Chương 2 dòng điện không đổi

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Anh | Ngày 26/04/2019 | 101

Chia sẻ tài liệu: chương 2 dòng điện không đổi thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG II: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
I. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI, NGUỒN ĐIỆN.
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
I Cường độ dòng điện, dòng điện không đổi.
1. Cường độ dòng điện:
Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện. Nó được xác định bằng thương số của điện lượng (q dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian (t và khoảng thời gian đó.

2. Dòng điện không đổi:
Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.

Trong đó: q là điện lượng chuyển qua kết điện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian t.
3. Đơn vị của cường độ dòng điện và của điện lượng.
a. Đơn vị của cường độ dòng điện Trong hệ SI là ampe và được xác định là:
1A = 
b. Đơn vị của điện lượng là culông (C) được định nghĩa theo đơn vị ampe.1C = 1A.s
III. Nguồn điện.
1. Điều kiện để có dòng điện
Điều kiện để có dòng điện là phải có một hiệu điện thế đặt vào 2 đầu của vật dẫn điện.
2. Nguồn điện:
+ Nguồn điện duy trì hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn điện.
+ Nguồn điện tạo ra hiệu điện thế giữa hai cực bằng cách tách
electron ra khỏi nguyên tử và chuyển electron và ion về các cực của nguồn.
IV. SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CỦA NGUỒN ĐIỆN.
1. Công của nguồn điện:
Công của lực lạ thực hiện làm dịch chuyển các điện tích qua nguồn điện gọi là công của nguồn điện.
2. Suất điện động của nguồn điện.
a. Định nghĩa: Suất điện động E của một nguồn điện là đẹi lượng đặt trưng khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương q ngược chiều điện trường và độ lớn của điện tích q đó.

V. PIN VÀ ACQUI.
1. Pin điện hoá:
a. Pin Vônta (Volta)
Cấu tạo: Gồm hai cực có bản chất hoá học khác nhau,
được ngâm trong chất điện phân ( dung dịch axit, bazơ hoặc muối…).
Quá trình tạo ra suất điện động của pin vôn ta.
Do tác dụng hoá học các cực của pin điện hoá được tích điện khác nhau
và giữa chúng có một hiệu điện thế bằng giá trị của suất điện động của pin.
Khi đó năng lượng hoá học chuyển thành điện năng dự trữ trong nguồn điện.
b. Pin Lơ – clan – sê (Leclanché)
b. Đơn vị: là vôn (V)
Suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng hiệu điện thế giữa
hai cực của nguồn điện khi mạch hở.


2. Acquy.
a. Acquy chì:
Cấu tạo: Gồm bản cực dương làm bằng PbO2 và bàn cực âm bằng Pb
được ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng.
Hoạt động: Do tác dụng với dung dịch điện phân, hai bản của acquy được
tích điện khác nhau và hoạt động giống như một pin điện hoá. Suất điện động
của acquy axít vào khoảng 2V.
b. Acquy kiềm. (SGK)
B. BÀI TẬP:
I. CÂU HỎI LÝ THUYẾT:
Câu 106: Dòng điện là:
A. dòng chuyển dời có hướng của các điện tích. B. dòng chuyển động của các điện tích.
C. dòng chuyển dời của eletron. D. dòng chuyển dời của ion dương.
Câu 107: Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của:
A. các ion dương. B. các ion âm. C. các eledtron. D. các nguyên tử
Câu 108: Phát biểu nào sau đây về dòng điện là không đúng:
A. Đơn vị cường độ dòng điện là Ampe.
B. Cường độ dòng điện được đo bằng Ampe kế.
C. Cường độ dòng điện càng lớn thì trong một đơn vị thời gian điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn càng nhiều .
D. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian.
Câu 109: Điều kiện để có dòng điện là:
A. có hiệu điện thế. B. có điện tích tự do.
C. có hiệu điện thế và điện tích tự do. D. có nguồn điện.
Câu 110: Nguồn điện tạo ra điện thế giữa hai cực bằng cách:
A. tách electron ra khỏi nguyên tử và chuyển eletron và ion về các cực của nguồn.
B. sinh ra eletron ở cực âm.
C. sinh ra eletron
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)