Chương 1 tập tính động vật
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Lam |
Ngày 08/05/2019 |
45
Chia sẻ tài liệu: chương 1 tập tính động vật thuộc Sinh học 12
Nội dung tài liệu:
D?ng v?t h?c
Có Xương Sống
* Động vật có số lượng lớn và rất phong phú và đa dạng. Do hoạt động thường xuyên và tích cực để sống và phát triển và có quan hệ trực tiếp đến cuộc sống của loài người như cung cấp thực phẩm, làm phương tiện trong đời sống sản xuất…vì vậy ngay từ thời cổ đại loài người đã chú ý đến các loài động vật. Và từ đó môn động vật học ra đời.
* Môn động vật học có tên Latinh là Zoologos: Logos= khoa học. Zoo= động vật.
Như vậy, đối tượng của môn động vật học là giới động vật. (Gồm tất cả các loài động vật) và nhiệm vụ của động vật học là tìm hiểu tất cả các đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lý, sinh thái, phát triển, tiến hóa, phân bố quan hệ của động vật với con người và hướng chúng phục vụ bền vững cho nhu cầu nhiều mặt của con người.
Đối tượng và nhiệm vụ
- Đã biết và mô tả khoảng 2 triệu loài động vật thuộc 45 ngành, phân bố ở các môi trường. (Theo Giáo trình ĐVH Thái Trần Bái 2010 có 33 ngành).
- Động vật học được tách ra làm 2 phần: Động vật học không xương sống và Động vật học có xương sống.
- ĐVHCXS nghiên cứu 2 ngành cuối cùng của giới động vật: Ngành Nửa dây sống và Ngành Có dây sống.
Ngày nay, khi môi trường sống của nhiều loài động vật bị thay đổi do hoạt động của con người và biến đổi khí hậu, thì việc nắm vững kiến thức động vật học nói chung và Động vật có xương sống nói riêng là một trong những yêu cầu cấp bách vừa để bảo vệ đa dạng của chúng, vừa sử dụng chúng một cách hợp lí và bền vững.
* Hệ thống phân loại động vật
Bảng phân loại cơ bản của động vật gồm 7 thứ hạng chính như sau:
Cóc nhà
Giới Động vật Animalia
Ngành Có dây sống Chordata
Lớp Lưỡng cư Amphibia
Bộ LC không đuôi Anura
Họ Cóc Bufonidae
Giống Bufo Bufo
Loài Cóc nhà B. melanostictus
Những thứ bậc phân loại trên cho phép xác định khá chính xác vị trí của từng loài động vật. Song theo mức độ tăng lên về số lượng của các loài động vật và yêu cầu chỉ ra vị trí phân loại chính xác hơn bằng cách chia nhỏ 7 thứ hạng phân loại. Phần lớn các thứ hạng đó được phân chia bằng cách thêm vào thứ hạng đầu tiên các tiếp đầu ngữ Liên (super) hoặc Phân (sub).
Giới
Ngành
Phân ngành
Liên lớp
Lớp
Liên bộ
Bộ
Liên họ (-oidae)
Họ (-idea)
Phân họ (-inae)
Tộc (-ini)
Giống
Phân giống
Loài
Phân loài.
Trong dấu ngoặc chỉ tiếp vị ngữ tiêu chuẩn tên tộc, phân họ, họ và liên họ
Chương 1
NGÀNH NỬA DÂY SỐNG (HEMICHORDATA)
1.1. Đặc điểm chung
Gồm những động vật hình giun, thân mềm, ít di chuyển, có lối sống đào hang hoặc sống bám ở đáy biển, một số loài có thể sống thành tập đoàn.
Chúng có những đặc điểm chung sau:
Hầu thủng thành khe mang
Gốc dây thần kinh lưng có - mầm xoang thần kinh lưng
- Mầm dây sống chưa phát triển
1.2 Đại diện ngành nửa sống – Sun dải
1.2.1. Hình dạng
- Có thân hình giun dài 70-150cm
- Cơ thể chia 3 phần: vòi, cổ, thân tương ứng với 3 đôi túi thể xoang
1.2.3. Vỏ da: tiết chất nhầy gắn các hạt cát quanh thân tạo thành cái ống bao quanh và bảo vệ cơ thể
1.2.6. Cơ quan tiêu hoá và hô hấp
- Còn đơn giản, gồm miệng vị trí ở mặt bụng, phần cổ chỗ gốc vòi, dẫn tới hầu có nhiều khe mang mở trực tiếp ra ngoài ở phía lưng, tiếp đến là ruột tận cùng bằng hậu môn ở cuối thân.
Có nhiều đôi túi gan ở hai bên phần trước ruột,
1.2.2. Vòi: Là bộ phận cơ thể hoạt động tìm kiếm thức ăn trong bùn cát, trên bề mặt vòi có nhiều tiêm mao hoạt động, tạo dòng nước di chuyển thức ăn tới miệng.
1.2.5. Dây sống: ở gốc vòi có một nếp gấp ngắn do thành ruột làm thành.
1.2.4. Thể xoang: gồm xoang vòi, xoang cổ, xoang thân.
1.2.7. Hệ tuần hoàn
- Hở, Có cấu tạo đơn giản,
Gồm một mạch lưng đi ra từ túi tim ở gốc vòi và một mạch bụng. Các mạch này đổ thẳng máu vào các khe cơ quan.
Máu của sun giải có mầu
1.2.8. Hệ thần kinh
Gồm dây lưng, dây bụng nối với nhau bằng một vòng thần kinh hầu ở cùng cổ (giống giun). Trong phần gốc thần kinh lưng có xoang nhỏ được xem như mầm của xoang thần kinh.
1.2.9. Các tế bào cảm giác
Nằm rải rác khắp biểu bì, tập trung nhiều ở vùng vòi, Các xúc tu trước miệng cảm thụ hoá học. Sun giải có các tế bào cảm nhận ánh sáng.
1.2.11. Cơ quan sinh dục
- Gồm nhiều đôi túi sinh dục ở hai bên ruột, cơ quan sinh dục phân tính, nhưng tuyến sinh dụng đực, cái giống nhau, hình thức thụ tinh ngoài.
- Đa số sinh sản hữu tính, 1 số ít có khả năng sinh sản vô tính, sinh chồi. Khi cắt thân thành nhiều khúc, mỗi khúc có thể phát sinh thành cơ thể đầy đủ.
1.2.10. Cơ quan bài tiết
Còn đơn giản, gồm 2 đôi đơn thận thông với đôi khe mang thứ nhất.
+ Sự phát triển phôi
Trứng ít noàn hoàng và phân cắt hoàn toàn, đều. Trúng nở thành ầu trùng phát triển biến thái.
Đáng chú ý là ấu trùng của sun giải là Tornaria có hình dạng rất giống ấu trùng da gai (Đây là tính chất nguyên thủy rất gần với động vật không dây sống).
1.3. Phân loại ngành nửa dây sống
Ngành Nửa sống hiện được chia thành 2 lớp:
+ Lớp mang ruột (Enteropneusta) Đã biết khoảng 70 loài, phần lớn sống ở biển nóng gần bờ, ở độ sâu 40-100 m, đào hàng trong bùn, cát, thân hình giun, ống tiêu hoá thẳng. Hầu có nhiều đôi khe mang. Một số giống chính thường gặp: Balanoglossus, Saccoglossus. Việt nam có thể gặp loài Balanoglossus carnosus, Glossobalamus minutus ở gần bờ và Glodiceps malayanus ở biển sâu.
+1.2.12. Đời sống
Sun giải thường sống ở đáy bờ biển, đào đường hầm chữ U trong cát hay bùn để ẩn thân và ăn chất bã hữu cơ.
Balanoglossus
+ Lớp mang lông (Pterobranchia) Sống tập đoàn, đa số định cư bám vào giá thể, vận động ít nên cơ thể có biến đổi sai khác đôi chút,
Giống Cephalodiscus cơ thể có vòi, cổ, thân nhưng chỉ có 1 khe mang. Ống tiêu hoá gập cong hình chữ U, lỗ hậu môn gần miệng, có các đôi tay mang nhiều xúc tu vừa có vai trò hô hấp, vừa có vai trò bắt mồi. Phần lớn đơn tính, một số lưỡng tính. Sinh sản hữu tính hoặc vô tính nảy chồi..
Đại diện ở Việt Nam có Giống Rhabdopleura sống tập đoàn ở vùng biển Hoàng Sa, Cephalodiscus sống bán tập đoàn ở vịnh Thái Lan và Bắc Trung Bộ,
Giống Rhabdopleura sống tập đoàn, các cá thể nối với nhau bằng chồi, ở cổ có 2 xúc tu. Không có khe mang. Sinh sản bằng cách nảy chồi.
1.5. Mối quan hệ giữa ngành Da gai- Nửa sống- Có dây sống
Ngành nửa dây sống là một trong những ngành động vật miệng thứ sinh. Chúng có những đặc điểm giống với Da gai, có những đặc điểm giống với Dây sống.
Những đặc điểm chung đó là:
Sự hình thành hậu môn từ miệng phôi
Sự phân cắt trứng theo kiểu phóng xạ
Xoang cơ thể hình thành từ xoang trong túi phôi giữa.
1.4. Sự thích nghi của ngành nửa dây sống
- Lớp Mang lông nguyên thuỷ hơn lớp Mang ruột nên giống với tổ tiên chung của cả hai ngành Da gai và ngành Dây sống.
Do có đời sống định cư nên lớp Mang lông ít biến đổi so với tổ tiên: Vẫn giữ lại các xúc tu cảm giác bắt mồi bằng tiêm mao.
Do vận động tích cực hơn Mang ruột đã mất xúc tu cảm giác, dùng vòi có cơ khoẻ để bắt mồi hay đào cát, bùn, lọc chất cặn bã hữu cơ.
Sự phân ly tiến hoá của Mang ruột tuy có nhiều so với Mang lông nhưng vẫn ở mức độ thấp.
Giống với da gai
ấu trùng Tornaria của Nửa sống rất giống với ấu trùng Da gai, đặc biệt là ấu trùng Bipinnaria của sao biển.
Hoạt động lấy nước và thải nước của thể xoang Nửa dây sống rất giống với hoạt động của hệ thống mạch nước của da gai có thể kết luận Da gai và Nửa dây sống có tổ tiên chung.
Giống với dây sống
Hầu thủng thành khe mang
Có dây thần kinh lưng, có xoang nhỏ như ống thần kinh lưng của động vật có dây sống.
Ở vùng gốc vòi có nếp dây sống phát triển không đầy đủ.
Kết quả phân tích rADN đoạn 18S cho thấy:
Mang ruột và Mang lông là thành viên của ngành Động vật nửa dây sống và có quan hệ gần với Da gai hơn với Có dây sống.
Từ các đặc điểm trên kết luận: Ngành nửa sống là cầu nối chuyển tiếp giữa động vật không Dây sống và động vật có Dây sống thông qua tổ tiên chung là nhóm Da gai.
Có Xương Sống
* Động vật có số lượng lớn và rất phong phú và đa dạng. Do hoạt động thường xuyên và tích cực để sống và phát triển và có quan hệ trực tiếp đến cuộc sống của loài người như cung cấp thực phẩm, làm phương tiện trong đời sống sản xuất…vì vậy ngay từ thời cổ đại loài người đã chú ý đến các loài động vật. Và từ đó môn động vật học ra đời.
* Môn động vật học có tên Latinh là Zoologos: Logos= khoa học. Zoo= động vật.
Như vậy, đối tượng của môn động vật học là giới động vật. (Gồm tất cả các loài động vật) và nhiệm vụ của động vật học là tìm hiểu tất cả các đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lý, sinh thái, phát triển, tiến hóa, phân bố quan hệ của động vật với con người và hướng chúng phục vụ bền vững cho nhu cầu nhiều mặt của con người.
Đối tượng và nhiệm vụ
- Đã biết và mô tả khoảng 2 triệu loài động vật thuộc 45 ngành, phân bố ở các môi trường. (Theo Giáo trình ĐVH Thái Trần Bái 2010 có 33 ngành).
- Động vật học được tách ra làm 2 phần: Động vật học không xương sống và Động vật học có xương sống.
- ĐVHCXS nghiên cứu 2 ngành cuối cùng của giới động vật: Ngành Nửa dây sống và Ngành Có dây sống.
Ngày nay, khi môi trường sống của nhiều loài động vật bị thay đổi do hoạt động của con người và biến đổi khí hậu, thì việc nắm vững kiến thức động vật học nói chung và Động vật có xương sống nói riêng là một trong những yêu cầu cấp bách vừa để bảo vệ đa dạng của chúng, vừa sử dụng chúng một cách hợp lí và bền vững.
* Hệ thống phân loại động vật
Bảng phân loại cơ bản của động vật gồm 7 thứ hạng chính như sau:
Cóc nhà
Giới Động vật Animalia
Ngành Có dây sống Chordata
Lớp Lưỡng cư Amphibia
Bộ LC không đuôi Anura
Họ Cóc Bufonidae
Giống Bufo Bufo
Loài Cóc nhà B. melanostictus
Những thứ bậc phân loại trên cho phép xác định khá chính xác vị trí của từng loài động vật. Song theo mức độ tăng lên về số lượng của các loài động vật và yêu cầu chỉ ra vị trí phân loại chính xác hơn bằng cách chia nhỏ 7 thứ hạng phân loại. Phần lớn các thứ hạng đó được phân chia bằng cách thêm vào thứ hạng đầu tiên các tiếp đầu ngữ Liên (super) hoặc Phân (sub).
Giới
Ngành
Phân ngành
Liên lớp
Lớp
Liên bộ
Bộ
Liên họ (-oidae)
Họ (-idea)
Phân họ (-inae)
Tộc (-ini)
Giống
Phân giống
Loài
Phân loài.
Trong dấu ngoặc chỉ tiếp vị ngữ tiêu chuẩn tên tộc, phân họ, họ và liên họ
Chương 1
NGÀNH NỬA DÂY SỐNG (HEMICHORDATA)
1.1. Đặc điểm chung
Gồm những động vật hình giun, thân mềm, ít di chuyển, có lối sống đào hang hoặc sống bám ở đáy biển, một số loài có thể sống thành tập đoàn.
Chúng có những đặc điểm chung sau:
Hầu thủng thành khe mang
Gốc dây thần kinh lưng có - mầm xoang thần kinh lưng
- Mầm dây sống chưa phát triển
1.2 Đại diện ngành nửa sống – Sun dải
1.2.1. Hình dạng
- Có thân hình giun dài 70-150cm
- Cơ thể chia 3 phần: vòi, cổ, thân tương ứng với 3 đôi túi thể xoang
1.2.3. Vỏ da: tiết chất nhầy gắn các hạt cát quanh thân tạo thành cái ống bao quanh và bảo vệ cơ thể
1.2.6. Cơ quan tiêu hoá và hô hấp
- Còn đơn giản, gồm miệng vị trí ở mặt bụng, phần cổ chỗ gốc vòi, dẫn tới hầu có nhiều khe mang mở trực tiếp ra ngoài ở phía lưng, tiếp đến là ruột tận cùng bằng hậu môn ở cuối thân.
Có nhiều đôi túi gan ở hai bên phần trước ruột,
1.2.2. Vòi: Là bộ phận cơ thể hoạt động tìm kiếm thức ăn trong bùn cát, trên bề mặt vòi có nhiều tiêm mao hoạt động, tạo dòng nước di chuyển thức ăn tới miệng.
1.2.5. Dây sống: ở gốc vòi có một nếp gấp ngắn do thành ruột làm thành.
1.2.4. Thể xoang: gồm xoang vòi, xoang cổ, xoang thân.
1.2.7. Hệ tuần hoàn
- Hở, Có cấu tạo đơn giản,
Gồm một mạch lưng đi ra từ túi tim ở gốc vòi và một mạch bụng. Các mạch này đổ thẳng máu vào các khe cơ quan.
Máu của sun giải có mầu
1.2.8. Hệ thần kinh
Gồm dây lưng, dây bụng nối với nhau bằng một vòng thần kinh hầu ở cùng cổ (giống giun). Trong phần gốc thần kinh lưng có xoang nhỏ được xem như mầm của xoang thần kinh.
1.2.9. Các tế bào cảm giác
Nằm rải rác khắp biểu bì, tập trung nhiều ở vùng vòi, Các xúc tu trước miệng cảm thụ hoá học. Sun giải có các tế bào cảm nhận ánh sáng.
1.2.11. Cơ quan sinh dục
- Gồm nhiều đôi túi sinh dục ở hai bên ruột, cơ quan sinh dục phân tính, nhưng tuyến sinh dụng đực, cái giống nhau, hình thức thụ tinh ngoài.
- Đa số sinh sản hữu tính, 1 số ít có khả năng sinh sản vô tính, sinh chồi. Khi cắt thân thành nhiều khúc, mỗi khúc có thể phát sinh thành cơ thể đầy đủ.
1.2.10. Cơ quan bài tiết
Còn đơn giản, gồm 2 đôi đơn thận thông với đôi khe mang thứ nhất.
+ Sự phát triển phôi
Trứng ít noàn hoàng và phân cắt hoàn toàn, đều. Trúng nở thành ầu trùng phát triển biến thái.
Đáng chú ý là ấu trùng của sun giải là Tornaria có hình dạng rất giống ấu trùng da gai (Đây là tính chất nguyên thủy rất gần với động vật không dây sống).
1.3. Phân loại ngành nửa dây sống
Ngành Nửa sống hiện được chia thành 2 lớp:
+ Lớp mang ruột (Enteropneusta) Đã biết khoảng 70 loài, phần lớn sống ở biển nóng gần bờ, ở độ sâu 40-100 m, đào hàng trong bùn, cát, thân hình giun, ống tiêu hoá thẳng. Hầu có nhiều đôi khe mang. Một số giống chính thường gặp: Balanoglossus, Saccoglossus. Việt nam có thể gặp loài Balanoglossus carnosus, Glossobalamus minutus ở gần bờ và Glodiceps malayanus ở biển sâu.
+1.2.12. Đời sống
Sun giải thường sống ở đáy bờ biển, đào đường hầm chữ U trong cát hay bùn để ẩn thân và ăn chất bã hữu cơ.
Balanoglossus
+ Lớp mang lông (Pterobranchia) Sống tập đoàn, đa số định cư bám vào giá thể, vận động ít nên cơ thể có biến đổi sai khác đôi chút,
Giống Cephalodiscus cơ thể có vòi, cổ, thân nhưng chỉ có 1 khe mang. Ống tiêu hoá gập cong hình chữ U, lỗ hậu môn gần miệng, có các đôi tay mang nhiều xúc tu vừa có vai trò hô hấp, vừa có vai trò bắt mồi. Phần lớn đơn tính, một số lưỡng tính. Sinh sản hữu tính hoặc vô tính nảy chồi..
Đại diện ở Việt Nam có Giống Rhabdopleura sống tập đoàn ở vùng biển Hoàng Sa, Cephalodiscus sống bán tập đoàn ở vịnh Thái Lan và Bắc Trung Bộ,
Giống Rhabdopleura sống tập đoàn, các cá thể nối với nhau bằng chồi, ở cổ có 2 xúc tu. Không có khe mang. Sinh sản bằng cách nảy chồi.
1.5. Mối quan hệ giữa ngành Da gai- Nửa sống- Có dây sống
Ngành nửa dây sống là một trong những ngành động vật miệng thứ sinh. Chúng có những đặc điểm giống với Da gai, có những đặc điểm giống với Dây sống.
Những đặc điểm chung đó là:
Sự hình thành hậu môn từ miệng phôi
Sự phân cắt trứng theo kiểu phóng xạ
Xoang cơ thể hình thành từ xoang trong túi phôi giữa.
1.4. Sự thích nghi của ngành nửa dây sống
- Lớp Mang lông nguyên thuỷ hơn lớp Mang ruột nên giống với tổ tiên chung của cả hai ngành Da gai và ngành Dây sống.
Do có đời sống định cư nên lớp Mang lông ít biến đổi so với tổ tiên: Vẫn giữ lại các xúc tu cảm giác bắt mồi bằng tiêm mao.
Do vận động tích cực hơn Mang ruột đã mất xúc tu cảm giác, dùng vòi có cơ khoẻ để bắt mồi hay đào cát, bùn, lọc chất cặn bã hữu cơ.
Sự phân ly tiến hoá của Mang ruột tuy có nhiều so với Mang lông nhưng vẫn ở mức độ thấp.
Giống với da gai
ấu trùng Tornaria của Nửa sống rất giống với ấu trùng Da gai, đặc biệt là ấu trùng Bipinnaria của sao biển.
Hoạt động lấy nước và thải nước của thể xoang Nửa dây sống rất giống với hoạt động của hệ thống mạch nước của da gai có thể kết luận Da gai và Nửa dây sống có tổ tiên chung.
Giống với dây sống
Hầu thủng thành khe mang
Có dây thần kinh lưng, có xoang nhỏ như ống thần kinh lưng của động vật có dây sống.
Ở vùng gốc vòi có nếp dây sống phát triển không đầy đủ.
Kết quả phân tích rADN đoạn 18S cho thấy:
Mang ruột và Mang lông là thành viên của ngành Động vật nửa dây sống và có quan hệ gần với Da gai hơn với Có dây sống.
Từ các đặc điểm trên kết luận: Ngành nửa sống là cầu nối chuyển tiếp giữa động vật không Dây sống và động vật có Dây sống thông qua tổ tiên chung là nhóm Da gai.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Lam
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)