Chuong 3 (tiep theo )75 tiet TCCN

Chia sẻ bởi Lê Thị Chung | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: chuong 3 (tiep theo )75 tiet TCCN thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG III
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
IV. ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG TRÊN CÁC LĨNH VỰC LỚN
1) Đường lối công nghiệp hoá
a) Sự cần thiết của công nghiệp hoá
Thời kỳ (1960 - 1976) Đảng ta đã khẳng định CNH là nhiệm vụ trung tâm trong suốt TKQĐ lên CNXH ở nước ta. Đó là quá trình từng bước XD CSVC - KT của CNXH, đưa nền KT nước ta từ SX nhỏ lên SX lớn XHCN. Ưu tiên phát triển CN nặng một cách hợp lý trên cơ sở ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
Đại hội lần thứ V (3/1982) có sự phát triển mới về nhận thức, coi nhiệm vụ hàng đầu của CNH là tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên SX lớn XHCN, ra sức đẩy mạnh SX hàng tiêu dùng và hàng XK.
Nhiệm vụ của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là tiếp tục XD những tiền đề cần thiết cho đẩy mạnh CNH XHCN theo hướng hiện đại, gắn liền với phát triển nông nghiệp toàn diện; từng bước XD CSVCKT, không ngừng nâng cao NSLĐ xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.

ĐH VI từ việc chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm, đã cụ thể hóa nội dung chính của CNH XHCN trong chặng đường đầu tiên là thực hiện cho bằng được 3 chương trình lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng và hàng XK trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên của TKQĐ.
ĐH VII (6/1991) Đảng ta tiếp tục có những nhận thức mới, ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn về CNH gắn với HĐH. ĐH đã xác định rõ vai trò “mặt trận hàng đầu” của nông nghiệp, và trên thực tế đầu tư cho nông nghiệp từ ngân sách đã tăng lên. ĐH đề cập đến lĩnh vực dịch vụ kinh tế - kỹ thuật trong việc đáp ứng yêu cầu SX, đời sống và hợp tác quốc tế; đưa ra chiến lược phát triển kinh tế vùng phù hợp với chiến lược chung cả nước.
HNTW 7 khoá VII (01/1994), đã có bước đột phá mới trong nhận thức về CNH: “CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động SX kinh doanh, dịch vụ và QLKT, XH, từ sử dụng SLĐ thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến SLĐ với công nghệ, phương tiện và PP tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển CN và tiến bộ KH, công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”.

ĐH VIII (6/1996) khẳng định nước ta đã chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Mục tiêu lâu dài của CNH, HĐH là cải biến nước ta thành một nước CN có CSVCKT hiện đại, có cơ cấu KT hợp lý, QHSX tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của sức sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, QP, AN vững chắc, dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, văn minh. Phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước CN.
ĐH IX (6/1996) xác định con đường CNH - HĐH của nước ta xác định là cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt. Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người VN; coi phát triển GD và ĐT, KH và công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp CNH, HĐH.
Tư tưởng của chiến lược của CNH, HĐH là bảo đảm xây dựng nền KT độc lập tự chủ, đồng thời có tiềm lực KT đủ mạnh, có mức tích luỹ ngày càng cao từ nội bộ nền KT; có cơ cấu KT hợp lý, có sức mạnh cạnh tranh, kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại và có một số ngành CN nặng then chốt.
ĐH X (4/2006) xác định đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KT tri thức để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Các quan điểm này tiếp tục được ĐH XI (01/2011) bổ sung, phát triển: “ Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển KT tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường”.
b) Đường lối CNH, HĐH GĐ hiện nay
* Mục tiêu
Mục tiêu cơ bản của CNH, HĐH là cải biến nước ta thành một nước CN có CSVC - KT hiện đại, có cơ cấu KT hợp lý, QHSX tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, mức sống vật chất và tinh thần cao, QP - AN vững chắc, dân giàu, nước mạnh, DC, công bằng, văn minh. Từ nay đến giữa TK XXI, nước ta trở thành một nước CN hiện đại theo định hướng XHCN.
* Quan điểm
Một là, CNH gắn với HĐH và CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Hai là, CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế.
Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Bốn là, coi phát triển khoa học và công nghệ là nền tảng, là động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Năm là, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
* Nội dung đẩy mạnh CNH, HĐH trong thời kỳ quá độ
+ CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển KT tri thức và BV tài nguyên, môi trường; XD cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
+ Coi trọng phát triển các ngành CN nặng, CN chế tạo có tính nền tảng và các ngành CN có lợi thế; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng cao gắn với CN chế biến và XD nông thôn mới.

+ Bảo đảm phát triển hài hoà giữa các vùng, miền; thúc đẩy phát triển nhanh các vùng KT trọng điểm, đồng thời tạo ĐK phát triển các vùng có nhiều khó khăn. XD nền KT độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội nhập KT QT.
* Nội dung đẩy mạnh CNH, HĐH thời kỳ 2011 - 2015
+ Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững.
+ Phát triển CN và XD theo hướng hiện đại, tiếp tục tạo nền tảng cho một nước CN, nâng cao khả năng độc lập, tự chủ của nền KT.
+ Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp toàn diện theo hướng CNH, HĐH gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn.
+ Phát triển các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch và các dịch vụ có giá trị gia tăng cao.

+ Tập trung XD, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
2) Đường lối XD nền KTTT định hướng XHCN
a) Sự cần thiết xây dựng nền KTTT định hướng XHCN
+ Trước năm 1986, Đảng ta chưa thừa nhận nền KT nhiều thành phần, SX hàng hoá và cơ chế thị trường, coi kế hoạch hoá là đặc trưng quan trọng nhất của KT TKQĐ lên CNXH và không áp dụng KTTT, coi nó là cái riêng có của CNTB.
+ Bước đột phá đầu tiên từ HN lần thứ 6, khoá IV (8/1979) với chủ trương phá bỏ mọi rào cản làm cho SX “bung ra”. Chỉ thị số 100 - CT/TW (01/1981) của Ban Bí thư TW khoá IV về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong nông nghiệp; Quyết định 25/CP và 26/CP (01/1981) của CP về việc trả lương khoán, lương sản phẩm, áp dụng hình thức tiền thưởng trong các xí nghiệp công nghiệp đã tạo ra động lực mới thúc đẩy KT phát triển.
+ HN lần thứ 8, khoá V (6/1985) là bước đột phá thứ hai với chủ trương dứt khoát xoá bỏ cơ chế QLKT tập trung, bao cấp, thực hiện cơ chế một giá; xoá bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp; chuyển mọi hoạt động SX kinh doanh sang cơ chế hạch toán kinh doanh XHCN.
+ Kết luận của Bộ Chính trị khoá V (8/1986), bước đột phá thứ ba, khẳng định dứt khoát xoá bỏ cơ chế QL tập trung quan liêu, bao cấp, thực hiện đúng QLGT, sử dụng đúng QH hàng hoá, tiền tệ, thực hiện cơ chế một giá; coi KT nhiều thành phần là một đặc trưng của TKQĐ lên CNXH ở nước ta.

+ Thời kỳ (1986 - 1996), Đảng chủ trương tiếp tục xoá bỏ cơ chế tập trung, bao cấp; giải phóng mọi hoạt động SX, kinh doanh; thực hiện khoán sản phẩm cuối cùng trong nông nghiệp đến hộ gia đình. Kết hợp động lực KT với động lực tinh thần, thực hiện hài hoà lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và XH.

“Phát triển nền KT hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. KT quốc doanh và KT tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền KT quốc dân. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả LĐ và hiệu quả KT là chủ chủ yếu”.
Thị trường vừa là căn cứ, vừa là đối tượng của KH, có vai trò trực tiếp hướng dẫn các đơn vị KT lựa chọn lĩnh vực hoạt động và phương án tổ chức SX - KD.
+ Thời kỳ (1996 - 2011), Đảng ta khẳng định nhận thức mới, coi KTTT không phải là cái riêng có của CNTB mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại, không đối lập với CNXH. KTTT tồn tại khách quan trong TKQĐ lên CNXH và cần thiết sử dụng KTTT để XD CNXH ở nước ta.
“Nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta là nền KT hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự QL của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của ĐCS. Đây là một hình thái KTTT vừa tuân theo những QL của KTTT, vừa dựa trên cơ sở và được sự dẫn dắt, chi phối bởi các NT và bản chất của CNXH”.
* Đặc trưng của nền KTTT định hướng XHCN
+ Về mục tiêu
Mục tiêu của KTTT định hướng XHCN ở nước ta nhằm thực hiện “dân giàu, nước mạnh, DC, công bằng, văn minh”, giải phóng mạnh mẽ LLSX và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khả giả hơn.
==> Mục tiêu trên thể hiện rõ mục đích phát triển KT vì con người, GP LLSX, phát triển KT để nâng cao đời sống cho mọi người, mọi người đều được hưởng những thành quả phát triển. Ở đây thể hiện sự khác biệt với mục đích tất cả vì lợi nhuận phục vụ lợi ích của các nhà TB, BV và phát triển CNTB.
+ Về CĐSH và các TPKT
Phát triển nền KT với nhiều hình thức SH, nhiều thành phần KT nhằm giải phóng mọi tiềm năng trong mọi thành phần KT, trong mỗi cá nhân và mọi vùng miền ... phát huy tối đa nội lực để phát triển nhanh nền KT. Trong nền KT nhiều thành phần, KT nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là công cụ chủ yếu để Nhà nước điều tiết nền KT, định hướng cho sự phát triển.
+ Về chế độ quản lý
Nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta do nhà nước XHCN QL – nhà nước của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân LĐ.
“Nhà nước QL nền KTTT định hướng XHCN bằng luật pháp, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, KH và các nguồn lực KT, giữ vững ổn định KT vĩ mô, tạo lập, phát triển đầy đủ, đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của nền KT, định hướng phát triển, phát huy mặt tích cực, hạn chế, khắc phục mặt trái, tiêu cực của cơ chế thị trường”.
+ Về chế độ phân phối
“Phân phối kết quả làm ra chủ yếu theo kết quả LĐ, hiệu quả KT, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh XH, phúc lợi XH”.
+ Về chính sách xã hội
“ Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách”.
b) Nội dung hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN trong thời kỳ (2011 - 2015)
+ Giữ vững định hướng XHCN của nền KTTT.
+ Phát triển các hình thức SH, các thành phần KT, các loại hình doanh nghiệp.
+ Phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường.
+ Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với nền KTTT định hướng XHCN.
3) Đường lối XD HTCT
* Khái niệm:
Hệ thống chính trị là phạm trù để chỉ một chỉnh thể bao gồm nhà nước, các đảng phái chính trị, các tổ chức CT - XH hợp pháp nhưng ưu thế và vai trò chủ đạo thuộc về các thiết chế của giai cấp cầm quyền để tác động vào các quá trình KT - XH nhằm phát triển XH theo đường lối của giai cấp cầm quyền.
HTCT ở Việt Nam gồm ĐCSVN giữ quyền lãnh đạo XH, Nhà nước CHXHCNVN, MTTQVN và các đoàn thể CT - XH. Các thành tố đó có mối quan hệ gắn bó, tác động lẫn nhau, trong đó, Đảng là hạt nhân lãnh đạo, Nhà nư­ớc là tổ chức cốt yếu thực thi quyền lực của nhân dân, Mặt trận và các đoàn thể CT - XH là tổ chức phát huy quyền làm chủ của dân.
* Mục tiêu XD HTCT
Mục tiêu chủ yếu của đổi mới HTCT là nhằm thực hiện tốt hơn DC XHCN, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Toàn bộ tổ chức và hoạt động của HTCT ở nước ta trong giai đoạn mới là nhằm XD và hoàn thiện nền DC XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
* Quan điểm XD HTCT
+ Một là, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới KT với đổi mới CT, lấy đổi mới KT làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới CT.
+ Hai là, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của HTCT không phải là hạ thấp hoặc thay đổi bản chất của nó, mà là nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực QL của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, làm cho HTCT hoạt động năng động hơn, có hiệu quả hơn, phù hợp với đường lối đổi mới toàn diện, đồng bộ đất nước; đặc biệt là phù hợp với yêu cầu của nền KTTT định hướng XHCN, của sự CNH, HĐH gắn với KT tri thức, với yêu cầu hội nhập KTQT.
+ Ba là, đổi mới HTCT một cách toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.
+ Bốn là, đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của HTCT với nhau và với XH, tạo ra sự vận động cùng chiều của cả hệ thống theo hướng tác động, thúc đẩy XH phát triển, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
b) Đường lối XD ĐCSVN
“ ĐCSVN là đội tiên phong của GCCN, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của DT Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của GCCN, nhân dân lao động và của dân tộc”.
* Vai trò của Đảng trong HTCT
Cương lĩnh XD đất nước trong TKQĐ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định: “ Đảng lãnh đạo HTCT, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để XDĐ, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ HP và PL”.
* Phương thức lãnh đạo của Đảng trong HTCT
+ Đảng lãnh đạo XH bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên.
+ Đảng thống nhất lãnh đạo công tác CB và quản lý đội ngũ CB, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của HTCT.
+ Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và ĐV hoạt động trong các tổ chức của HTCT, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu.
=> Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải:
+ Vững mạnh về CT, tư tưởng và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo.
+ Giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, tăng cường dân chủ và kỷ luật trong hoạt động của Đảng.
+ Thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và mọi hành động chia rẽ, bè phái.
+ Đảng chăm lo XD đội ngũ CB, đảng viên trong sạch, có phẩm chất, năng lực, có sức chiến đấu cao theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; quan tâm bồi dưỡng, đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và DT.
Đường lối XDĐ (2011 - 2015)
Một là, tăng cường XDĐ về chính trị.
Hai là, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng, lý luận.
Ba là, rèn luyện phẩm chất đạo đức CM, chống chủ nghĩa cá nhân.
Bốn là, tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị.
Năm là, kiện toàn tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên.
Sáu là, đổi mới CTCB, coi trọng công tác BV CT nội bộ. Thực hiện tốt Chiến lược CB thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
Bảy là, đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát.
Tám là, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
c) Đường lối XD và hoàn thiện Nhà nước CHXHCNVN
* Sự cần thiết XD và hoàn thiện NN
Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định Nhà nước luôn luôn là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. CT HCM chỉ rõ nước ta là nước dân chủ, dân là gốc, dân là chủ và dân làm chủ, Nhà nước của ta là nhà nước XHCN của dân, do dân, vì dân.
Từ sau CMT8 1945 đến nay, Đảng ta luôn luôn coi trọng XD nhà nước của dân, do dân, vì dân, đoàn kết toàn DT. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta có nhiều chủ trương XD NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng đã có nhiều chủ trương tiến hành cải cách lớn về tổ chức BMNN, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của NN.
Tuy nhiên NN ta còn những mặt yếu kém, chưa thật trong sạch vững mạnh; tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu còn nghiêm trọng; hiệu lực QL, điều hành chưa nghiêm; kỷ cương XH bị buông lỏng.
Xu thế toàn cầu hoá và cạnh tranh KT gay gắt, sự phức tạp của tình hình CT thế giới; sự chống phá nhà nước ta của CNĐQ và các thế lực thù địch rất quyết liệt.
==> Để làm tròn nhiệm vụ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, XD Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh tất yếu phải đổi mới, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của Nhà nước.
* Nhà nước CHXHCNVN trong TKQĐ
NN ta là NN PQXHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa GCCN với GCND và đội ngũ trí thức, do ĐCSVN lãnh đạo. Quyền lực NN là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. NN ban hành PL; tổ chức, QLXH bằng PL và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN.
NN phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền DC của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự GS của nhân dân; có cơ chế và BP kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền DC của CD; giữ nghiêm kỷ cương XH, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của TQ và của nhân dân. Tổ chức và hoạt động của BMNN theo NT tập trung DC, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của TW.
* Đường lối XD và hoàn thiện NNCHXHCNVN thời kỳ (2011 - 2015)
Một là, nâng cao nhận thức về XD Nhà nước pháp quyền XHCN.
Hai là, tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của BMNN.
Ba là, xây dựng đội ngũ CB, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Bốn là, tích cực thực hành tiết kiệm, phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí.
d) Phát huy DC, XD MTTQVN và các đoàn thể CT - XH
* Sự cần thiết phát huy DC, XD MTTQVN và các đoàn thể CT – XH
CN Mác - Lênin khẳng định dân chủ là hình thức thể hiện quyền lực thuộc về nhân dân, là một hình thức thừa nhận nhân dân là chủ thể của quyền lực và đ­ược thể chế hoá thành các nguyên tắc tổ chức và vận hành của Nhà nư­ớc, các tổ chức chính trị khác.
CT HCM chỉ rõ nước ta là nước dân chủ, dân là gốc, dân là chủ và dân làm chủ. Dân chủ vừa là mục tiêu. vừa là động lực của công cuộc xây dựng đất nước. Phát huy dân chủ, đoàn kết, gắn bó giữa Đảng, Nhà n­ước và nhân dân tạo ra động lực mạnh mẽ xây dựng đất nước.
Trong thời kỳ đổi mới, nền DC XHCN và đại đoàn kết DT trong MTTQVN và các đoàn thể CT - XH được XD và phát huy; có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn DT, XD và BVTQ. Đã có nhiều tiến bộ trong thực hiện Quy chế DC ở cơ sở đư­ợc mở rộng và có hiệu quả hơn, nhất là ở xã, phư­ờng. MTTQVN, các đoàn thể nhân dân chăm lo phát huy DC và BV quyền lợi mọi mặt của nhân dân, tổ chức nhiều cuộc vận động và chương trình quốc gia như XD đời sống VH mới ở khu dân cư, thực hiện DC ở cơ sở...
Tuy nhiên hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân ở nhiều nơi còn mang tính hành chính, hình thức. DC trong XH còn bị vi phạm. Kỷ cư­ơng, kỷ luật ở nhiều nơi không nghiêm. Phương thức tổ chức, phong cách hoạt động của Mặt trận và các tổ chức CT - XH chưa thoát khỏi tình trạng hành chính, hình thức. Vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận và các tổ chức CT - XH còn yếu. Quyền DC của dân còn bị vi phạm ở nhiều nơi, nhiều cấp, nhiều ngành.
Xu thế toàn cầu hoá, phát triển kinh tế tri thức, nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước rất nặng nề ...
==> Tất yếu đòi hỏi phát huy DC, XD MTTQVN và các đoàn thể CT - XH.

* Phát huy DC, XD MTTQVN và các đoàn thể CT - XH trong TKQĐ
+ MTTQVN, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn DT, XD và BVTQ; đại diện, BV quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội viên; thực hiện DC và XD XH lành mạnh; tham gia XDĐ, Nhà nước; GD lý tưởng và ĐĐCM, quyền và NV công dân, tăng cường mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng, NN.
+ MTTQVN là tổ chức liên minh CT, liên hiệp tự nguyện của tổ chức CT, tổ chức CT - XH, tổ chức XH và các cá nhân tiêu biểu trong các GC, tầng lớp XH, các DT, TG và người VN định cư ở nước ngoài.
+ MTTQVN là một bộ phận của HTCT, là cơ sở CT của chính quyền nhân dân. ĐCSVN vừa là thành viên vừa là người lãnh đạo Mặt trận. Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên.
+ Các đoàn thể nhân dân tuỳ theo tính chất, tôn chỉ và mục đích đã được xác định, vận động, GD đoàn viên, hội viên chấp hành luật pháp, chính sách; chăm lo, BV các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên; giúp đoàn viên, hội viên nâng cao trình độ về mọi mặt và XD cuộc sống mới; tham gia QLNN, QLXH.
+ Đảng tôn trọng tính tự chủ, ủng hộ mọi hoạt động tự nguyện, tích cực, sáng tạo và chân thành lắng nghe ý kiến đóng góp của Mặt trận và các đoàn thể. Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò GS và phản biện XH.
* Đường lối phát huy DC, XD MTTQVN và các đoàn thể CT - XH trong thời kỳ (2011 - 2015)
Một là, phát huy DC XHCN
- Tiếp tục XD và hoàn thiện nền DCXHCN, bảo đảm tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân; mọi đường lối, chủ trương của Đảng, CS, PL của NN đều vì lợi ích của nhân dân; CB, CC phải hoàn thành tốt chức trách, NV được giao, tôn trọng nhân dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân. Nâng cao ý thức về quyền và NV CD, năng lực làm chủ, tham gia QLXH của nhân dân.
Có cơ chế cụ thể để nhân dân thực hiện trên thực tế quyền làm chủ trực tiếp. Thực hiện tốt hơn Quy chế DC ở cơ sở và Pháp lệnh thực hiện DC ở xã, phường, thị trấn.
Phát huy DC, đề cao trách nhiệm CD, kỷ luật, kỷ cương XH; phê phán và nghiêm trị những hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, những hành vi lợi dụng DC để làm mất AN, trật tự, an toàn XH; chống tập trung quan liêu, khắc phục DC hình thức.
Hai là, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
+ Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn DT trong bối cảnh mới.
Lấy mục tiêu XD một nước VN hoà bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, DC, CB, văn minh làm điểm tương đồng; xoá bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần GC, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của DT; đề cao tinh thần DT, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung ... để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt trận chung, tăng cường đồng thuận XH.
Đại đoàn kết toàn DT phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hoà QH lợi ích giữa các thành viên trong XH. Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để XD khối đại đoàn kết toàn DT.
+ Quan tâm GD, ĐT, bồi dưỡng, phát triển GCCN cả về số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh CT, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong CN, kỷ luật LĐ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập QT.
Phát huy vai trò của GCCN là GC lãnh đạo CM, thông qua đội tiên phong là ĐCSVN; sửa đổi, bổ sung các chính sách, PL về tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, cải thiện điều kiện nhà ở, làm việc ... để bảo vệ quyền lợi, nâng cao ĐSVC và tinh thần của CN.
+ XD, phát huy vai trò của GCND, chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nâng cao trình độ giác ngộ của GCND, tạo ĐK để nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong quá trình CNH, HĐH đất nước.
Hỗ trợ, khuyến khích nông dân học nghề, chuyển dịch CCLĐ, tiếp nhận và áp dụng tiến bộ KH, công nghệ, tạo ĐK thuận lợi để nông dân chuyển sang làm CN và DV. Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn; thực hiện có hiệu quả bền vững công cuộc xoá đói, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp.
+ XD đội ngũ trí thức lớn mạnh, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động NC, sáng tạo. Trọng dụng trí thức trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và KQ cống hiến. BV quyền SHTT, đãi ngộ xứng đáng những cống hiến của trí thức. Có CS đặc biệt đối với nhân tài của đất nước.
Coi trọng vai trò tư vấn, phản biện, giám định XH của các cơ quan NCKH trong việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, NN và các dự án phát triển KT, VH, XH. Gắn bó mật thiết giữa Đảng và NN với trí thức, giữa trí thức với Đảng và NN.

+ Tạo ĐK XD, phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có trình độ QL, KD giỏi, có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm XH cao. Phát huy tiềm năng và vai trò tích cực của đội ngũ doanh nhân trong phát triển SXKD; mở rộng đầu tư trong nước và nước ngoài; tạo việc làm, thu nhập cho NLĐ, hàng hoá, DV cho đất nước và XK; đóng góp cho ngân sách NN; nâng cao chất lượng SP; tạo dựng và giữ gìn thương hiệu hàng hoá VN; đóng góp ngày càng nhiều cho sự nghiệp XD và BVTQ.
+ Làm tốt CT GDCT, TT, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo ĐK học tập, LĐ, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ cho thế hệ trẻ. Khuyến khích, cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung kích, sáng tạo, làm chủ KH, công nghệ hiện đại. Hình thành lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp CM của Đảng, của DT, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH, XD và BV TQVNXHCN. Thu hút rộng rãi thanh niên, thiếu niên và nhi đồng vào các tổ chức do Đoàn TNCSHCM làm nòng cốt và phụ trách.
+ Nâng cao trình độ mọi mặt và ĐSVC, tinh thần của phụ nữ. Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các luật pháp, chính sách đối với LĐ nữ, tạo ĐK để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của mình; tăng tỉ lệ phụ nữ tham gia vào cấp uỷ và BMQLNN.
Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn XH và các hành vi bạo lực, buôn bán, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ.
+ Phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, tích cực tham gia XD và BV Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN, BV nhân dân của CCB.
Động viên CCB giúp nhau làm KT, cải thiện đời sống, tích cực tham gia GD lòng yêu nước, yêu CNXH và CN anh hùng CM cho thế hệ trẻ; đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn XH; XD và củng cố cơ sở CT, XDĐ, XD chính quyền.
+ Quan tâm chăm sóc sức khoẻ, tạo ĐK để người cao tuổi hưởng thụ VH, được tiếp cận thông tin, sống vui, sống khoẻ, sống HP. Phát huy trí tuệ, kinh nghiệm sống, LĐ, học tập của người cao tuổi trong XH và GĐ. Tiếp tục XD GĐ “ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”; giúp đỡ người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa.
+ Đoàn kết các DT có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CM của nước ta. Các DT trong đại gia đình VN bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH, XD và BVTQ vì dân giàu, nước mạnh, DC, công bằng, văn minh.
+ Tiếp tục hoàn thiện chính sách, PL về tín ngưỡng, TG phù hợp với quan điểm của Đảng. Phát huy những giá trị VH, đạo đức tốt đẹp của các TG; động viên các tổ chức TG, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc XD và BVTQ.
+ Đồng bào định cư ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng DTVN. NN ban hành cơ chế, chính sách để hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào ổn định cuộc sống, phát triển KT, góp phần tăng cường hợp tác, hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước; tạo ĐK để đồng bào giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT, hướng về TQ, đóng góp XD đất nước.
+ MTTQ và các đoàn thể nhân dân tiếp tục tăng cường tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, khắc phục tình trạng hành chính hoá, phát huy vai trò nòng cốt tập hợp, đoàn kết nhân dân XD cơ sở CT của chính quyền nhân dân; thực hiện DC, GS và phản biện XH; tham gia XDĐ, NN trong sạch, vững mạnh; tổ chức các PT thi đua yêu nước, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT, VH, XH, QP, AN, đối ngoại.
4) Đường lối XD, phát triển VH và giải quyết các vấn đề XH
a) Đường lối XD, phát triển văn hoá
* Sự cần thiết XD, phát triển văn hoá
- CN Mác - Lênin khẳng định vai trò to lớn của VH. VH là mục tiêu, là động lực của CMXHCN.
- HCM khẳng định VH là vốn quý của DT, VH soi đường cho quốc dân đi, VH là một mặt trận quan trọng ...
VHVN được hình thành và phát triển là thành quả hàng nghìn năm LĐ sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các DTVN, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa VHTG. VHVN đã hun đúc lên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh VN, làm rạng rỡ LSDT.
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta có nhiều chủ trương XD nền VHVN tiên tiến, đậm đà bản sắc DT, đặc biệt là cuộc vận động ``Toàn dân đoàn kết XD đời sống VH”‚ ... Kết quả là đã tạo được chuyển biến bước đầu và tiền đề rất quan trọng để VH nước nhà tiếp tục phát triển đúng hướng và vững chắc.
CSVCKT của nền VH mới đã bước đầu được tạo dựng, gắn kết chặt chẽ hơn VH với các lĩnh vực của đời sống XH. VH trở thành một nội dung quan trọng trong hoạt động của cấp uỷ đảng, chính quyền, MTTQ và đoàn thể các cấp. Việc thể chế hoá Nghị quyết được coi trọng, tạo hành lang pháp lý cho nhân dân và đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ sáng tạo VH.
Tuy nhiên so với yêu cầu của thời kỳ đổi mới, những thành tựu và tiến bộ đạt được trong lĩnh vực VH còn chưa tương xứng và chưa vững chắc, chưa đủ để tác động có hiệu quả đối với các lĩnh vực của đời sống XH, đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống.
Sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống tiếp tục diễn biến phức tạp, có một số mặt nghiêm trọng hơn. MTVH bị ô nhiễm bởi các tệ nạn XH; bởi sự tấn công của “diễn biến hoà bình. Các SP và DV VH mê tín dị đoan, độc hại, thấp kém, lai căng còn nhiều ...
==> Từ thực trạng trên đòi hỏi Đảng ta phát huy truyền thống VHDT, tìm ra con đường XD nền VH mới phục vụ sự nghiệp CM phát triển.

* Đường lối XD, phát triển VH trong TKQĐ
+ XD nền VHVN tiên tiến, đậm đà bản sắc DT. Đó là nền VH phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, DC, tiến bộ; làm cho VH gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống XH, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển.
+ Kế thừa và phát huy những truyền thống VH tốt đẹp của cộng đồng các DTVN, tiếp thu những tinh hoa VH nhân loại, XD một XH dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao.
+ Phát triển, nâng cao chất lượng sáng tạo văn học, nghệ thuật; khẳng định và biểu dương các giá trị chân, thiện, mỹ, phê phán những cái lỗi thời, thấp kém, đấu tranh chống những biểu hiện phản VH. Bảo đảm quyền được thông tin, quyền tự do sáng tạo của công dân. Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng đồng bộ, hiện đại, thông tin chân thực, đa dạng, kịp thời, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp XD và BVTQ.
- Đường lối XD, phát triển VH trong thời kỳ 2011 - 2015
Một là, củng cố và tiếp tục XD MTVH lành mạnh, phong phú, đa dạng
+ Đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả; xây dựng nếp sống văn hoá trong các gia đình, khu dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
+ Tiếp tục đẩy mạnh việc GD, bồi dưỡng đạo đức, lối sống có VH; XD nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội; ngăn chặn và đẩy lùi các hủ tục, bạo lực, gây rối trật tự công cộng, mại dâm, ma tuý, cờ bạc ...
+ Sớm có chiến lược quốc gia về XD gia đình VN, góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của VH, con người VN, nuôi dưỡng, GD thế hệ trẻ. Đúc kết và XD hệ giá trị chung của người VN thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập QT.

+ Tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế VH ở các cấp, đồng thời có KH cải tạo, nâng cấp và đầu tư XD mới một số công trình VH, nghệ thuật, thể dục, thể thao hiện đại ở các trung tâm KT - CT - VH của đất nước.
Hai là, phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá trị các di sản VH truyền thống, CM
+ Tiếp tục phát triển nền văn học, nghệ thuật VN tiên tiến, đậm đà bản sắc DT, giàu chất nhân văn, DC, vươn lên hiện đại, phản ánh chân thật, sâu sắc đời sống, lịch sử DT và công cuộc đổi mới đất nước; cổ vũ, khẳng định cái đúng, cái đẹp, đồng thời lên án cái xấu, cái ác.
+ Khuyến khích tìm tòi, thể nghiệm những phương thức thể hiện và phong cách nghệ thuật mới, đáp ứng nhu cầu tinh thần lành mạnh, đa dạng và bồi dưỡng lý tưởng, thị hiếu thẩm mỹ cho công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ. BV sự trong sáng của tiếng Việt.
+ Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy định của PL về sở hữu trí tuệ, về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản VH vật thể và phi vật thể của DT.
+ Gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển VH, văn nghệ, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản VH với phát triển du lịch và hoạt động thông tin đối ngoại nhằm truyền bá sâu rộng các giá trị VH trong công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ và người nước ngoài.
Ba là, phát triển hệ thống thông tin đại chúng
+ Chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, GD, tổ chức và phản biện XH của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước; khắc phục xu hướng thương mại hoá, xa rời tôn chỉ, mục đích trong hoạt động báo chí, xuất bản.
+ Phát triển và mở rộng việc sử dụng internet, đồng thời có biện pháp quản lý, hạn chế mặt tiêu cực, ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động lợi dụng internet để truyền bá tư tưởng phản động, lối sống không lành mạnh.
Bốn là, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác QT về VH
+ Đổi mới, tăng cường việc giới thiệu, truyền bá VH, văn học, nghệ thuật, đất nước, con người VN với TG. Mở rộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông tin đối ngoại, hợp tác QT trong lĩnh vực VH, báo chí, xuất bản.
+ XD một số trung tâm VH VN ở nước ngoài và trung tâm dịch thuật, quảng bá VH VN ra nước ngoài.
+ XD cơ chế, chế tài ngăn chặn, đẩy lùi, vô hiệu hoá sự xâm nhập và tác hại của các sản phẩm đồi truỵ, phản động; bồi dưỡng và nâng cao sức đề kháng của công chúng, nhất là thế hệ trẻ.
b) Đường lối giải quyết các vấn đề xã hội
* Sự cần thiết giải quyết các vấn đề xã hội
CN Mác - Lênin đặt con ngư­ời ở vị trí cao nhất của sự phát triển, XD chế độ XH mới với mục tiêu cao nhất là đ­ưa con ngư­ời phát triển toàn diện, bình đẳng, tự do, ấm no và HP. CT HCM đã chỉ rõ: “Vì lợi ích mư­ời năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”; “Muốn XD CNXH phải có con người XHCN”.
Đường lối giải quyết các vấn đề XH bao gồm các chủ trương, chính sách về XH chủ yếu như GQVL, nâng cao thu nhập, công b
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Chung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)