CHƯƠNG 10; TÂM LÍ HỌC
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Huyền |
Ngày 21/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: CHƯƠNG 10; TÂM LÍ HỌC thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Chương X. ý chí
I.ý chí là gì?
ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn.
2
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền…
ý chí phản ánh mục đích của hành động, nhưng mục đích hành động không phải tự nó có mà do các điều kiện của HTKQ quy định.
Là mặt năng động của ý thức, ý chí là hình thức tâm lí điều chỉnh hành vi tích cực nhất ở con người. Đó là sự kết hợp cả mặt năng động của trí tuệ và mặt năng động của tình cảm đạo đức.
ý chí của con người mang tính xã hội - lịch sử.
Giá trị chân chính của ý chí biểu hiện ở nội dung đạo đức của ý chí.
II. Các phẩm chất ý chí của nhân cách
III. Hành động ý chí và cấu trúc của nó
1.Khái niệm về hành động ý chí:
Hành động ý chí là hành động được điều chỉnh bởi ý chí.
Hành động ý chí có đặc tính sau:
+ Có mục đích đề ra từ trước một cách có ý thức
+ Có sự lựa chọn phương tiện, biện pháp để thực hiện mục đích.
+ Có sự theo dõi, kiểm tra, điều khiển và điều chỉnh, sự nỗ lực để khắc phục những khó khăn trở ngại bên trong và bên ngoài.
Căn cứ vào 3 đặc tính trên, chia hành động ý chí thành 3 loại:
+ Hành động ý chí giản đơn: là hành động có mục đích rõ ràng nhưng 2 đặc tính sau không thể hiện đầy đủ hoặc không có.
+ Hành động ý chí cấp bách: là hành động xảy ra trong một thời gian ngắn, đòi hỏi có sự quyết định và thực hiện quyết định trong chớp nhoáng, các đặc tính trên như hoà nhập vào nhau, không phân biệt rõ ràng.
+ Hành động ý chí phức tạp: cả 3 đặc tính trên thể hiện một cách đầy đủ, rõ ràng. Đây là loại hành động ý chí điển hình.
ý chí của con người chủ yếu bộc lộ trong hành động ý chí điển hình, đó là hành động được hướng vào mục đích mà việc đạt tới chúng đòi hỏi phải có sự khắc phục những trở ngại, do đó phải có sự hoạt động tích cực của tư duy và những sự nỗ lực ý chí đặc biệt.
2.Cấu trúc của một hành động ý chí điển hình.
Gồm 3 giai đoạn
* Giai đoạn chuẩn bị: là giai đoạn hành động trí tuệ, suy nghĩ cân nhắc các khả năng khác nhau. Gồm các khâu:
Đặt ra và ý thức rõ ràng mục đích của hành động
Lập kế hoạch và lựa chọn phương pháp, phương tiện hành động.
Quyết định hành động
*Trong giai đoạn này luôn có sự đấu tranh động cơ, do đó tư duy giữ vai trò quyết định.
* Giai đoạn thực hiện: có hai hình thức: hành động bên ngoài và kìm hãm các hành động bên ngoài (Còn gọi là hành động ý chí bên ngoài và hành động ý chí bên trong).
Lưu ý: Nếu con người đi chệch khỏi con đường đã định thì là biểu hiện của người không có ý chí, song trong hoàn cảnh có sự biến đổi, việc thực hiện quyết định trước đây không hợp lí nữa thì sự từ bỏ một cách có ý thức cái quyết định đó lại là điều cần thiết, và đó lại là biểu hiện của ý chí.
Trong giai đoạn này kĩ năng kĩ xảo, năng lực tổ chức giữ vai trò quyết định đén hiệu quả hoạt động, song nếu nảy sinh khó khăn thì tư duy lại giữ vai trò quyết định
* Giai đoạn đánh giá kết quả hành động
Đây là việc làm cần thiết để rút kinh nghiệm.
Đánh giá bằng cách đối chiếu mục đích hành động với kết quả đạt được.
Đánh giá thường được biểu hiện ra bên ngoài bằng thái độ tán thành hay không tán thành, những rung cảm âm tính hay dương tính.
Đánh giá bao gồm tự đánh giá của cá nhân và đánh giá của xã hội theo những quan điểm nhất định.
Đánh giá kết quả hành động có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong hoạt động của con người, nó trở thành động cơ kích thích các hoạt động tiếp theo.
Trong giai đoạn này, tư duy, cảm xúc, xu hướng, tính cách. giữ vai trò quyết định.
IV.Hành động tự động hoá
1.Khái niệm về hành động tự động hoá
Hành động tự động hoá là hành động mà vốn lúc đầu là hành động có ý thức, có ý chí, nhưng do được lặp đi lặp lại hay do luyện tập mà về sau trở thành tự động, nghĩa là không cần có sự kiểm soát trực tiếp của ý thức mà vẫn thực hiện có kết quả.
Có hai loại hành động tự động hoá là kĩ xảo và thói quen
.
2.Kĩ xảo và thói quen
Kĩ xảo là loại hành động tự động hoá một cách có ý thức, do luyện tập mà có.
Thói quen là loại hành động tự động hoá đã trở thành nhu cầu của con người.
-
3.Sự hình thành kĩ xảo và thói quen
3.1.QL hình thành kĩ xảo
* QL về sự tiến bộ không đồng đều: trong quá trình luyện tập kĩ xảo, kết quả luyện tập không đồng đều, lúc tiến bộ nhanh, lúc tiến bộ chậm, có lúc như giẫm chân tại chỗ. Kết quả này phụ thuộc vào các nguyên nhân khách quan và chủ quan.
* QL "đỉnh " của phương pháp luyện tập: mức kết quả cao nhất mà mỗi phương pháp luyện tập mang lại được gọi là "đỉnh" của phương pháp luyện tập đó.
* QL về sự tác động qua lại giữa kĩ xảo cũ và kĩ xảo mới. Kĩ xảo cũ ảnh hưởng tốt đến việc hình thành kĩ xảo mới gọi là sự di chuyển kĩ xảo. Kĩ xảo cũ ảnh hưởng xấu đén việc hình thành kĩ xảo mới gọi là sự giao thoa của kĩ xảo.
* QL dập tắt kĩ xảo: một kĩ xảo đã được hình thành, nhưng không được sử dụng thường xuyên thì sẽ bị suy yếu và cuối cùng có thể mất hẳn, đó là sự dập tắt kĩ xảo.
3.2.Các con đường hình thành thói quen
* Sự lặp đi lặp lại một cách giản đơn các cử động hành động không chủ định, nảy sinh trong những trạng thái tâm lí nhất định.
* Bắt chước
* Con đường giáo dục và tự giáo dục một cách có mục đích là con đường chủ yếu để hình thành những thói quen tốt.
Các điều kiện để giáo dục thói quen có hiệu quả
Phải làm cho học sinh tin tưởng sự cần thiết có những thói quen ấy
Tổ chức những điều kiện khách quan thúc đẩy sự hình thành những thói quen nhất định trong thực tế.
Phải có sự kiểm soát của học sinh đối với việc thực hiện nghiêm chỉnh các hành động cần phải chuyển thành thói quen nhất định trong thực tế.
Củng cố thói quen tốt bằng những xúc cảm dương tính.
I.ý chí là gì?
ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn.
2
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền…
ý chí phản ánh mục đích của hành động, nhưng mục đích hành động không phải tự nó có mà do các điều kiện của HTKQ quy định.
Là mặt năng động của ý thức, ý chí là hình thức tâm lí điều chỉnh hành vi tích cực nhất ở con người. Đó là sự kết hợp cả mặt năng động của trí tuệ và mặt năng động của tình cảm đạo đức.
ý chí của con người mang tính xã hội - lịch sử.
Giá trị chân chính của ý chí biểu hiện ở nội dung đạo đức của ý chí.
II. Các phẩm chất ý chí của nhân cách
III. Hành động ý chí và cấu trúc của nó
1.Khái niệm về hành động ý chí:
Hành động ý chí là hành động được điều chỉnh bởi ý chí.
Hành động ý chí có đặc tính sau:
+ Có mục đích đề ra từ trước một cách có ý thức
+ Có sự lựa chọn phương tiện, biện pháp để thực hiện mục đích.
+ Có sự theo dõi, kiểm tra, điều khiển và điều chỉnh, sự nỗ lực để khắc phục những khó khăn trở ngại bên trong và bên ngoài.
Căn cứ vào 3 đặc tính trên, chia hành động ý chí thành 3 loại:
+ Hành động ý chí giản đơn: là hành động có mục đích rõ ràng nhưng 2 đặc tính sau không thể hiện đầy đủ hoặc không có.
+ Hành động ý chí cấp bách: là hành động xảy ra trong một thời gian ngắn, đòi hỏi có sự quyết định và thực hiện quyết định trong chớp nhoáng, các đặc tính trên như hoà nhập vào nhau, không phân biệt rõ ràng.
+ Hành động ý chí phức tạp: cả 3 đặc tính trên thể hiện một cách đầy đủ, rõ ràng. Đây là loại hành động ý chí điển hình.
ý chí của con người chủ yếu bộc lộ trong hành động ý chí điển hình, đó là hành động được hướng vào mục đích mà việc đạt tới chúng đòi hỏi phải có sự khắc phục những trở ngại, do đó phải có sự hoạt động tích cực của tư duy và những sự nỗ lực ý chí đặc biệt.
2.Cấu trúc của một hành động ý chí điển hình.
Gồm 3 giai đoạn
* Giai đoạn chuẩn bị: là giai đoạn hành động trí tuệ, suy nghĩ cân nhắc các khả năng khác nhau. Gồm các khâu:
Đặt ra và ý thức rõ ràng mục đích của hành động
Lập kế hoạch và lựa chọn phương pháp, phương tiện hành động.
Quyết định hành động
*Trong giai đoạn này luôn có sự đấu tranh động cơ, do đó tư duy giữ vai trò quyết định.
* Giai đoạn thực hiện: có hai hình thức: hành động bên ngoài và kìm hãm các hành động bên ngoài (Còn gọi là hành động ý chí bên ngoài và hành động ý chí bên trong).
Lưu ý: Nếu con người đi chệch khỏi con đường đã định thì là biểu hiện của người không có ý chí, song trong hoàn cảnh có sự biến đổi, việc thực hiện quyết định trước đây không hợp lí nữa thì sự từ bỏ một cách có ý thức cái quyết định đó lại là điều cần thiết, và đó lại là biểu hiện của ý chí.
Trong giai đoạn này kĩ năng kĩ xảo, năng lực tổ chức giữ vai trò quyết định đén hiệu quả hoạt động, song nếu nảy sinh khó khăn thì tư duy lại giữ vai trò quyết định
* Giai đoạn đánh giá kết quả hành động
Đây là việc làm cần thiết để rút kinh nghiệm.
Đánh giá bằng cách đối chiếu mục đích hành động với kết quả đạt được.
Đánh giá thường được biểu hiện ra bên ngoài bằng thái độ tán thành hay không tán thành, những rung cảm âm tính hay dương tính.
Đánh giá bao gồm tự đánh giá của cá nhân và đánh giá của xã hội theo những quan điểm nhất định.
Đánh giá kết quả hành động có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong hoạt động của con người, nó trở thành động cơ kích thích các hoạt động tiếp theo.
Trong giai đoạn này, tư duy, cảm xúc, xu hướng, tính cách. giữ vai trò quyết định.
IV.Hành động tự động hoá
1.Khái niệm về hành động tự động hoá
Hành động tự động hoá là hành động mà vốn lúc đầu là hành động có ý thức, có ý chí, nhưng do được lặp đi lặp lại hay do luyện tập mà về sau trở thành tự động, nghĩa là không cần có sự kiểm soát trực tiếp của ý thức mà vẫn thực hiện có kết quả.
Có hai loại hành động tự động hoá là kĩ xảo và thói quen
.
2.Kĩ xảo và thói quen
Kĩ xảo là loại hành động tự động hoá một cách có ý thức, do luyện tập mà có.
Thói quen là loại hành động tự động hoá đã trở thành nhu cầu của con người.
-
3.Sự hình thành kĩ xảo và thói quen
3.1.QL hình thành kĩ xảo
* QL về sự tiến bộ không đồng đều: trong quá trình luyện tập kĩ xảo, kết quả luyện tập không đồng đều, lúc tiến bộ nhanh, lúc tiến bộ chậm, có lúc như giẫm chân tại chỗ. Kết quả này phụ thuộc vào các nguyên nhân khách quan và chủ quan.
* QL "đỉnh " của phương pháp luyện tập: mức kết quả cao nhất mà mỗi phương pháp luyện tập mang lại được gọi là "đỉnh" của phương pháp luyện tập đó.
* QL về sự tác động qua lại giữa kĩ xảo cũ và kĩ xảo mới. Kĩ xảo cũ ảnh hưởng tốt đến việc hình thành kĩ xảo mới gọi là sự di chuyển kĩ xảo. Kĩ xảo cũ ảnh hưởng xấu đén việc hình thành kĩ xảo mới gọi là sự giao thoa của kĩ xảo.
* QL dập tắt kĩ xảo: một kĩ xảo đã được hình thành, nhưng không được sử dụng thường xuyên thì sẽ bị suy yếu và cuối cùng có thể mất hẳn, đó là sự dập tắt kĩ xảo.
3.2.Các con đường hình thành thói quen
* Sự lặp đi lặp lại một cách giản đơn các cử động hành động không chủ định, nảy sinh trong những trạng thái tâm lí nhất định.
* Bắt chước
* Con đường giáo dục và tự giáo dục một cách có mục đích là con đường chủ yếu để hình thành những thói quen tốt.
Các điều kiện để giáo dục thói quen có hiệu quả
Phải làm cho học sinh tin tưởng sự cần thiết có những thói quen ấy
Tổ chức những điều kiện khách quan thúc đẩy sự hình thành những thói quen nhất định trong thực tế.
Phải có sự kiểm soát của học sinh đối với việc thực hiện nghiêm chỉnh các hành động cần phải chuyển thành thói quen nhất định trong thực tế.
Củng cố thói quen tốt bằng những xúc cảm dương tính.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)