Chuong 11. Tam ly hoc

Chia sẻ bởi Trần Tác | Ngày 18/03/2024 | 2

Chia sẻ tài liệu: Chuong 11. Tam ly hoc thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

1
Chương XI - trí nhớ

I.Khái niệm trí nhớ

1.Định nghĩa
Trí nhớ là một quá trình tâm lí phản ánh những kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo sau đó ở trong óc cái mà con người đã cảm giác, tri giác, rung động, hành động hay suy nghĩ trước đây.
2
2.Đặc điểm của trí nhớ

- Về nội dung phản ánh: trí nhớ phản ánh SVHT đã tác động vào ta trước đây mà không cần có sự tác động của bản thân chúng trong hiện tại. Kinh nghiệm này là những hình ảnh cụ thể, những hành động, những rung động, trải nghiệm, cảm xúc, những tư tưởng, ý nghĩ.

- Về phương thức phản ánh: trí nhớ phản ánh bằng cách ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo lại những hình ảnh, kinh nghiệm.

- Về sản phẩm phản ánh: là những biểu tượng. Biểu tượng là hình ảnh của SVHT nảy sinh trong óc chúng ta khi không có sự tác động trực tiếp của chúng vào giác quan của ta.( chú ý phân biệt biểu tượng của trí nhớ với hình ảnh tri giác và biểu tượng của tượng tượng).
3
II.Các quá trình cơ bản của trí nhớ
1.Quá trình ghi nhớ: là quá trình hình thành "dấu vết", "ấn tượng" của đối tượng mà ta đang tri giác trên vỏ não, đồng thời cũng là quá trình hình thành mối liện hệ giữa tài liệu mới với tài liệu cũ đã có, cũng như mối liên hệ giữa các bộ phận của bản thân tài liệu với nhau.
1.1.Ghi nhớ không chủ định và ghi nhớ có chủ định
Ghi nhớ không chủ định :- không đề ra mục đích từ trước
- không đòi hỏi sự nỗ lực của ý chí
Ghi nhớ có chủ định : - theo mục đích đã định trước
- đòi hỏi một sự nỗ lực ý chí
- có phương pháp và thủ thuật ghi nhớ.
4
1.2.Ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa
*Ghi nhớ máy móc là loại ghi nhớ dựa vào sự lặp đi lặp lại tài liệu nhiều lần một cách đơn giản.
*Ghi nhớ ý nghĩa là sự ghi nhớ dựa vào sự thông hiểu nội dung của tài liệu, trên sự nhận thức được mối liên hệ logíc giữa các bộ phận của tài liệu đó.
Ghi nhớ ý nghĩa đảm bảo cho sự lĩnh hội tri thức một cách sâu sắc. bền vững, tuy nhiên nó tiêu hao nhiều năng lượng thần kinh.
1.3.Học thuộc lòng và thuật nhớ
*Học thuộc lòng là sự kết hợp giữa ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa.
*Thuật nhớ là sự ghi nhớ có chủ định bằng cách tạo ra những mối liên hệ bề ngoài giả tạo để nhớ.
5
2.Quá trình gìn giữ
Gìn giữ là quá trình củng cố duy trì những kinh nghiệm đã tiếp thu được từ trước, đó là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết đã được hình thành trên vỏ não.
Việc gìn giữ phụ thuộc vào:
+ Đặc điểm, tính chất của đối tượng
+ Phương pháp lưu giữ của chủ thể
+ Nhu cầu, động cơ, hứng thú, các trạng thái tâm lí của cá nhân..

Có hai hình thức gìn giữ:
+ Gìn giữ tiêu cực (thụ động) dựa trên sự tri giác và tri giác lại tài liệu nhiều lần một cách đơn giản.
+ Gìn giữ tích cực ( chủ động) được thực hiện bằng cách nhớ lại trong óc tài liệu đã ghi nhớ mà không phải tri giác lại tài liệu đó.
6
3.Quá trình tái hiện: là quá trình làm " sống" lại, xuất hiện lại trong ý thức những gì cá nhân đã ghi nhớ và lưu giữ trước đây. Thực chất đó là quá trình khôi phục lại những dấu vết đã được hình thành trên vỏ não.

Tái hiện có hai mức độ:
+ Nhận lại là sự tái hiện đối tượng nào đó trong điều kiện tri giác lại đối tượng đó.

+ Nhớ lại là việc làm " sống" lại đối tượng mà không cần dựa vào sự tri giác lại đối tượng. Do đó nhớ lại là một hoạt động trí tuệ tích cực của con người.
Sự nhớ lại có chủ định đòi hỏi phải có sự khắc phục những khó khăn nhất định, có sự nỗ lực ý chí gọi là hồi tưởng. Hồi ức là việc nhớ lại đối tượng và đặt chúng vào những thời gian và không gian nhất định.
7

4.Sự quên

Không phải bất cứ tác động nào vào vỏ não cũng đem lại sự giữ gìn như nhau, nghĩa là trong trí nhớ của chúng ta có hiện tượng " quên".
"Quên" là sự làm biến mất, loại bỏ khỏi trí nhớ những gì đã ghi nhớ được, đó là quá trình làm tắt dần, xoá nhoà những dấu vết đã thành lập được trước đây trên vỏ não.

*Quên có nhiều mức độ:
- Quên hoàn toàn ( không nhận lại - nhớ lại được)
- Quên cục bộ ( không nhớ lại - nhưng nhận lại được)
- Quên tạm thời ( quên trong một thời gian dài không nhớ lại được, nhưng đột nhiên một lúc nào đó lại " sực nhớ" ra)
8

*Quên cũng diễn ra theo quy luật nhất định
- Quên những gì không liên quan hoặc ít liên quan, những gì không phù hợp với nhu cầu, hứng thú, sở thích của cá nhân.
- Quên những gì không được sử dụng thường xuyên
- Quên khi gặp những kích thích mới lạ hay kích thích mạnh
- Quên cái tiểu tiết vụn vặt trước, cái đại thể chính yếu sau
Quên diễn ra với tốc độ không đều: ở giai đoạn đầu tốc độ quên khá lớn, về sau giảm dần

*Về nguyên tắc "quên" là một hiện tượng hợp lí hữu ích .Quên khi công việc đã hoàn thành là cách quên tốt nhất để con người bảo toàn trí nhớ của mình.
9
*Quên do nhiều nguyên nhân:

+ Do ghi nhớ lưu giữ chưa tốt
+ Do thiếu tập chung, phân tán chú ý
+ Do vấn đề ít được vận dụng
+ Do trạng thái thần kinh căng thẳng, làm việc quá nhiều
+ Do tổn thương vùng não
+ Do mắc bệnh giang mai, động kinh, nghiện rượu, ma tuý.
+ Do bị xông ngạt hơi, những người sống lại sau một thời gian tim ngừng đập
+ Do mắc bệnh lão suy ở những người già.
10
BÀI TẬP: Hãy nhớ các động tác ở hình 17 sau:
11
Hãy tìm xem trong hình 18 dưới dây có động tác nào đã có trong hình 17, ghi số thứ tự tương ứng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
12
5.Các loại trí nhớ
Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, nội dung phản ánh, tính mục đích, thời gian củng cố và giữ gìn tài liệu, các giác quan chủ đạo, người ta chia trí nhớ thành các loại sau:
+ Trí nhớ giống loài và trí nhớ cá thể
+ Trí nhớ vận động, trí nhớ cảm xúc, trí nhớ hình ảnh, trí nhớ từ ngữ - logíc
+ Trí nhớ có chủ định và trí nhớ không chủ định
+ Trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn
+ Trí nhớ bằng mắt, bằng tai, bằng tay.
6. Rèn luyện trí nhớ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Tác
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)