá tiền công

Tiền công trung bình
của người công nhân trong 1 ngày
Đơn giá tiền công =
Số lượng sản phẩm TB mà 1 người
công nhân sản xuất ra trong 1 ngày
3.Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
Tiền công danh nghĩa: là số tiền mà nhà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản.
Nhân tố ảnh hưởng: cung – cầu về sức lao động, giá trị sức lao động.
Tiền công thực tế: là tiền công được niểu hiện bằng số lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng mà người công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa.
Nhân tố ảnh hưởng: Tiền công danh nghĩa, giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)