Chương 1 Điện tử thông tin
Chia sẻ bởi Nguyễn Việt Dũng |
Ngày 26/04/2019 |
85
Chia sẻ tài liệu: Chương 1 Điện tử thông tin thuộc Công nghệ thông tin
Nội dung tài liệu:
Chương 1
Các khái niệm cơ bản
của hệ thống ĐIệN Tử THÔNG TIN
(thiết bị thu phát)
Các thành phần của hệ thống thiết bị thu phát
1.1.1 Sơ đồ khối của hệ thống thiết bị thu phát
Trong hệ thống thu phát, thông tin được truyền từ nơi này đến nơi khác bằng thiết bị điện tử thông qua môi trường truyền. Sơ đồ khối cơ bản của hệ thống được biểu diễn như hình 1.1:
+ Máy phát: Tập hợp các linh kiện và mạch điện tử được thiết kế để biến đổi tin tức thành tín hiệu phù hợp với môi trường truyền.
+ Môi trường truyền: Phương tiện để truyền thông tin, có thể là dây dẫn (gọi là hữu tuyến như cáp đồng trục, cáp sợi quang) hoặc là khoảng không gian từ nơi phát đến nơi thu (gọi là vô tuyến, như trong thông tin vi ba số, thông tin vệ tinh)
+ Máy thu: Tập hợp các linh kiện và mạch điện tử được thiết kế để nhận tín hiệu từ môi trường truyền, xử lý và khôi phục lại tín hiệu ban đầu.
+ Nhiễu: Tín hiệu ngẫu nhiên không momg muốn, xen lẫn vào tín hiệu hữu ích, làm sai dạng tín hiệu ban đầu. Nhiễu có thể xuất hiện trong cả 3 quá trình phát, truyền dẫn và thu. Do đó việc triệt nhiễu là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm trong hệ thống thiết bị thu phát nhằm nâng cao chất lượng tín hiệu truyền dẫn.
1.1.2 Sơ đồ khối của máy phát
Máy thu thanh và máy thu hình dân dụng thường được đổi tần 1 lần. Máy thu thông tin chuyên dụng được đổi tần 2 lần nhằm tăng độ chọn lọc và loại bỏ nhiễu tần số ảnh.
Các tín hiệu ban đầu (nguyên thuỷ) dạng tương tự hay số chưa điều chế được gọi là tín hiệu băng gốc (Base Band Signals). Tín hiệu băng gốc có thể được truyền trực tiếp trong môi trường truyền như điện thoại nội bộ (Intercom), giữa các máy tính trong mạng LAN... hoặc truyền gián tiếp bằng kỹ thuật điều chế.
+ Điều chế: là quá trình biến đổi một trong các thông số của sóng mang cao tần hình sine (biên độ, tần số hoặc pha) tỉ lệ với tín hiệu băng gốc. Có ba loại điều chế cơ bản: điều biên AM, điều tần FM, điều pha PM và các biến thể của chúng (dạng tương tự) như SSB, DSB, (dạng số) như FSK, PSK, QPSK, MPSK...
+ Đổi tần: (Trộn tần-Mixer) là quá trình dịch chuyển phổ của tín hiệu đã điều chế lên cao (ở máy phát) hoặc xuống thấp (ở máy thu) mà không thay đổi cấu trúc phổ (dạng tín hiệu) của nó để thuận tiện cho việc xử lý tín hiệu.
+ Tổng hợp tần số: (Frequency Synthesizer) là bộ tạo nhiều tần số chuẩn có độ ổn định cao từ một hoặc vài tần số chuẩn của dao động thạch anh.
+ Khuếch đại công suất cao tần: Khuếch đại tín hiệu đã điều chế ở tần số nào đó đến mức công suất cần thiết, lọc, phối hợp trở kháng với anten phát.
+ Anten phát: là phần tử biến đổi năng lượng điện cao tần thành sóng điện từ bức xạ vào không gian.
1.1.3 Sơ
Các khái niệm cơ bản
của hệ thống ĐIệN Tử THÔNG TIN
(thiết bị thu phát)
Các thành phần của hệ thống thiết bị thu phát
1.1.1 Sơ đồ khối của hệ thống thiết bị thu phát
Trong hệ thống thu phát, thông tin được truyền từ nơi này đến nơi khác bằng thiết bị điện tử thông qua môi trường truyền. Sơ đồ khối cơ bản của hệ thống được biểu diễn như hình 1.1:
+ Máy phát: Tập hợp các linh kiện và mạch điện tử được thiết kế để biến đổi tin tức thành tín hiệu phù hợp với môi trường truyền.
+ Môi trường truyền: Phương tiện để truyền thông tin, có thể là dây dẫn (gọi là hữu tuyến như cáp đồng trục, cáp sợi quang) hoặc là khoảng không gian từ nơi phát đến nơi thu (gọi là vô tuyến, như trong thông tin vi ba số, thông tin vệ tinh)
+ Máy thu: Tập hợp các linh kiện và mạch điện tử được thiết kế để nhận tín hiệu từ môi trường truyền, xử lý và khôi phục lại tín hiệu ban đầu.
+ Nhiễu: Tín hiệu ngẫu nhiên không momg muốn, xen lẫn vào tín hiệu hữu ích, làm sai dạng tín hiệu ban đầu. Nhiễu có thể xuất hiện trong cả 3 quá trình phát, truyền dẫn và thu. Do đó việc triệt nhiễu là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm trong hệ thống thiết bị thu phát nhằm nâng cao chất lượng tín hiệu truyền dẫn.
1.1.2 Sơ đồ khối của máy phát
Máy thu thanh và máy thu hình dân dụng thường được đổi tần 1 lần. Máy thu thông tin chuyên dụng được đổi tần 2 lần nhằm tăng độ chọn lọc và loại bỏ nhiễu tần số ảnh.
Các tín hiệu ban đầu (nguyên thuỷ) dạng tương tự hay số chưa điều chế được gọi là tín hiệu băng gốc (Base Band Signals). Tín hiệu băng gốc có thể được truyền trực tiếp trong môi trường truyền như điện thoại nội bộ (Intercom), giữa các máy tính trong mạng LAN... hoặc truyền gián tiếp bằng kỹ thuật điều chế.
+ Điều chế: là quá trình biến đổi một trong các thông số của sóng mang cao tần hình sine (biên độ, tần số hoặc pha) tỉ lệ với tín hiệu băng gốc. Có ba loại điều chế cơ bản: điều biên AM, điều tần FM, điều pha PM và các biến thể của chúng (dạng tương tự) như SSB, DSB, (dạng số) như FSK, PSK, QPSK, MPSK...
+ Đổi tần: (Trộn tần-Mixer) là quá trình dịch chuyển phổ của tín hiệu đã điều chế lên cao (ở máy phát) hoặc xuống thấp (ở máy thu) mà không thay đổi cấu trúc phổ (dạng tín hiệu) của nó để thuận tiện cho việc xử lý tín hiệu.
+ Tổng hợp tần số: (Frequency Synthesizer) là bộ tạo nhiều tần số chuẩn có độ ổn định cao từ một hoặc vài tần số chuẩn của dao động thạch anh.
+ Khuếch đại công suất cao tần: Khuếch đại tín hiệu đã điều chế ở tần số nào đó đến mức công suất cần thiết, lọc, phối hợp trở kháng với anten phát.
+ Anten phát: là phần tử biến đổi năng lượng điện cao tần thành sóng điện từ bức xạ vào không gian.
1.1.3 Sơ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Việt Dũng
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)