CHƯƠNG 4 - SA

Chia sẻ bởi Cao Thị Kim Sa | Ngày 25/04/2019 | 80

Chia sẻ tài liệu: CHƯƠNG 4 - SA thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG 4: KIỂU DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC

Bài:
Tiết:
Tuần:
Bài 11 KIỂU MẢNG

1/ Mục tiêu bài dạy :
Về kiến thức:
Hiểu đúng khái niệm mảng một chiều và hai chiều.
Hiểu cách khai báo và truy cập đến các phần tử của mảng.
Về kỹ năng:
Cài đặt được thuật toán của một số bài toán đơn giản với kiểu dữ liệu mảng một chiều.
Thực hiện được khai báo mảng, truy cập, tính toán các phần tử của mảng.
Thái độ:
Rèn luyện ý thức tự giác học tập tích cực, ham thích tìm hiểu.Rèn luyện tư duy khoa học.
2/ Nội dung học tập:
Khái niệm mảng một chiều và hai chiều.
Cách khai báo và truy cập đến các phần tử của mảng.
3/ Chuẩn bị :
Giáo viên:
Giáo án, phiếu học tập cho học sinh.
Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp kết hợp trình chiếu powerpoint.
Học sinh:
Xem trước bài Kiểu Mảng.
4/ Tổ chức các hoạt động học tập :
Ổn định lớp và kiễm diện:Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp
Trả bài cũ:
Đây là bài đầu chương nên không kiểm tra bài cũ thay vào đó giáo viên giới thiệu nội dung chương mới như sau: Trong thực tế, các kiểu dữ liệu chuẩn không đủ để biểu diễn dữ liệu của một số bài toán hoặc là sẽ làm cho bài toán dài dòng và phức tạp, vì vậy trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu những kiểu dữ liệu mới để mô tả dữ liệu tốt hơn giảm bớt tính phức tạp hay dài dòng đó. Với các kiểu dữ liệu sau:
Kiểu mảng;
Kiểu xâu;
Kiểu bản ghi.
Nội dung bài học: Trong tiết học này chúng ta tìm hiểu về kiểu mảng
Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài giảng
(Phần in đậm là phân HS ghi chép)

Đặt vấn đề:
Xét các ví dụ sau:
(Để lưu trữ nhiệt độ các ngày trong một tuần, với các kiểu dữ liệu đã học ta có thể khai báo biến như sau:
Var t1,t2,t3,t4,t5,t6,t7
(Để lưu trữ chi tiêu của nhà hàng trong 1 tuần chúng ta cũng có thể khai báo với 7 biến như trên.
HS: Quan sát, theo dõi và lắng nghe

Câu hỏi:
Cùng với hai ví dụ trên nếu muốn lưu trữ dữ liệu trong một tháng vậy các em có nhận xét gì về số biến được dùng?
HS: Suy nghĩ và trả lời:ta phải dùng nhiều biến (30 biến)
Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu kiểu dữ liệu mới: kiểu mảng
Giới thiệu về kiểu mảng một chiều:
GV: Đưa ra ví dụ 1 trang 53 sách giáo khoa : nhập vào nhiệt độ trung bình của mỗi ngày trong 1 tuần, tính và in ra nhiệt độ trung bình của tuần và số lượng ngày trong tuần có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ trung bình của tuần.
HS: Quan sát, theo dõi, ghi chép.

GV: Đi vào phân tích 2 chương trình để so sánh cách sử dụng kiểu dữ liệu mảng một chiều tiện lợi hơn.
HS: Quan sát, theo dõi và ghi chép.







































Ứng với chương trình ví dụ trên ta xét :
Tên mảng một chiều:Nhietdo
Số lượng phần tử trong mảng: N
Kiểu dữ liệu của phần tử: real
Cách khai báo biến mảng một chiều: var Nhietdo: Kmang1;
Cách truy cập vào từng phần tử mảng:Nhietdo [i]
1a.Khai báo:
Từ ví dụ trên ta có cách khai báo biến mảng một chiều sau:
Cách khai báo nào tiện hơn?
Thông thường học sinh trả lời cách 1.
GV: Tùy theo bài mà chúng ta sẽ chọn một cách khai báo nhưng để giảm thiểu phức tap cho học sinh ta thường dùng cách 1.
Ví dụ ta có cấu trúc mảng B và chỉ số phần tử sau:

Chỉ số
1 2 3 4

Giá trị
11 42 61 79


Phần tử thứ 3 có giá trị là
B[3] = 61





























Mảng một chiều là dãy hữu hạn các phần tử cùng kiểu. Mảng được đặt tên và mỗi phần tử của nó có một chỉ số.Để mô tả mảng một chiều cần xác định kiểu của các phần tử và cách đánh số các
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Thị Kim Sa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)