Chuên đề: Làm thế nào dạy tốt môn học vần lớp 1
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Chín |
Ngày 08/10/2018 |
53
Chia sẻ tài liệu: Chuên đề: Làm thế nào dạy tốt môn học vần lớp 1 thuộc Toán học 1
Nội dung tài liệu:
Chuyên đề :
LÀM THẾ NÀO ĐỂ DẠY TỐT
TIẾNG VIỆT Ở PHÂN MÔN HỌC VẦN LỚP 1
Giáo viên : NGUYỄN THỊ CHÍN
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1Cơ sở lí luận của việc dạy học môn Tiếng việt lớp 1 :
Đối với mỗi môn học, học sinh được học theo chương trình chuẩn kiến thức, kĩ năng thì môn Tiêng việt yêu cầu cao hơn về nội dung và mục tiêu rèn các kĩ năng cơ bản ở tất cả các môn học nói chung, ở lớp 1 nói riêng. Đồng thời phải vận dụng việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực và việc tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát huy tốt năng lực học tập của HS.
Học Tiếng việt là nền tảng để HS học tốt các môn học khác. Khi đủ tuổi vào lớp 1 các em đã phát âm được một số âm, một số em đã được học qua mẫu giáo thì nhận diện được chữ cái, biết gọi tên các chữ cái nhưng chưa biết dùng kí hiệu để ghi lại từng âm vị. Môn tiếng việt giúp các em nắm được kiến thức về ngôn ngữ học để giao tiếp bằng ngôn ngữ, học để cảm nhận được cái hay cái đẹp của ngôn từ tiếng việt và phần nào hiêủ được những vấn đề vế cuộc sống xung quanh các em. Như vậy học môn Tiếng việt ở lớp 1 là “nền tảng của cấp tiểu học”. Dạy học môn Tiếng việt lớp 1 có nhiệm vụ lớn lao là trao cho các em cái chìa khoá để mở cửa kho tàng kiến thức, giúp các em học tập tốt và thực hành được các kĩ năng cơ bản như : nghe, nói, đọc và viết, là công cụ để các em vận dụng suốt đời. Đối với HS lớp 1 yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất trong học tiếng việt là đọc thông viết thạo, đồng thời rèn cho các em các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết giúp HS rèn được tính cẩn thận, tính kiên trì nhẫn nại,.. óc thẩm mĩ, bước đầu có tình yêu Tổ quốc, yêu đồng bào và yêu tiếng việt ( tiếng mẹ đẻ ).
1.2. Thực trạng hiện nay :
1.2.1. Thuận lợi :
-Giáo viên : Được học tập và bồi dưỡng việc giảng dạy chương trình chuẩn
kiến thức, kỹ năng . Giáo viên nhiệt tình công tác, mạnh dạn, vận dụng
phương pháp dạy học tích cực, thường xuyên học tập, trau dồi về chuyên
môn nghiệp vụ ….
- Học sinh : Đa số được học qua lớp mẫu giáo,.cùng ở trên một địa bàn, đồ
dùng học tập đầy đủ.
1.2.2. Khó khăn :
- Trình độ tiếp thu của HS không đồng đều. Hoàn cảnh một số em còn gặp
nhiều khó khăn. Điều này ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng học tập các em.
- Do điều kiện khách quan khác vẫn còn một số phụ huynh chưa thực sự
quan tâm đến việc học tập của các em.
* Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này tôi tự tìm tòi học hỏi cộng với một số ít kinh nghiệm trong giảng dạy, đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu để tìm ra biện pháp nhằm giúp HS học tốt môn học vần. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài : “Làm thế nào để dạy tốt tiếng việt ở phân môn học vần lớp 1”.
II.NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
- Để dạy tốt tiết của môn học vần người giáo viên cần phải rèn luyện cho HS 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc và viết, riêng đối với tiết học vần chúng ta cần tập trung rèn kĩ năng đọc và kĩ năng viết cho các em.
2.1. Rèn kĩ năng đọc
- Ở HS lớp 1 phần kiến thức mới rất khó với các em, muốn nắm được kiến thức đó, HS chỉ dựa vào sự truyền đạt của GV qua các hình thức tổ chức học tập của từng tiết dạy. Hình thành kiến thức mới như thế nào? ra sao?, còn đòi hỏi kiến thức và kỉ năng sư phạm của người giáo viên.
- GV phải chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp, GV lên lớp phải có kế hoạch bài học, việc lập kế hoạch bài học phải thể hiện rõ nội dung và các hình thức dạy học cho phù hợp với từng đối tượng HS và phải bám sát mục tiêu yêu cầu của từng bài học.
- GV cần phải phát âm chuẩn xác, chú ý chỉnh sửa rèn cách phát âm cho HS.
VD : bài vần ôi phải tròn môi hoặc ơi khi phát âm hai hàm răng chạm vào
nhau. HS cần đọc đúng tiếng ổi, bơi, chổi, thổi …..
- Sử dụng đồ dùng trang thiết bị dạy học phải thành thạo, đúng lúc, đúng chỗ mới đạt hiệu quả cao.
- Tùy từng nội dung bài học mà GV linh hoạt thay đổi các hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp để giúp các em lĩnh hội tốt kiến thức và vận dụng tốt vào thực hành.
- Trong giờ dạy GV cần tạo điều kiện cho học sinh được đọc nhiều lần, với nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt chú ý những đối tượng HS yếu kém, hoặc bị ngọng.
- GV cần tạo không khí lớp học thân thiện, cởi mở động viên khen ngợi kịp thời nhằm kìch thích sự hứng thú và đam mê học tập của các em.
2.2. Rèn kĩ năng viết :
- Trong giờ học tiếng việt ngoài việc rèn kĩ năng đọc, cần phải rèn tốt kĩ năng viết cho HS. Bằng cách GV viết phải đúng mẫu chữ hiện hành, thật chính xác đúng qui trình để HS quan sát và thực hành theo.(từ cấu tạo của con chữ đến cách đặt bút, cách viết, cách nối nét, khoảng cách và cách bỏ dấu …), chú ý vị trí đứng của GV và tư thế ngồi viết và cầm viết của HS.
- GV cần quan sát thật kĩ bài viết của HS để uốn nắn sửa sai kịp thời và dành khoàng thời gian thích hợp cho việc luyện viết bảng con ở tiết 1 và viết vào vở ở tiết 2.
Trong quá trình dạy học vần tôi nhận thấy đây là phân môn có đặc trưng rèn luyện thực hành, vì vậy phải thường xuyên luyện tập hàng ngày, bằng nhiều hình thức hoạt động khác nhau như: cá nhân, nhóm nhỏ, nhóm lớn v.v... nhằm để phát huy tính tích cực chủ động và tự giác trong học tập của
HS góp phần phát triển nhân cách cho các em, rèn cho các em những phẩm chất đạo đức tốt như : tính cẩn thận, kiên trì, tinh thần kỉ luật trong học tập, ham thích học tập … Để sau này lớn lên các em sẽ trở thành con người có ích cho xã hội. Đồng thời người GV phối hợp và vận dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, có sáng tạo trong giảng dạy và một điều không thể thiếu đồi với mỗi GV là phải gần gũi, thương yêu HS, kiên trì, cẩn thận chịu cực, chịu khó và luôn yêu nghề mến trẻ “ Tất cả vì học sinh thân yêu”.
III.KẾT LUẬN
Trên đây là một số biện pháp của tôi xin được đề ra để vận dụng vào giảng dạy học vần cho hiệu quả hơn. Rất mong sự đóng góp của Ban Giám hiệu và quý đồng nghiệp để chuyên đề ngày càng hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Sau đây mời quý Thầy cô dự một tiết minh hoạ cho chuyên đề này
Bài 33: Vần ôi, ơi
Người viết
Nguyễn Thị Chín
LÀM THẾ NÀO ĐỂ DẠY TỐT
TIẾNG VIỆT Ở PHÂN MÔN HỌC VẦN LỚP 1
Giáo viên : NGUYỄN THỊ CHÍN
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1Cơ sở lí luận của việc dạy học môn Tiếng việt lớp 1 :
Đối với mỗi môn học, học sinh được học theo chương trình chuẩn kiến thức, kĩ năng thì môn Tiêng việt yêu cầu cao hơn về nội dung và mục tiêu rèn các kĩ năng cơ bản ở tất cả các môn học nói chung, ở lớp 1 nói riêng. Đồng thời phải vận dụng việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực và việc tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát huy tốt năng lực học tập của HS.
Học Tiếng việt là nền tảng để HS học tốt các môn học khác. Khi đủ tuổi vào lớp 1 các em đã phát âm được một số âm, một số em đã được học qua mẫu giáo thì nhận diện được chữ cái, biết gọi tên các chữ cái nhưng chưa biết dùng kí hiệu để ghi lại từng âm vị. Môn tiếng việt giúp các em nắm được kiến thức về ngôn ngữ học để giao tiếp bằng ngôn ngữ, học để cảm nhận được cái hay cái đẹp của ngôn từ tiếng việt và phần nào hiêủ được những vấn đề vế cuộc sống xung quanh các em. Như vậy học môn Tiếng việt ở lớp 1 là “nền tảng của cấp tiểu học”. Dạy học môn Tiếng việt lớp 1 có nhiệm vụ lớn lao là trao cho các em cái chìa khoá để mở cửa kho tàng kiến thức, giúp các em học tập tốt và thực hành được các kĩ năng cơ bản như : nghe, nói, đọc và viết, là công cụ để các em vận dụng suốt đời. Đối với HS lớp 1 yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất trong học tiếng việt là đọc thông viết thạo, đồng thời rèn cho các em các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết giúp HS rèn được tính cẩn thận, tính kiên trì nhẫn nại,.. óc thẩm mĩ, bước đầu có tình yêu Tổ quốc, yêu đồng bào và yêu tiếng việt ( tiếng mẹ đẻ ).
1.2. Thực trạng hiện nay :
1.2.1. Thuận lợi :
-Giáo viên : Được học tập và bồi dưỡng việc giảng dạy chương trình chuẩn
kiến thức, kỹ năng . Giáo viên nhiệt tình công tác, mạnh dạn, vận dụng
phương pháp dạy học tích cực, thường xuyên học tập, trau dồi về chuyên
môn nghiệp vụ ….
- Học sinh : Đa số được học qua lớp mẫu giáo,.cùng ở trên một địa bàn, đồ
dùng học tập đầy đủ.
1.2.2. Khó khăn :
- Trình độ tiếp thu của HS không đồng đều. Hoàn cảnh một số em còn gặp
nhiều khó khăn. Điều này ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng học tập các em.
- Do điều kiện khách quan khác vẫn còn một số phụ huynh chưa thực sự
quan tâm đến việc học tập của các em.
* Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này tôi tự tìm tòi học hỏi cộng với một số ít kinh nghiệm trong giảng dạy, đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu để tìm ra biện pháp nhằm giúp HS học tốt môn học vần. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài : “Làm thế nào để dạy tốt tiếng việt ở phân môn học vần lớp 1”.
II.NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
- Để dạy tốt tiết của môn học vần người giáo viên cần phải rèn luyện cho HS 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc và viết, riêng đối với tiết học vần chúng ta cần tập trung rèn kĩ năng đọc và kĩ năng viết cho các em.
2.1. Rèn kĩ năng đọc
- Ở HS lớp 1 phần kiến thức mới rất khó với các em, muốn nắm được kiến thức đó, HS chỉ dựa vào sự truyền đạt của GV qua các hình thức tổ chức học tập của từng tiết dạy. Hình thành kiến thức mới như thế nào? ra sao?, còn đòi hỏi kiến thức và kỉ năng sư phạm của người giáo viên.
- GV phải chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp, GV lên lớp phải có kế hoạch bài học, việc lập kế hoạch bài học phải thể hiện rõ nội dung và các hình thức dạy học cho phù hợp với từng đối tượng HS và phải bám sát mục tiêu yêu cầu của từng bài học.
- GV cần phải phát âm chuẩn xác, chú ý chỉnh sửa rèn cách phát âm cho HS.
VD : bài vần ôi phải tròn môi hoặc ơi khi phát âm hai hàm răng chạm vào
nhau. HS cần đọc đúng tiếng ổi, bơi, chổi, thổi …..
- Sử dụng đồ dùng trang thiết bị dạy học phải thành thạo, đúng lúc, đúng chỗ mới đạt hiệu quả cao.
- Tùy từng nội dung bài học mà GV linh hoạt thay đổi các hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp để giúp các em lĩnh hội tốt kiến thức và vận dụng tốt vào thực hành.
- Trong giờ dạy GV cần tạo điều kiện cho học sinh được đọc nhiều lần, với nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt chú ý những đối tượng HS yếu kém, hoặc bị ngọng.
- GV cần tạo không khí lớp học thân thiện, cởi mở động viên khen ngợi kịp thời nhằm kìch thích sự hứng thú và đam mê học tập của các em.
2.2. Rèn kĩ năng viết :
- Trong giờ học tiếng việt ngoài việc rèn kĩ năng đọc, cần phải rèn tốt kĩ năng viết cho HS. Bằng cách GV viết phải đúng mẫu chữ hiện hành, thật chính xác đúng qui trình để HS quan sát và thực hành theo.(từ cấu tạo của con chữ đến cách đặt bút, cách viết, cách nối nét, khoảng cách và cách bỏ dấu …), chú ý vị trí đứng của GV và tư thế ngồi viết và cầm viết của HS.
- GV cần quan sát thật kĩ bài viết của HS để uốn nắn sửa sai kịp thời và dành khoàng thời gian thích hợp cho việc luyện viết bảng con ở tiết 1 và viết vào vở ở tiết 2.
Trong quá trình dạy học vần tôi nhận thấy đây là phân môn có đặc trưng rèn luyện thực hành, vì vậy phải thường xuyên luyện tập hàng ngày, bằng nhiều hình thức hoạt động khác nhau như: cá nhân, nhóm nhỏ, nhóm lớn v.v... nhằm để phát huy tính tích cực chủ động và tự giác trong học tập của
HS góp phần phát triển nhân cách cho các em, rèn cho các em những phẩm chất đạo đức tốt như : tính cẩn thận, kiên trì, tinh thần kỉ luật trong học tập, ham thích học tập … Để sau này lớn lên các em sẽ trở thành con người có ích cho xã hội. Đồng thời người GV phối hợp và vận dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, có sáng tạo trong giảng dạy và một điều không thể thiếu đồi với mỗi GV là phải gần gũi, thương yêu HS, kiên trì, cẩn thận chịu cực, chịu khó và luôn yêu nghề mến trẻ “ Tất cả vì học sinh thân yêu”.
III.KẾT LUẬN
Trên đây là một số biện pháp của tôi xin được đề ra để vận dụng vào giảng dạy học vần cho hiệu quả hơn. Rất mong sự đóng góp của Ban Giám hiệu và quý đồng nghiệp để chuyên đề ngày càng hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Sau đây mời quý Thầy cô dự một tiết minh hoạ cho chuyên đề này
Bài 33: Vần ôi, ơi
Người viết
Nguyễn Thị Chín
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Chín
Dung lượng: 75,61KB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)