Chuong 4 - 75 tiet TCCN
Chia sẻ bởi Lê Thị Chung |
Ngày 18/03/2024 |
9
Chia sẻ tài liệu: chuong 4 - 75 tiet TCCN thuộc Giáo dục công dân
Nội dung tài liệu:
CHƯƠNG IV
BỔ TRỢ KIẾN THỨC GIÁO DỤC CÔNG DÂN
I. MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Môi trường và thực trạng bảo vệ môi trường ở nước ta
Môi trường và chức năng của môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người như: đất, nước, không khí, tài nguyên các loại có trong lòng đất, dưới đáy biển, trên rừng…có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất và sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên;
Chức năng của môi trường:
+ Thứ nhất: Môi trường là sinh quyển, sinh thái cần thiết cho sự sống tự nhiên của con người;
+ Thứ hai: Môi trường là nơi chứa đựng những nguồn tài nguyên làm thành đối tượng lao động sản xuất;
+ Thứ ba: Môi trường là nơi chứa đựng chất thải sinh hoạt của con người và của quá trình sản xuất;
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
b) Thực trạng bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay
Quá trình hoạt động của con người đã hủy hoại nghiêm trọng tới môi trường:
+ Môi trường đất, nước, khí quyển,… bị ô nhiễm nặng nề;
+ Tài nguyên rừng, biển, khoáng sản, các giống loài động – thực vật ngày một cạn kiệt do khai thác bừa bãi;
+ Thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường;
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
2. ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
a) Quan điểm, chủ trương của Đảng về bảo vệ môi trường
- Một là, “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường”;
- Hai là, “gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường”;
- Ba là, “Coi trọng nghiên cứu, dự báo và thực hiện các giải pháp ứng phó với quá trình biến đổi khí hậu và thảm họa thiên nhiên;
- Bốn là, xử lý triệt để những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đẩy mạnh cải tạo môi trường;
Năm là, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;
- Sáu là, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và của mọi công dân;
b) Công dân với việc bảo vệ môi trường
- Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương và ở nơi mình hoạt động;
- Vận động mọi người cùng thực hiện, đồng thời chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
II. CÁ NHÂN, TẬP THỂ VÀ XÃ HỘI
1. Cá nhân và tập thể
a) Khái niệm
- Cá nhân người là một chỉnh thể đơn nhất với một hệ thống những đặc điểm cụ thể, không lặp lại, khác biệt với những cá nhân khác về mặt sinh học cũng như về mặt xã hội.
- Tập thể là một tập hợp quan hệ các cá nhân thành từng nhóm xã hội dựa trên những quan điểm chung về lợi ích, về những nhu cầu kinh tế, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ,... và quan điểm tư tưởng.
b) Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể
- Giữa cá nhân và tập thể có mối quan hệ biện chứng, tức là vừa thống nhất vừa đối lập với nhau:
+ Sự thống nhất biện chứng: Mỗi cá nhân chỉ có thể tồn tại và phát triển được trong một cộng đồng nhất định.
+ Sự đối lập: Mặt khác cá nhân cũng luôn có khuynh hướng muốn đứng độc lập với tập thể, không chịu sự quy định, ràng buộc của tập thể.
- Để tạo lập mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và tập thể, cần tuân theo các nguyên tắc sau đây:
+ Kết hợp hài hòa giữa lợi ích và địa vị xã hội của cá nhân và tập thể.
+ Cá nhân tôn trọng tập thể, có ý thức, trách nhiệm và nghĩa vụ trước tập thể, có mối quan hệ bình đẳng, thân ái giữa các cá nhân trong tập thể.
+ Tập thể phải luôn luôn quan tâm đến cá nhân về tất cả các mặt.
2. CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI
a) Vai trò và trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội
- Xã hội là một cộng đồng người có tổ chức liên kết giữa các cá nhân với nhau.
b) Xây dựng mối quan hệ đúng đắn giữa cá nhân và xã hội hiện nay
Đảng và Nhà nước hòa lợi ích và nhu cầu giữa các cá nhân với xã hội;
Giải quyết kịp thời những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân;
Xây dựng Nhà nước với hệ thống pháp luật đầy đủ và có hiệu quả để quản lý xã hội;
Mở rộng dân chủ cho cá nhân;
Tăng cường giáo dục, nâng cao trình độ dân trí cho cá nhân;
18
a) Thực trạng và ý nghĩa giải quyết vấn đề dân số nước ta
Thực trạng vấn đề dân số nước ta hiện nay: Mức sinh đã giảm, nhưng dân số nước ta vẫn đang có những thách thức lớn: quy mô dân số lớn, tốc độ tăng còn nhanh; kết quả giảm sinh chưa thật vững chắc, chất lượng dân số còn thấp, mật độ dân số cao và phân bố chưa hợp lý,…
III. CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
1. Chính sách dân số
19
SƠ ĐỒ DÂN SỐ THẾ GIỚI
20
- Phân bố dân cư không đồng đều:
TÌNH HÌNH DÂN SỐ VIỆT NAM
- Sự bùng nổ dân số:
Ý nghĩa giải quyết vấn đề dân số nước ta
- Giảm được tốc độ tăng dân số, sớm ổn định quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lý;
Nâng cao chất lượng dân số và chất lượng đời sống cho nhân dân: xóa đói, giảm nghèo,…; giải quyết sức ép về nhà ở, việc làm, môi trường và phúc lợi xã hội: y tế, trường học,…
Giảm các tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm,…) và bệnh tật (HIV/AIDS, Lao phổi,…).
b) Nội dung chính sách dân số
Quy định thời gian (Tuổi kết hôn đối với Nam là 21 tuổi; đối với Nữ là 18 tuổi) và khoảng cách sinh con (Cách nhau 5 năm);
Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định;
Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản.
2. CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
a) Thực trạng lao động và ý nghĩa giải quyết việc làm
Thực trạng lao động nước ta hiện nay
Nông dân: 62 triệu người (70%); công nhân: 9,5 triệu người (10%); trí thức: 2,5 triệu người (2,15% dân số);
Năm 2010, có 20,1 triệu/48,8 triệu lao động đã qua đào; có 8,4 triệu người có bằng cấp; người có chuyên môn kỹ thuật là khoảng 40%;
Cơ cấu đào tạo hiện còn bất hợp: Đại học và trên Đại học là 1, THCN là 1,3 và công nhân kỹ thuật là 0,92; trong khi trên thế giới, tỷ lệ này là 1-4-10.
Lao động hàng năm tăng 3,2 - 3,5%; lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2011 là 51,39 triệu người, tăng 1,97% so với năm 2010. Trong độ tuổi lao động là 46,48 triệu người, tăng 0,12%. Tỷ trọng lao động nông - lâm – ngư nghiệp giảm từ 48,7% (2010) xuống 48,0% (2011); công nghiệp và xây dựng tăng từ 21,7% lên 22,4%; dịch vụ duy trì ở mức 29,6%.
Ý nghĩa giải quyết việc làm
Giải quyết tốt vấn đề việc làm sẽ thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển;
Phát huy tối đa nguồn nhân lực, tạo đà cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa;
Góp phần nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân; Giảm các tệ nạn xã hội;
Việc đào tạo lao động có tay nghề kỹ thuật sẽ đáp ứng yêu cầu làm việc ngày càng cao đối với lao động nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay;
b) Nội dung chính sách việc làm
- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn lao động gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội;
- Phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài, xây dựng và hoàn thiện hệ thống giá trị đạo đức: trách nhiệm công dân, tinh thần học tập, trau dồi tri thức;
Phát triển nguồn lao động phải gắn với nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân, chính sách lương - thưởng, bảo đảm an sinh xã hội;
Cải thiện và tăng cường thông tin về các nguồn lao động theo hướng rộng rãi và dân chủ;
Nghiên cứu, tổng kết thường kỳ về nguồn lao động Việt Nam;
Đổi mới tư duy, có cái nhìn mới về con người, nguồn lao động Việt Nam;
c) Công dân với việc làm
Chấp hành chính sách giải quyết việc làm và pháp luật về lao động;
Trau dồi kiến thức và tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tác phong làm việc công nghiệp, chuyên môn hóa;
Lao động cần cù, năng động, sáng tạo trong công việc;
Có ý chí vươn lên nắm bắt khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, định hướng nghề nghiệp đúng đắn;
BỔ TRỢ KIẾN THỨC GIÁO DỤC CÔNG DÂN
I. MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Môi trường và thực trạng bảo vệ môi trường ở nước ta
Môi trường và chức năng của môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người như: đất, nước, không khí, tài nguyên các loại có trong lòng đất, dưới đáy biển, trên rừng…có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất và sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên;
Chức năng của môi trường:
+ Thứ nhất: Môi trường là sinh quyển, sinh thái cần thiết cho sự sống tự nhiên của con người;
+ Thứ hai: Môi trường là nơi chứa đựng những nguồn tài nguyên làm thành đối tượng lao động sản xuất;
+ Thứ ba: Môi trường là nơi chứa đựng chất thải sinh hoạt của con người và của quá trình sản xuất;
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
b) Thực trạng bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay
Quá trình hoạt động của con người đã hủy hoại nghiêm trọng tới môi trường:
+ Môi trường đất, nước, khí quyển,… bị ô nhiễm nặng nề;
+ Tài nguyên rừng, biển, khoáng sản, các giống loài động – thực vật ngày một cạn kiệt do khai thác bừa bãi;
+ Thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường;
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
2. ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
a) Quan điểm, chủ trương của Đảng về bảo vệ môi trường
- Một là, “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường”;
- Hai là, “gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường”;
- Ba là, “Coi trọng nghiên cứu, dự báo và thực hiện các giải pháp ứng phó với quá trình biến đổi khí hậu và thảm họa thiên nhiên;
- Bốn là, xử lý triệt để những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đẩy mạnh cải tạo môi trường;
Năm là, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;
- Sáu là, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và của mọi công dân;
b) Công dân với việc bảo vệ môi trường
- Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương và ở nơi mình hoạt động;
- Vận động mọi người cùng thực hiện, đồng thời chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
II. CÁ NHÂN, TẬP THỂ VÀ XÃ HỘI
1. Cá nhân và tập thể
a) Khái niệm
- Cá nhân người là một chỉnh thể đơn nhất với một hệ thống những đặc điểm cụ thể, không lặp lại, khác biệt với những cá nhân khác về mặt sinh học cũng như về mặt xã hội.
- Tập thể là một tập hợp quan hệ các cá nhân thành từng nhóm xã hội dựa trên những quan điểm chung về lợi ích, về những nhu cầu kinh tế, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ,... và quan điểm tư tưởng.
b) Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể
- Giữa cá nhân và tập thể có mối quan hệ biện chứng, tức là vừa thống nhất vừa đối lập với nhau:
+ Sự thống nhất biện chứng: Mỗi cá nhân chỉ có thể tồn tại và phát triển được trong một cộng đồng nhất định.
+ Sự đối lập: Mặt khác cá nhân cũng luôn có khuynh hướng muốn đứng độc lập với tập thể, không chịu sự quy định, ràng buộc của tập thể.
- Để tạo lập mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và tập thể, cần tuân theo các nguyên tắc sau đây:
+ Kết hợp hài hòa giữa lợi ích và địa vị xã hội của cá nhân và tập thể.
+ Cá nhân tôn trọng tập thể, có ý thức, trách nhiệm và nghĩa vụ trước tập thể, có mối quan hệ bình đẳng, thân ái giữa các cá nhân trong tập thể.
+ Tập thể phải luôn luôn quan tâm đến cá nhân về tất cả các mặt.
2. CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI
a) Vai trò và trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội
- Xã hội là một cộng đồng người có tổ chức liên kết giữa các cá nhân với nhau.
b) Xây dựng mối quan hệ đúng đắn giữa cá nhân và xã hội hiện nay
Đảng và Nhà nước hòa lợi ích và nhu cầu giữa các cá nhân với xã hội;
Giải quyết kịp thời những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân;
Xây dựng Nhà nước với hệ thống pháp luật đầy đủ và có hiệu quả để quản lý xã hội;
Mở rộng dân chủ cho cá nhân;
Tăng cường giáo dục, nâng cao trình độ dân trí cho cá nhân;
18
a) Thực trạng và ý nghĩa giải quyết vấn đề dân số nước ta
Thực trạng vấn đề dân số nước ta hiện nay: Mức sinh đã giảm, nhưng dân số nước ta vẫn đang có những thách thức lớn: quy mô dân số lớn, tốc độ tăng còn nhanh; kết quả giảm sinh chưa thật vững chắc, chất lượng dân số còn thấp, mật độ dân số cao và phân bố chưa hợp lý,…
III. CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
1. Chính sách dân số
19
SƠ ĐỒ DÂN SỐ THẾ GIỚI
20
- Phân bố dân cư không đồng đều:
TÌNH HÌNH DÂN SỐ VIỆT NAM
- Sự bùng nổ dân số:
Ý nghĩa giải quyết vấn đề dân số nước ta
- Giảm được tốc độ tăng dân số, sớm ổn định quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lý;
Nâng cao chất lượng dân số và chất lượng đời sống cho nhân dân: xóa đói, giảm nghèo,…; giải quyết sức ép về nhà ở, việc làm, môi trường và phúc lợi xã hội: y tế, trường học,…
Giảm các tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm,…) và bệnh tật (HIV/AIDS, Lao phổi,…).
b) Nội dung chính sách dân số
Quy định thời gian (Tuổi kết hôn đối với Nam là 21 tuổi; đối với Nữ là 18 tuổi) và khoảng cách sinh con (Cách nhau 5 năm);
Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định;
Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản.
2. CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
a) Thực trạng lao động và ý nghĩa giải quyết việc làm
Thực trạng lao động nước ta hiện nay
Nông dân: 62 triệu người (70%); công nhân: 9,5 triệu người (10%); trí thức: 2,5 triệu người (2,15% dân số);
Năm 2010, có 20,1 triệu/48,8 triệu lao động đã qua đào; có 8,4 triệu người có bằng cấp; người có chuyên môn kỹ thuật là khoảng 40%;
Cơ cấu đào tạo hiện còn bất hợp: Đại học và trên Đại học là 1, THCN là 1,3 và công nhân kỹ thuật là 0,92; trong khi trên thế giới, tỷ lệ này là 1-4-10.
Lao động hàng năm tăng 3,2 - 3,5%; lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2011 là 51,39 triệu người, tăng 1,97% so với năm 2010. Trong độ tuổi lao động là 46,48 triệu người, tăng 0,12%. Tỷ trọng lao động nông - lâm – ngư nghiệp giảm từ 48,7% (2010) xuống 48,0% (2011); công nghiệp và xây dựng tăng từ 21,7% lên 22,4%; dịch vụ duy trì ở mức 29,6%.
Ý nghĩa giải quyết việc làm
Giải quyết tốt vấn đề việc làm sẽ thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển;
Phát huy tối đa nguồn nhân lực, tạo đà cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa;
Góp phần nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân; Giảm các tệ nạn xã hội;
Việc đào tạo lao động có tay nghề kỹ thuật sẽ đáp ứng yêu cầu làm việc ngày càng cao đối với lao động nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay;
b) Nội dung chính sách việc làm
- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn lao động gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội;
- Phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài, xây dựng và hoàn thiện hệ thống giá trị đạo đức: trách nhiệm công dân, tinh thần học tập, trau dồi tri thức;
Phát triển nguồn lao động phải gắn với nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân, chính sách lương - thưởng, bảo đảm an sinh xã hội;
Cải thiện và tăng cường thông tin về các nguồn lao động theo hướng rộng rãi và dân chủ;
Nghiên cứu, tổng kết thường kỳ về nguồn lao động Việt Nam;
Đổi mới tư duy, có cái nhìn mới về con người, nguồn lao động Việt Nam;
c) Công dân với việc làm
Chấp hành chính sách giải quyết việc làm và pháp luật về lao động;
Trau dồi kiến thức và tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tác phong làm việc công nghiệp, chuyên môn hóa;
Lao động cần cù, năng động, sáng tạo trong công việc;
Có ý chí vươn lên nắm bắt khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, định hướng nghề nghiệp đúng đắn;
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Chung
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)