Chương 1: sản phẩm du lịch

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Vân Mai | Ngày 18/03/2024 | 1

Chia sẻ tài liệu: Chương 1: sản phẩm du lịch thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ LỚP CĐ
QUẢN LÝ VĂN HOÁ K1
Môn: Tổng quan Du lịch – Khách sạn
Giảng viên: Hoàng Thị Vân Mai
Ngày: 26/01/2010
BIỂU ĐỒ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM TỪ 2005 ĐẾN 2009
(đơn vị: triệu người)
NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI
Du lịch Việt Nam ‘hụt’ mạnh lượng khách quốc tế
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, trong năm 2009, lượng khách du lịch quốc tế chỉ đạt 3,8 triệu lượt người (giảm 11,5% so với năm 2008).
85% khách du lịch quốc tế không quay trở lại Việt Nam

NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HIỆN TƯỢNG NÀY




CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH - KHÁCH SẠN

Tiết 8: KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA SẢN PHẨM DU LỊCH
CẤU TRÚC BÀI HỌC

Khái niệm sản phẩm du lịch

Đặc trưng của sản phẩm du lịch
MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Khái niệm về sản phẩm du lịch, phân loại và các yếu tố cấu thành của sản phẩm du lịch.
- Phân biệt được sản phẩm du lịch với các sản phẩm hàng hoá khác
- Phân tích những tác động của một số đặc trưng của sản phẩm du lịch tới khách du lịch và các doanh nghiệp du lịch.

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH - KHÁCH SẠN

1.3.2. Sản phẩm du lịch

1.3.2.1. Khái niệm sản phẩm và sản phẩm du lịch.
1.3.2.1. Khái niệm sản phẩm và sản phẩm du lịch.

Khái niệm sản phẩm:
+ Theo Từ điển Tiếng Việt:
- Sản phẩm là cái do lao động của con người tạo ra.
- Cái được tạo ra, như là một kết quả tự nhiên".
+ Theo ISO 9000:2000: "Sản phẩm là kết quả của các hoạt động hay các quá trình".
1.3.2.1. Khái niệm sản phẩm và sản phẩm du lịch.

Khái niệm sản phẩm:
Sản phẩm bao hàm cả những yếu tố vật chất và phi vật chất, cả những vật thể hữu hình (thông thường được gọi là hàng hoá) và vô hình (hay còn gọi là dịch vụ)
Khái niệm Du lịch:
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định
Khái niệm Khách du lịch:
Là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề đề nhận thu nhập ở nơi đến.
1.3.2.1. Khái niệm sản phẩm và sản phẩm du lịch.

Khái niệm sản phẩm du lịch:
Sản phẩm du lịch cũng là một dạng sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch của con người.
Khái niệm nhu cầu du lịch và nhu cầu của khách du lịch
Nhu cầu du lịch là sự mong muốn của con người đi đến một nơi khác với nơi ở của mình để có được những xúc cảm mới, trải nghiệm mới, hiểu biết mới, để phát triển các mối quan hệ xã hội, phục hồi sức khoẻ, tạo sự thoải mái dễ chịu về tinh thần.
Nhu cầu của khách du lịch: những mong muốn cụ thể của khách du lịch trong chuyến du lịch cụ thể:
Nhu cầu du lịch và nhu cầu của khách du lịch
1.3.2.1. Khái niệm sản phẩm và sản phẩm du lịch.
Theo nghĩa rộng:
Sản phẩm du lịch có thể được hiểu là tất cả các hàng hoá và dịch vụ mà khách du lịch tiêu dùng cho chuyến đi du lịch của họ.
Theo nghĩa hẹp:
Sản phẩm du lịch là các hàng hoá và dịch vụ mà khách mua lẻ hoặc trọn gói, do các doanh nghiệp du lịch tạo ra nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch
Khái niệm sản phẩm du lịch:

Theo quan điểm Marketting: "sản phẩm du lịch là những hàng hoá và dịch vụ có thể thoả mãn nhu cầu của khách du lịch, mà các doanh nghiệp du lịch đưa ra chào bán trên thị trường, với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu dùng của khách du lịch".

Theo Điều 4 chương I - Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 giải thích từ ngữ: “Sản phẩm du lịch (tourist product) là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.
Phân loại sản phẩm du lịch:
+ Sản phẩm vật chất:
Là những sản phẩm hữu hình (hàng hoá) được các doanh nghiệp du lịch cung cấp cho khách du lịch.
+ Sản phẩm phi vật chất:
Là những sản phẩm dịch vụ tồn tại dưới dạng vô hình thể hiện ở một sự trải nghiệm, một giá trị tinh thần hoặc một sự hài lòng hay không hài lòng.
1.3.2.1. Khái niệm sản phẩm và sản phẩm du lịch.

- Các yếu tố của sản phẩm du lịch:
+ Điểm thu hút khách
+ Khả năng tiếp cận của điểm đến
+ Các tiện nghi và dịch vụ của điểm đến
+ Hình ảnh của điểm đến.
+ Giá cả hàng hoá, dịch vụ của điểm
CÁC YẾU TỐ CỦA SẢN PHẨM DU LỊCH SAPA
-
1.3.2.2. Đặc trưng của sản phẩm du lịch:
+ Sản phẩm du lịch có tính tổng hợp:
- Xuất phát từ nhu cầu du lịch tổng hợp của khách du lịch.
- Do nhiều doanh nghiệp cung ứng khác nhau tạo ra sản phẩm du lịch tổng thể.
1.3.2.2. Đặc trưng của sản phẩm du lịch:
+ Sản phẩm du lịch chủ yếu tồn tại ở dạng vô hình:
Vì sản phẩm dịch vụ không tồn tại dưới dạng vật chất nên khách du lịch chỉ cảm nhận sản phẩm chứ không nhìn thấy, không cầm nắm được các dịch vụ đó như các hàng hoá khác, không mang được chúng về nhà sau khi mua.
Không vận chuyển sản phẩm dịch vụ trong không gian như các hàng hoá thông thường khác.
HỆ THỐNG CÁC DỊCH VỤ TRONG DU LỊCH
DU LỊCH SA PA
ĐÊM CHỢ TÌNH
DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN
DU LỊCH SA PA
ĐỘNG TẢ PHÌN
THÁC BẠC
DU LỊCH SA PA
KHÁCH SẠN HOA ĐÀO
TẮM NƯỚC LÁ DAO ĐỎ
1.3.2.2. Đặc trưng của sản phẩm du lịch:

+ Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra đồng thời.
Sản phẩm thông thường: quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra tách biệt.
Sản phẩm du lịch: quá trình sản xuất và tiêu dùng hầu hết các dịch vụ du lịch diễn ra đồng thời
QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG DIỄN RA ĐỒNG THỜI
PHỤC VỤ ĂN UỐNG
PHỤC VỤ BUỒNG
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC ĐẶC TRƯNG SẢN PHẨM DU LỊCH TỚI KHÁCH HÀNG VÀ DOANH NGHIỆP DU LỊCH
Ăn và uống
Truyền thống văn hoá
Dịch vụ giải trí
Nhân sự- quản lý và thực hiện
Sự niềm nở của người dân
Ngủ nghỉ
Phương tiện liên lạc
Phương tiện giao thông
Khái niệm sản phẩm du lịch

Đặc trưng của sản phẩm du lịch
Bài học đến đây là kết thúc
Xin trân trọng cảm ơn!
Kính chúc các thầy cô và các em sv một ngày vui vẻ,
V� l�m vi?c hi?u qu?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Vân Mai
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)