Chương 5 giáo dục học

Chia sẻ bởi ĐINH THỊ HƯƠNG | Ngày 21/10/2018 | 112

Chia sẻ tài liệu: chương 5 giáo dục học thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG V: QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
V: QUI LUẬT CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
VI: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở PHỔ THÔNG









CHƯƠNG V: QUI LUẬT CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
CÁC QUI LUẬT DẠY HỌC BAO GỒM:
_ Qui luật về mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa môi trường xã hội với các thành tố của quá trình dạy học
_ Qui luật về mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy của giáo viên với hoạt đọng dạy của học sinh
_ Qui luật về mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa dạy học và giáo dục
_ Qui luật về mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa dạy học và sự phát triển trí tuệ
_ Qui luật về mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện của quá trình dạy học
CHƯƠNG VI: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở PHỔ THÔNG
NGUYÊN TẮC DẠY HỌC
1.THỐNG NHẤT GIỮA TÍNH KHOA HỌC VÀ TÍNH GIÁO DỤC
2.THỐNG NHẤT GIỮA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
9.CHUYỂN QUÁ TRÌNH DẠY HỌC SANG QUÁ TRÌNH TỰ HỌC
4.THỐNG NHẤT GIỮA TÍNH CỤ THỂ VÀ TRỪU TƯỢNG
3.TÍNH HỆ THỐNG VÀ TÍNH TUẦN TỰ
5.TÍNH VỮNG CHẮC CỦA TRI THỨC VÀ SỰ PT NĂNG LỰC NHẬN THỨC CỦA HS
6.THỐNG NHẤT GIỮA TÍNH VỪA SỨC CHUNG VÀ VỪA SỨC RIÊNG
8.TÍNH CẢM XÚC TÍCH CỰC
7.SỰ THỐNG NHẤT GIỮA THẦY VÀ TRÒ
NGUYÊN TẮC 1: NGUYÊN TẮC DẠY HỌC ĐẢM BẢO SỰ THỐNG NHẤT GIỮA TÍNH KHOA HỌC VÀ TÍNH GIÁO DỤC
Chính là đảm bảo sự thống nhất giữa hai mặt phẩm chất và năng lực trong nhân cách học sinh
Kết hợp “dạy chữ” và “ dạy người”, thông qua “dạy chữ” để “ dạy người”.

TRANG BỊ CHO HS NHỮNG CHÂN LÍ
CHO HS HIỂU ĐƯỢC THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG ĐẠO ĐỨC TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC
BỒI DƯỠNG CHO HS NĂNG LỰC PHÊ PHÁN
TRÌNH BÀY THEO MỘT HỆ THỐNG LOGIC
GIÚP HS LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VẬN DỤNG PP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN HS
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CẦN PHẢI
VÍ DỤ:
Khi dạy học sinh bài VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP, GV cần giúp HS biết được:
Về kiến thức:
_ Nắm được các thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới ở nước ta.

_ Nắm được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới
Chẳng hạn
Bối cảnh:
Ngày 30/4/1975: đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn các vết thương chiến tranh và xây dựng, phát triển đất nước
Nước ta đi lênh từ 1 nước nông nghiệp lạc hậu
Thành tựu:
Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, (đạt 9.5% năm 1999, 8.4% năm 2005).
Về kĩ năng:
- Khai thác được các thông tin kinh tế - xã hội từ bảng số liệu, biểu đồ.
- Biết liên hệ các kiến thức địa lí với các kiến thức về lịch sử, giáo dục công dân trong lĩnh hội tri mới.

Về thái độ:
Xác định tinh thần trách nhiệm của mỗi người đối với sự nghiệp phát triển đất nước

Như vậy:

Sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục được bảo đảm.

Thông qua bài này, HS không những nắm được những kiến thức, kĩ năng cơ bản mà còn giúp học sinh xác định được trách nhiệm của mình đối với đất nước, từ đó có thái độ học tập và rèn luyện tốt hơn
Nguyên tắc 2: Dạy học đảm bảo sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn.

Chính là sự thống nhất giữa kiến thức và kĩ năng, giữa lí thuyết và thực hành.
Lí luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng với nhau => góp phần nâng cao giá trị thực tiễn của dạy học làm cho người học thấy được việc học tập có ích cho bản thân, gia đình, xã hội.
Biện pháp thực hiện

Khi xây dựng nội dung dạy học cần lựa chọn những tri thức khoa học hiện đại, phù hợp với thực tiễn => học sinh có nhu cầu hứng thú nhận thức, phản ánh (hay liên hệ) thực tiễn vào nội dung bài học
Khai thác tối đa sự trải nghiệm của học sinh trong cuộc sống
Phối hợp các phương pháp dạy học: thí nghiệm, thực hành, giải quyết vấn đề
Trong quá trình dạy, gắn lí thuyết với thực hành.
VÍ DỤ MINH HỌA
Giáo viên dạy môn lịch sử khi dạy về “chiến thắng Điện Biên Phủ”:

Cho học sinh đọc SGK nắm các thông tin
Cung cấp cho học sinh thêm các chi tiết quan trọng cần nắm vững
Cho học sinh xem các lược đồ trận đánh trong SGK
Tổ chức một buổi cho cả lớp đi thăm viện Bảo tàng Quân sự để được hiểu rõ hơn về cuộc chiến tranh
Nguyên tắc 3: tính tuần tự và tính hệ thống trong dạy học
DẠY HỌC PHÁT TRIỂN TRI THỨC


HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GIÚP HỌC SS NẮM VỮNG TRI THỨC VÀ HÌNH THÀNH CÁC KĨ NĂNG, KĨ XẢO
PHÁT TRIỂN TƯ DUY
HÌNH THÀNH Ý THỨC

Biện pháp thực hiện:
_ Xây dựng hệ thống môn học, chương trình, chủ đề
_ Kết hợp đồ dùng trực quan với lời nói sinh động
_ Phải tính tới mối liên hệ giữa cá môn học, giữa tri thức từng môn và tích hợp tri thúc các môn
_ Hình thành cho học sinh thói quen lập kế hoạch một cách hợp lí
Nguyên tắc 4: đảm bảo sự thống nhất giữa tính cụ thể và tính trừu tượng
Trừu tượng: là bộ phận của cái toàn bộ được tách ra và cô lập với mối quan hệ và sự tương tác giữa các thuộc tính, các mặt, cho phép ta lĩnh hội gián tiếp

Cụ thể: những mặt, những thuộc tính có quan hệ với hiện tượng của hiện thực khách quan
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
SỬ DỤNG NHIỀU LOẠI PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN
LỜI NÓI SINH ĐỘNG, DIỄN CẢM, GIÀU HÌNH TƯỢNG
RÈN LUYỆN ÓC QUAN SÁT VÀ KHẢ NĂNG KHÁI QUÁT CHO NGƯỜI HỌC
ĐỀ XUẤT CHO HỌC SINH CÁC BÀI HỌC NHẬN THỨC ĐÒI HỎI PHẢI THIẾT LẬP ĐƯỢC MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁI CỤ THỂ VÀ CÁI TRỪU TƯỢNG
NGUYÊN TẮC 5:TÍNH VỮNG CHẮC CỦA TRI THỨC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC CỦA HS
YÊU CẦU: Làm cho HS nắm vững nội dung dạy học, phát triển tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng, trí nhớ…

VÍ DỤ: Giáo viên dạy văn ở nhà trường THPT sẽ thực hiện các hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ (kiểm tra miệng)
2.Kiểm tra vở soạn bài ở nhà
3. Kiểm tra 15 phút, 45 phút…
4. Gọi học sinh trả lời câu hỏi trong giờ…
Giúp HS kết hợp hài hòa giữa ghi nhớ có chủ định và ghi nhớ không chủ định
Hình thành kĩ năng tra cứu, tìm tri thức cho HS tránh học thuộc máy móc
GV thường xuyên đặt ra bài tập đòi hỏi HS suy nghĩ
Tạo điều kiện cho HS vận dụng sáng tạo tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
GV tiến hành kiểm tra, đánh giá và hình thành cho HS thói quen tự đánh giá, kiểm tra
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
NGUYÊN TẮC 6: SỰ THỐNG NHẤT GIỮA TÍNH VỪA SỨC CHUNG VÀ TÍNH VỪA SỨC RIÊNG TRONG DẠY HỌC
YÊU CẦU:
_ Qúa trình dạy học cần lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với sự phát triển chung của lớp và của cá nhân
_ Dạy học vừa sức là đề ra những yêu cầu, nhiệm vụ mà HS có thể hoàn thành được
KẾT LUẬN SƯ PHẠM: Nguyên tắc này đảm bảo cho sự phát triển không đồng đều về tâm, sinh lý của HS nhằm kích thích sự phát triển chung của tập thể cũng như của nhóm HS và từng HS cá biệt
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Dạy học phân hóa theo 2 hướng chính:
Dạy học phân hóa trong(phân hóa nội tại) là: sử dụng biện pháp phân hóa thích hợp với các đối tượng khác nhau trong cùng một lớp học, một khoảng thời gian, đảm bảo thống nhất một chương trình và kế hoạch dạy học
Dạy học phân hóa ngoài là sử dụng biện pháp phân hóa rõ rệt về nội dung và cả hình thức tổ chức dạy học
ví dụ minh họa:
Khi dạy về Địa lí Việt Nam về vấn đề “ Lao động và việc làm”, ngoài những nội dung về nguồn lao động, sự phân bố lao động theo lãnh thổ, những phương pháp và phương hướng về vấn đề lao động thì GV cần cho HS những vấn đề mang tính thực tế như đặt ra những câu hỏi:
_ Vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay ntn?
_ Giáo dục có vai trò ntn đối với vấn đề việc làm?
=> Tạo luồng suy nghĩ cho HS và sự nhìn nhận của HS về thực tế kích thích tính tự giác và sự chủ động trong tư duy của HS
NGUYÊN TẮC 7: NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO SỰ THỐNG NHẤT GIỮA THẦY VÀ TRÒ





Vừa là đối tượng, vừa là khách thể cảu hoạt động dạy, vừa là chủ thể thức, chủ thể chiếm lĩnh tri thức…
Học sinh phải phát huy tính tự giác, tích cực, tính độc lập…
HỌC SINH





Giữ vai trò chủ đạo

Là người tổ chức, điều khiển, lãnh đạo hoạt động nhận thức của HS


GIÁO VIÊN
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Giáo dục cho HS ý thức về mục đích, nhiệm vụ học tập => xác định đúng động cơ và thái độ học tập
Khuyến khích tạo điều kiện cho HS trình bày ý kiến, ý tưởng, những thắc mắc….
Giáo viên nên sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Kích thích tư duy, phát triển trí tò mò, sáng tạo cho HS
4. Sử dụng phối hợp, sáng tạo các hình thức dạy học khác nhau
5. Tạo điều kiện cho HS trình bày =. Phát triển khả năng nhìn nhận, phân tích , đánh giá.. Để giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong đời sống
Nguyên tắc 8: tính cảm xúc và tính tích
cực của dạy học
NỘI DUNG NGUYÊN TẮC:
_ Trong quá trình dạy học phải gây cho người học sự hấp dẫn, hứng thú, lòng ham hiểu biết => Tác động mạnh mẽ tới tình cảm người học
+ Tình cảm thôi thúc con người hành động, cống hiến hết mình
+ Tình cảm tác động mạnh mẽ tới tâm lí, tư tưởng của con người
_ Bên cạnh phát triển tư duy trí nhớ cần phải bồi dưỡng tình cảm và óc tưởng tượng của HS
Biện pháp thực hiện:
Thực hiện mối liên hệ dạy học với cuộc sống, với thực tiễn xây dựng đất nước, với kinh nghiệm sống của bản than HS
Tăng cường hoạt động tích cực tìm tòi, đòi hỏi HS phải suy nghĩ, phát hiện
Sử dụng hình thức trò chơi nhận thức trong dạy học
Sử dụng các phương tiện nghệ thuật; âm nhạc, kịch, tác phẩm văn học…
Nhân cách người giáo viên có vai trò rất lớn trong sự tác động về mặt cảm xúc đối với người học

Tác động mạnh mẽ tới tình cảm người học
Tạo điều kiện hình thành tư duy logic và tư duy thẩm mĩ
Hình dung tốt nhất các sự kiện, hiện tượng, làm phong phú tâm hồn người học
Kích thích nhu cầu hiểu biết, hứng thú với học tập

Ví dụ khi dạy về bài thơ “tây tiến” CỦA quang dũng
_ Cho HS nghe một bài hát về binh đoàn Tây Tiến, về Việt Bắc, về kháng chiến chống Pháp
_ Cho HS xem hình ảnh về tập thơ “Tây Tiến”
Gây hứng thú cho HS khi tìm hiểu về bài thơ, về tác giả, về bối cảnh sáng tác
Kích thích cảm xúc tích cực của HS
Nguyên tắc 9: Chuyển quá trình dạy học sang quá trình tự học
NỘI DUNG NGUYÊN TẮC:
_ Hình thành cho người học nhu cầu, năng lực, phẩm chất tự học
_ Người học phải tự mình tìm ra kiến thức, khai thác kiến thức
_ Người học tự tổ chức đánh giá, kiểm tra, tự điều chỉnh hoạt động của mình(có thể làm cùng nhóm bạn)
_ Mỗi người phải tự học liên tục, suốt đời
Biện pháp thực hiện
_ Thông qua phương pháp giảng dạy của GV mà thúc đảy HS có kĩ năng làm việc độc lập
_ Hình thành cho HS kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng tổ chức, kiểm tra, đánh giá…
_ Cho HS hiểu rõ ý nghĩa của việc học tập cũng như tự học
_ Tìm hiểu khó khăn mà HS gặp phải khi tự học để có hướng giải quyết
_ Đưa ra các tấm gương tự học, các danh nhân văn hóa, lịch sử, các nhan vật trong và ngoài nước..
_ Tổ chức phong trào tự học trong lớp, trong trường
_ Tăng cường khối lượng tự học cho HS
KẾT LUẬN SƯ PHẠM
Các nguyên tắc dạy học (9 nguyên tắc) tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh có tác dụng chỉ đạo hoạt động dạy và học cảu giáo viên, học sinh trong quá trình dạy học. Các nguyên tắc này cần được vận dụng phối hợp và đồng bộ để mang lại hiệu quả dạy học tối ưu. Việc phối kết hợp các nguyên tắc thể hiện đậm nét trình độ nghiệp vụ sư phạm của mỗi người giáo viên trong quá trình dạy học.
CẢM ƠN CÁC BẠN
ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: ĐINH THỊ HƯƠNG
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)