CHUONG 4.ppt
Chia sẻ bởi Trieu Thi Lam Oanh |
Ngày 21/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: CHUONG 4.ppt thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHONG CÁCH.
A,Phương pháp dạy học phong cách học.
Phong cách học là: một bộ môn khoa học nghiên cứu những nguyên tắc lựa chọn và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để truyền đạt tư tưởng,tình cảm nhất định nhằm đạt được những hiệu quả thực tiễn cụ thể trong những điều kiện giao tiếp cụ thể.
1, Vị trí, nhiệm vụ của dạy học phong cách.
1.1, Vị trí.
- Là một trong ba bình diện quan trọng chi phối lời nói,chức năng giao tiếp, lĩnh hội tri thức , tạo lập ngôn bản, khơi dậy phát triển năng lực tư duy, sáng tạo.Hình thành kỹ năng nghe, nói, đọc,viết.
1.2,Nhiệm vụ.
Cung cấp cho học sinh những tri thức về phong cách học đã được hệ thống hóa, được nâng cao so với các lớp dưới.
Đảm bảo cho các em có cơ sở lý thuyết cần thiết để rèn luyện kĩ năng lĩnh hội văn bản, kĩ năng sản sinh văn bản và kĩ năng nói, viết thích hợp với các điều kiện giao tiếp.
Phong cách học ở THCS hướng tới việc giúp học sinh củng cố các tri thức về phong cách học , tu từ học đã được học từ lớp dưới từ đó giúp học sinh biết:
+ Tự xây dựng văn bản của mình.
+ Tự sửa chữa những sai sót, hình thành năng lực nói, viết một cách có phong cách, có nghệ thuật.
Có thể nói: Phong cách học nhằm đạt đến mục tiêu giúp học sinh thưởng thức cái hay của một văn bản viết, nói đúng phong cách, tự biết xây dựng cách viết cách nói đúng chuẩn.
2. Nội dung dạy học phong cách.
2.1. Dạy học tri thức.
Ví dụ:
- Lớp 6: Bài: 22, Tiết: 91, Nhân hóa
- Lớp 7: Bài: 13, Tiết: 55, Điệp ngữ
- Lớp 8: Bài: 9, Tiết: 37, Nói quá
- Lớp 9: Bài: 28, Tiết: 145, Biên bản
Chú ý khi dạy phong cách:
- Nắm chắc được các khái niệm chung về phong cách và tu từ học.
- Nắm các khái niệm có liên quan trực tiếp tới phần nội dung giảng dạy của nhà trường phổ thông.
- Nắm được mối quan hệ giữa các khái niệm.
cách học, cơ sở phân loại phong cách chức năng, lịch sự phong cách học, hướng phát triển của phong cách học trong giai đoạn hiện nay...
2.2. Rèn năng lực dạy học phong cách.
-Thông qua tri thức phong cách học sinh nắm được một cách tự giác về ngữ pháp Tiếng Việt thực tại.
-Vượt khỏi trình độ hiểu biết tùy tiện theo kinh nghiệm ngôn ngữ.
3. Dạy kiểu bài lý thuyết phong cách.
* Tổ chức dạy:
-Giáo viên: Chuẩn bị bài học ,nghiên cứu sách giáo khoa,tài liệu tham khảo,nhằm nắm vững nội dung yêu cầu để xác định mục tiêu bài học. Đồng thời dự kiến được các tình huống về phương pháp giảng dạy để thiết kế bài học trên giấy. Thiết kế bài học phải thể hiện được các hoạt động của thầy và trò.
-Các bước tổ chức dạy học trên lớp:
+ Bước 1: Ổn định tổ chức lớp,tạo tâm thế cho người học.Thời lượng từ 3->5 phút.Hình thức : kiểm tra sĩ số,kiểm tra bài cũ,sự chuẩn bị bài mới.
+Bước 2: Giới thiệu bài mới.
- Dùng phương pháp thông báo, giải thích.
-Định hướng, gây sự chú ý cho học sinh khi vào bài. Giới thiêu trực tiếp hoặc gián tiếp.
Giáo viên căn cứ vào đơn vị kiến thức của học sinh (chú ý phương pháp kết hợp ).
Chú ý: Cần chú ý vào đơn vị kiến thức đang và đã có của học sinh .
+ Bước 3: Dạy bài mới ,hình thành khái niệm ,quy tắc về phong cách cho học sinh .Thời lượng 15->20 phút .
Hoạt động chủ yếu : Thầy thiết kế, trò thi công.
+ Bước 4: Củng cố ,dặn dò.
Nhấn mạnh lại nội dung cơ bản của bài học ( bằng bài tập ,câu hỏi đánh giá ,dặn dò học sinh những điều cần học trong bài này ,nhiệm vụ ở nhà ). Thời lượng : 3 phút.
* Quy trình chi tiết :
- Công đoạn 1: Hình thành khái niệm ,quy tắc phong cách.
+ Giáo viên chọn ngữ liệu ( mẫu ) chứa các hiện tượng ngôn ngữ cần học để giới thiệu cho học sinh .
+ chú ý về thao tác chọn ngữ liệu (mẫu): Đảm bảo tính ngắn gọn, thẩm mĩ, giáo dục .
+Học sinh quan sát mẫu (quan sát và đọc).
+Học sinh phân tích ngữ liệu qua hệ thống câu hỏi có tính chất định hướng do giáo viên đưa ra.
+ Học sinh hoặc giáo viên gọi tên cho các hiện tượng ngôn ngữ , vừa phân tích.
+Học sinh khái quát hóa vấn đề và rút ra khái niệm và quy tắc ngôn ngữ cần học.
+ Học sinh đọc mục ghi nhớ SGK.
- Công đoạn 2: Luyện tập : Củng cố, khái quát các tri thức .
+ Hình thức tiến hành rất đa dạng,giáo viên có thể cho học sinh làm bài tập trên vở, trên bảng lớn, trên phiếu học tập, thông qua thảo luận nhóm, thông qua các trò chơi luyện tập.
+ Củng cố khái niệm vừa hình thành và rèn luyện kỹ năng sử dụng các quy tắc về phong cách.
3.2. Dạy thực hành phong cách.
3.2.1.Mục đích, yêu cầu của việc dạy học thực hành.
a, Mục đích.
- Căn cứ vào mức độ nhận thức của học sinh có thể chia các bài tập thực hành theo các cập độ:
+ Bài tập nhận diện .
+ Bài tập thông hiểu.
+ Bài tập vận dụng.
+ Bài tập sáng tạo.
- Bài tập ngữ pháp tiếng việt nên đưa về một hệ thống đủ về số lượng, phù hợp với mục đích của bài học và trình độ của học sinh.
-Việc chuẩn bị của giáo viên :
+ Giải trước tất cả các bài tập dự kiến sẽ luyện tập và đồng thời dự kiến các tình huống sư phạm có thể sảy ra.
+Vạch kế hoạch tiến hành.
b, Yêu cầu :
Đảm bảo những tính chất chung của việc thực hành ngôn ngữ (sử dụng có hiệu quả các phương tiện ngôn ngữ, trong hoạt động giao tiếp).
Học sinh phải có những kiến thức đầy đủ về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp,mà cần có một số vốn sống, vốn hiểu biết cũng như sự nhạy cảm ngôn ngữ nhất định.
Cần liên hệ, bổ sung làm rõ lý thuyết, củng cố lý thuyết.
A,Phương pháp dạy học phong cách học.
Phong cách học là: một bộ môn khoa học nghiên cứu những nguyên tắc lựa chọn và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để truyền đạt tư tưởng,tình cảm nhất định nhằm đạt được những hiệu quả thực tiễn cụ thể trong những điều kiện giao tiếp cụ thể.
1, Vị trí, nhiệm vụ của dạy học phong cách.
1.1, Vị trí.
- Là một trong ba bình diện quan trọng chi phối lời nói,chức năng giao tiếp, lĩnh hội tri thức , tạo lập ngôn bản, khơi dậy phát triển năng lực tư duy, sáng tạo.Hình thành kỹ năng nghe, nói, đọc,viết.
1.2,Nhiệm vụ.
Cung cấp cho học sinh những tri thức về phong cách học đã được hệ thống hóa, được nâng cao so với các lớp dưới.
Đảm bảo cho các em có cơ sở lý thuyết cần thiết để rèn luyện kĩ năng lĩnh hội văn bản, kĩ năng sản sinh văn bản và kĩ năng nói, viết thích hợp với các điều kiện giao tiếp.
Phong cách học ở THCS hướng tới việc giúp học sinh củng cố các tri thức về phong cách học , tu từ học đã được học từ lớp dưới từ đó giúp học sinh biết:
+ Tự xây dựng văn bản của mình.
+ Tự sửa chữa những sai sót, hình thành năng lực nói, viết một cách có phong cách, có nghệ thuật.
Có thể nói: Phong cách học nhằm đạt đến mục tiêu giúp học sinh thưởng thức cái hay của một văn bản viết, nói đúng phong cách, tự biết xây dựng cách viết cách nói đúng chuẩn.
2. Nội dung dạy học phong cách.
2.1. Dạy học tri thức.
Ví dụ:
- Lớp 6: Bài: 22, Tiết: 91, Nhân hóa
- Lớp 7: Bài: 13, Tiết: 55, Điệp ngữ
- Lớp 8: Bài: 9, Tiết: 37, Nói quá
- Lớp 9: Bài: 28, Tiết: 145, Biên bản
Chú ý khi dạy phong cách:
- Nắm chắc được các khái niệm chung về phong cách và tu từ học.
- Nắm các khái niệm có liên quan trực tiếp tới phần nội dung giảng dạy của nhà trường phổ thông.
- Nắm được mối quan hệ giữa các khái niệm.
cách học, cơ sở phân loại phong cách chức năng, lịch sự phong cách học, hướng phát triển của phong cách học trong giai đoạn hiện nay...
2.2. Rèn năng lực dạy học phong cách.
-Thông qua tri thức phong cách học sinh nắm được một cách tự giác về ngữ pháp Tiếng Việt thực tại.
-Vượt khỏi trình độ hiểu biết tùy tiện theo kinh nghiệm ngôn ngữ.
3. Dạy kiểu bài lý thuyết phong cách.
* Tổ chức dạy:
-Giáo viên: Chuẩn bị bài học ,nghiên cứu sách giáo khoa,tài liệu tham khảo,nhằm nắm vững nội dung yêu cầu để xác định mục tiêu bài học. Đồng thời dự kiến được các tình huống về phương pháp giảng dạy để thiết kế bài học trên giấy. Thiết kế bài học phải thể hiện được các hoạt động của thầy và trò.
-Các bước tổ chức dạy học trên lớp:
+ Bước 1: Ổn định tổ chức lớp,tạo tâm thế cho người học.Thời lượng từ 3->5 phút.Hình thức : kiểm tra sĩ số,kiểm tra bài cũ,sự chuẩn bị bài mới.
+Bước 2: Giới thiệu bài mới.
- Dùng phương pháp thông báo, giải thích.
-Định hướng, gây sự chú ý cho học sinh khi vào bài. Giới thiêu trực tiếp hoặc gián tiếp.
Giáo viên căn cứ vào đơn vị kiến thức của học sinh (chú ý phương pháp kết hợp ).
Chú ý: Cần chú ý vào đơn vị kiến thức đang và đã có của học sinh .
+ Bước 3: Dạy bài mới ,hình thành khái niệm ,quy tắc về phong cách cho học sinh .Thời lượng 15->20 phút .
Hoạt động chủ yếu : Thầy thiết kế, trò thi công.
+ Bước 4: Củng cố ,dặn dò.
Nhấn mạnh lại nội dung cơ bản của bài học ( bằng bài tập ,câu hỏi đánh giá ,dặn dò học sinh những điều cần học trong bài này ,nhiệm vụ ở nhà ). Thời lượng : 3 phút.
* Quy trình chi tiết :
- Công đoạn 1: Hình thành khái niệm ,quy tắc phong cách.
+ Giáo viên chọn ngữ liệu ( mẫu ) chứa các hiện tượng ngôn ngữ cần học để giới thiệu cho học sinh .
+ chú ý về thao tác chọn ngữ liệu (mẫu): Đảm bảo tính ngắn gọn, thẩm mĩ, giáo dục .
+Học sinh quan sát mẫu (quan sát và đọc).
+Học sinh phân tích ngữ liệu qua hệ thống câu hỏi có tính chất định hướng do giáo viên đưa ra.
+ Học sinh hoặc giáo viên gọi tên cho các hiện tượng ngôn ngữ , vừa phân tích.
+Học sinh khái quát hóa vấn đề và rút ra khái niệm và quy tắc ngôn ngữ cần học.
+ Học sinh đọc mục ghi nhớ SGK.
- Công đoạn 2: Luyện tập : Củng cố, khái quát các tri thức .
+ Hình thức tiến hành rất đa dạng,giáo viên có thể cho học sinh làm bài tập trên vở, trên bảng lớn, trên phiếu học tập, thông qua thảo luận nhóm, thông qua các trò chơi luyện tập.
+ Củng cố khái niệm vừa hình thành và rèn luyện kỹ năng sử dụng các quy tắc về phong cách.
3.2. Dạy thực hành phong cách.
3.2.1.Mục đích, yêu cầu của việc dạy học thực hành.
a, Mục đích.
- Căn cứ vào mức độ nhận thức của học sinh có thể chia các bài tập thực hành theo các cập độ:
+ Bài tập nhận diện .
+ Bài tập thông hiểu.
+ Bài tập vận dụng.
+ Bài tập sáng tạo.
- Bài tập ngữ pháp tiếng việt nên đưa về một hệ thống đủ về số lượng, phù hợp với mục đích của bài học và trình độ của học sinh.
-Việc chuẩn bị của giáo viên :
+ Giải trước tất cả các bài tập dự kiến sẽ luyện tập và đồng thời dự kiến các tình huống sư phạm có thể sảy ra.
+Vạch kế hoạch tiến hành.
b, Yêu cầu :
Đảm bảo những tính chất chung của việc thực hành ngôn ngữ (sử dụng có hiệu quả các phương tiện ngôn ngữ, trong hoạt động giao tiếp).
Học sinh phải có những kiến thức đầy đủ về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp,mà cần có một số vốn sống, vốn hiểu biết cũng như sự nhạy cảm ngôn ngữ nhất định.
Cần liên hệ, bổ sung làm rõ lý thuyết, củng cố lý thuyết.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trieu Thi Lam Oanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)