Chức năng proteein trong tế bào
Chia sẻ bởi Trịnh Phước Nhật Huy |
Ngày 23/10/2018 |
43
Chia sẻ tài liệu: chức năng proteein trong tế bào thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
Khoa: Công nghệ hoá_thực phẩm
Bộ môn: Công nghệ sinh học
ĐỀ BÀI:
PROTEIN CÓ RẤT NHIỀU CHỨC NĂNG TRONG TẾ BÀO.
THEO BẠN ĐÓ LÀ NHỮNG CHỨC NĂNG GÌ?
MỖI LOẠI CHO 1 VÍ DỤ CỤ THỂ.
GVHD: LÊ HỒNG PHÚ
NHÓM 7 TP112:
NGUYỄN VŨ MINH THIỆN
MAI THỊ NGỌC THUÝ
NGUYỄN THỊ THUỶ
HÀ NGỌC TRAI
NGUYỄN NGỌC DIỆU TRÂM
LÊ TUẤN TRẦM
TRẦN THỊ MỸ TRANG
Giới thiệu:
I) Mở đầu
II) Protein là gì?
III) Các nguồn Protein
IV) Cấu trúc của Protein
V) Chức năng protein
I)Mở đầu
Protein là thành phần thiết yếu của cơ thể. Và chúng ta cần ăn đầy đủ các thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng như thịt, trứng, cá, đậu... để bổ sung đầy đủ lượng Protein
Protein là hợp chất hữu cơ đặc biệt quan trọng với cơ thể sống của chúng ta. Nó cung cấp cho cơ thể từ 10 đến 15% năng lượng sống và là hợp chất cần thiết để cơ thể sinh trưởng và phát triển.
II) Protein là gì?
Protein là hợp chất cao phân tử giữ nhiều vai trò nòng cốt trong cơ thể. Hầu hết chúng làm việc trong tế bào đáp ứng yêu cầu của các bào quan và mô trong cơ thể về cấu trúc, chức năng và điều hòa.
III)Các nguồn Protein
- Protein có trong nhiều loại thịt động vật và cây trái
- Protein động vật: thịt, cá, trứng và các sản phẩm bơ sữa
VD: 100gr lườn gà chứa 22gr protein; 100gr thịt bò băm chứa 26gr protein; 100gr cá tuyết chứa 19gr protein; 100gr trứng chứa 13gr protein; 100gr kem ít béo chứa 7gr protein; và 100gr phômai cứng chứa 29gr protein.
- Protein thực vật: chủ yếu được tìm thấy trong các loại cây lương thực, ngũ cốc, và các loại đậu (đậu lăng, đậu đã bỏ vỏ và đậu tằm). VD: 100gr đậu lăng nấu chin chứa 8gr protein và 100gr cây lương thực chứa 11gr protein.
How much protein do I need?
IV) Cấu trúc của Protein
- Protein được cấu tạo từ các monomer là amino acid.
- Amino acid có công thức chung là:
Trong đó R là nhánh bên và cũng là thành phần khác nhau giữa các loại amino acid.
- Người ta đã tìm ra được khoảng 80 loại amino acid trong tự nhiên nhưng chỉ có 20 loại amino acid và 2 amid của acid aspactic và acid glutamic là tham gia vào thành phần protein
Người ta phân biệt ra 4 bậc cấu trúc của protein.
IV.1.Cấu trúc bậc 1
Cấu trúc bậc một của protein có liên kết thành mạch polypeptit. Nó phụ thuộc số lượng và trật tự xắp xếp.
Cấu trúc bậc 1 của Lizozyme
IV.2.Cấu trúc bậc 2
Cấu trúc bậc 2 của protein là cấu trúc chu kì của chuỗi polipeptit. Nó có những phần protein xoắn và cuộn 1 cách lặp lại và mô hình gập đó góp phần tạo nên tổng thể protein.
Năm 1951, Pauling và Corey đã đưa ra 2 kiểu cấu trúc bậc 2 chính của chuỗi polipeptit là cấu trúc xoắn α và cấu trúc gấp nếp β.
* Cấu trúc xoắn α:
Là cấu trúc mạch polipeptit xoắn chặt lại tương tự lò xo, những nhóm peptit
(-CO-NH-) và Cα tạo thành phần bên trong (lõi) của xoắn còn các mạch bên (nhóm R) của các gốc aa quay ra phía ngoài.
Mô hình cấu trúc xoắn α của Pauling và Corey
* Cấu trúc phiến gấp nếp β
Trong cấu trúc phiến gấp nếp β các đoạn mạchpolipeptit thường duỗi dài ra không cuộn xoắn chặt như xoắn α.
IV.3. Cấu trúc bậc 3
Là sự sắp xếp vừa xoắn vừa gấp khúc một cách dày đặc và phức tạp của chuỗi polipeptit.
Protein được mô tả cấu trúc bậc 3 chi tiết là Myoglobin (Mb) vào năm 1957.
IV.4. Cấu trúc bậc 4
Là cấu trúc phân tử Pr chứa từ 2 chuỗi polipeptit trở lên liên kết với nhau thành phức hợp Pr lớn hơn.
V) CHỨC NĂNG PROTEIN:
Protein chiếm phần lớn khối lượng khô của tế bào và tham gia vào hấu hết các quá trình sinh học . Và chúng có rất nhiều chức năng khác nhau như là:
1: Vai trò vận chuyển
2: Vai trò xúc tác
3: Vai trò dinh dưỡng và dự trữ
4: Vai trò vận động
5: Vai trò cấu trúc, chống đỡ cơ học
6: Vai trò bảo vệ
7: Vai trò điều hoà
8: Các vai trò khác
V.1. Vai trò vận chuyển
Những protein của máu và huyết thanh gắn và vận chuyển các phân tử đặc biệt hoặc các ion từ cơ quan này đến cơ quan khác cuả cơ thể gọi là protein vận chuyển
Một số protein gắn trên màng tế bào có nhiệm vụ vận chuyển các chất vào và ra khỏi tế bào
Có một số protein có khả năng vận chuyển các chất đặc biệt: transferin vận chuyển sắt, lipoprotein vận chuyển lipit…
Ví dụ như: Huyết sắc tố Hemoglobin có chứa trong hồng cầu động vật có xương sống có vai trò vận chuyển Oxy từ phổi theo máu đi nuôi các tế bào
Hemoglobin: chất có vai trò vận chuyển oxy trong cơ thể
V.2. Vai trò xúc tác
Protein đặc biệt có hoạt tính xúc tác gọi là các enzym
Hầu hết các phản ứng hoá học trong hệ thống sinh học đều được xúc tác bởi enzym
Các enzym luôn thể hiện vai trò của nó là làm tăng tốc độ phản ứng hoá học lên hàng triệu lần
Ví dụ như :
_ Các Enzyme thủy phân trong dạ dày phân giải thức ăn
_ Enzyme Pepsin phân giải Protein, Enzyme Lipase phân giải Lipid ,
_ Enzyme Amylase trong nước bọt phân giải tinh bột chín: Tại miệng: thức ăn được nhai nát và trộn với dịch nước bọt, trong đó có α-amylase chia cắt tinh bột thành các phân tử ngắn hơn, quá trình nầy sẽ còn tiếp diễn tại dạ dày
V.3. Vai trò dự trữ và dinh dưỡng
Trong hạt của cây trồng chứa những protein dinh dưỡng cần cho sự nảy mầm và phát triển. Các protein của hạt đã được nghiên cứu kỹ như glutein, zein, gliazin của lúa mì, ngô lúa…
Ovalbumin chiếm phần lớn protein của lòng trắng trứng, casein phần lớn protein của sữa đều là protein dự trữ và dinh dưỡng
Trong cơ thể của một vài vi khuẩn, thực vật và động vật đã tìm thấy protein chứa sắt là ferritin đó là dạng dự trữ sắt của cơ thể
Ví dụ như:
_ Albumin lòng trắng trứng là nguồn cung cấp axit amin cho phôi phát triển.
_ Trong hạt cây có chứa nguồn protein dự trữ cần cho hạt nảy mầm
_ Casein trong sữa mẹ là nguồn cung cấp Acid Amin cho con: Casein sẽ kết tủa tạo thành những cục vón và lưu lại tại dạ dày để thực hiện bước đầu sự phân giải chất các chất dinh dưỡng rồi chuyển dần xuống ruột non. .
V.4. Vai trò vận động:
_ Trong mỗi tế bào, sự vận động của một số bào quan được thực hiện nhờ các vi sợi, vi ống.
_ Vi sợi, vi ống đựơc tạo nên từ các phân tử protein hình cầu là tubuline.
_ Các protein vận động, điển hình là myosin chịu trách nhiệm về sự chuyển động ở động vật cả ở mức tế bào và cơ thể. Khi trượt trên sợi actin, một protein khác tham gia vào quá trình vận động, myosin gây ra các chuyển động nội bào cũng như sự co cơ.
Ví dụ như:
Tubulin có vai trò vận động lông, roi của các sinh vật đơn bào
Actinin, Myosin có vai trò vận động cơ.
V.5. Vai trò cấu trúc của protein
Nhiều protein có tác dụng như là những sợi chống đỡ hoặc bao phủ có tác dụng làm bền vững hoặc bảo vệ cấu trúc sinh học của tế bào.
Trong tất cả các tế bào sống protein có vai trò quan trọng trong thành phần cấu trúc của tế bào, tạo nên tính đặc thù cho từng tế bào và các bào quan dưới tế bào.
Ví dụ như: Collagen và Elastin tạo nên cấu trúc sợi rất bền của mô liên kết, dây chằng, gân. Keratin tạo nên cấu trúc chắc của da, lông, móng. Protein tơ nhện, tơ tằm tạo nên độ bền vững của tơ nhện, vỏ kén.
collagen
Sơ đồ màng tế bào
V.6. Vai trò bảo vệ của protein
Nhiều protein bảo vệ các tổ chức chống lại sự xâm nhập của các chất lạ hoặc các tác nhân có hại.
Fibrinogen và thrombin là các protein của máu có tác dụng làm đông máu khi thành mạch bị tổn thương.
Một số protein như: nọc rắn, độc tố của vi khuẩn, độc tố của cây có tác dụng phòng thủ.
Ví dụ như:
Immunoglobulin Là một nhóm các protein và phân tử có hoạt tính sinh học đặc biệt, có trong sữa của tất cả các loài động vật có vú
Nhiệm vụ của các immunoglobulin là tiếp cận các vật thể lạ và kích hoạt các chức năng giúp ngăn chặn sự thâm nhập của các bệnh truyền nhiễm cũng như đưa ra khỏi cơ thể những yếu tố gây bệnh. Các immunoglobulin tham gia tiêu diệt các tế bào lạ cũng như chống lại vi khuẩn và virus. Phổ biến nhất trong các immunogubin là IgG. Các immunoglobulin có vai trò rất lớn trong sự hình thành các kháng thể.
V.7. Vai trò điều hoà của protein
Một số protein có chức năng điều hoà phải kể đến các hormon: insulin, các hormon tuyến yên …
Những protein điều hoà khác như: điều hoà sinh tổng hợp enzym, sinh tổng hợp ARN và AND có trong quá trình phân chia tế bào của procaryota và eucaryota
Ví dụ như:
Insulin là một nội tiết tố có khả năng làm hạ đường máu bằng cách giúp đường vào trong tế bào để sản xuất ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của cơ thể
Tác dụng cuả insulin
V.8. Các vai trò khác của protein
Ngoài các vai trò trên protein còn có vai trò đặc biệt trong quá trình nhận các kích thích của tế bào thần kinh qua chất thụ thể, hoặc nhạy cảm với ánh sáng, nhận biết thông tin, liên kết tế bào,….
KẾT LUẬN
Protein có chức năng hình thành, duy trì và thay thế các tế bào trong cơ thể bạn. Thiếu protein dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm lớn, suy giảm miễn dịch, ảnh hưỡng xấu đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
Tài liệu tham khảo:
1) Sổ tay hoá sinh
2) Huỳnh Như Ngọc Hiển, SHVN
3) Nguyễn Như Hiền, Giáo trình Sinh học tế bào, Nhà xuất bản Giáo dục.
4) thuvienkhoahoc.com
THE END
THANK YOU FOR YOUR LISTENING !!!
Khoa: Công nghệ hoá_thực phẩm
Bộ môn: Công nghệ sinh học
ĐỀ BÀI:
PROTEIN CÓ RẤT NHIỀU CHỨC NĂNG TRONG TẾ BÀO.
THEO BẠN ĐÓ LÀ NHỮNG CHỨC NĂNG GÌ?
MỖI LOẠI CHO 1 VÍ DỤ CỤ THỂ.
GVHD: LÊ HỒNG PHÚ
NHÓM 7 TP112:
NGUYỄN VŨ MINH THIỆN
MAI THỊ NGỌC THUÝ
NGUYỄN THỊ THUỶ
HÀ NGỌC TRAI
NGUYỄN NGỌC DIỆU TRÂM
LÊ TUẤN TRẦM
TRẦN THỊ MỸ TRANG
Giới thiệu:
I) Mở đầu
II) Protein là gì?
III) Các nguồn Protein
IV) Cấu trúc của Protein
V) Chức năng protein
I)Mở đầu
Protein là thành phần thiết yếu của cơ thể. Và chúng ta cần ăn đầy đủ các thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng như thịt, trứng, cá, đậu... để bổ sung đầy đủ lượng Protein
Protein là hợp chất hữu cơ đặc biệt quan trọng với cơ thể sống của chúng ta. Nó cung cấp cho cơ thể từ 10 đến 15% năng lượng sống và là hợp chất cần thiết để cơ thể sinh trưởng và phát triển.
II) Protein là gì?
Protein là hợp chất cao phân tử giữ nhiều vai trò nòng cốt trong cơ thể. Hầu hết chúng làm việc trong tế bào đáp ứng yêu cầu của các bào quan và mô trong cơ thể về cấu trúc, chức năng và điều hòa.
III)Các nguồn Protein
- Protein có trong nhiều loại thịt động vật và cây trái
- Protein động vật: thịt, cá, trứng và các sản phẩm bơ sữa
VD: 100gr lườn gà chứa 22gr protein; 100gr thịt bò băm chứa 26gr protein; 100gr cá tuyết chứa 19gr protein; 100gr trứng chứa 13gr protein; 100gr kem ít béo chứa 7gr protein; và 100gr phômai cứng chứa 29gr protein.
- Protein thực vật: chủ yếu được tìm thấy trong các loại cây lương thực, ngũ cốc, và các loại đậu (đậu lăng, đậu đã bỏ vỏ và đậu tằm). VD: 100gr đậu lăng nấu chin chứa 8gr protein và 100gr cây lương thực chứa 11gr protein.
How much protein do I need?
IV) Cấu trúc của Protein
- Protein được cấu tạo từ các monomer là amino acid.
- Amino acid có công thức chung là:
Trong đó R là nhánh bên và cũng là thành phần khác nhau giữa các loại amino acid.
- Người ta đã tìm ra được khoảng 80 loại amino acid trong tự nhiên nhưng chỉ có 20 loại amino acid và 2 amid của acid aspactic và acid glutamic là tham gia vào thành phần protein
Người ta phân biệt ra 4 bậc cấu trúc của protein.
IV.1.Cấu trúc bậc 1
Cấu trúc bậc một của protein có liên kết thành mạch polypeptit. Nó phụ thuộc số lượng và trật tự xắp xếp.
Cấu trúc bậc 1 của Lizozyme
IV.2.Cấu trúc bậc 2
Cấu trúc bậc 2 của protein là cấu trúc chu kì của chuỗi polipeptit. Nó có những phần protein xoắn và cuộn 1 cách lặp lại và mô hình gập đó góp phần tạo nên tổng thể protein.
Năm 1951, Pauling và Corey đã đưa ra 2 kiểu cấu trúc bậc 2 chính của chuỗi polipeptit là cấu trúc xoắn α và cấu trúc gấp nếp β.
* Cấu trúc xoắn α:
Là cấu trúc mạch polipeptit xoắn chặt lại tương tự lò xo, những nhóm peptit
(-CO-NH-) và Cα tạo thành phần bên trong (lõi) của xoắn còn các mạch bên (nhóm R) của các gốc aa quay ra phía ngoài.
Mô hình cấu trúc xoắn α của Pauling và Corey
* Cấu trúc phiến gấp nếp β
Trong cấu trúc phiến gấp nếp β các đoạn mạchpolipeptit thường duỗi dài ra không cuộn xoắn chặt như xoắn α.
IV.3. Cấu trúc bậc 3
Là sự sắp xếp vừa xoắn vừa gấp khúc một cách dày đặc và phức tạp của chuỗi polipeptit.
Protein được mô tả cấu trúc bậc 3 chi tiết là Myoglobin (Mb) vào năm 1957.
IV.4. Cấu trúc bậc 4
Là cấu trúc phân tử Pr chứa từ 2 chuỗi polipeptit trở lên liên kết với nhau thành phức hợp Pr lớn hơn.
V) CHỨC NĂNG PROTEIN:
Protein chiếm phần lớn khối lượng khô của tế bào và tham gia vào hấu hết các quá trình sinh học . Và chúng có rất nhiều chức năng khác nhau như là:
1: Vai trò vận chuyển
2: Vai trò xúc tác
3: Vai trò dinh dưỡng và dự trữ
4: Vai trò vận động
5: Vai trò cấu trúc, chống đỡ cơ học
6: Vai trò bảo vệ
7: Vai trò điều hoà
8: Các vai trò khác
V.1. Vai trò vận chuyển
Những protein của máu và huyết thanh gắn và vận chuyển các phân tử đặc biệt hoặc các ion từ cơ quan này đến cơ quan khác cuả cơ thể gọi là protein vận chuyển
Một số protein gắn trên màng tế bào có nhiệm vụ vận chuyển các chất vào và ra khỏi tế bào
Có một số protein có khả năng vận chuyển các chất đặc biệt: transferin vận chuyển sắt, lipoprotein vận chuyển lipit…
Ví dụ như: Huyết sắc tố Hemoglobin có chứa trong hồng cầu động vật có xương sống có vai trò vận chuyển Oxy từ phổi theo máu đi nuôi các tế bào
Hemoglobin: chất có vai trò vận chuyển oxy trong cơ thể
V.2. Vai trò xúc tác
Protein đặc biệt có hoạt tính xúc tác gọi là các enzym
Hầu hết các phản ứng hoá học trong hệ thống sinh học đều được xúc tác bởi enzym
Các enzym luôn thể hiện vai trò của nó là làm tăng tốc độ phản ứng hoá học lên hàng triệu lần
Ví dụ như :
_ Các Enzyme thủy phân trong dạ dày phân giải thức ăn
_ Enzyme Pepsin phân giải Protein, Enzyme Lipase phân giải Lipid ,
_ Enzyme Amylase trong nước bọt phân giải tinh bột chín: Tại miệng: thức ăn được nhai nát và trộn với dịch nước bọt, trong đó có α-amylase chia cắt tinh bột thành các phân tử ngắn hơn, quá trình nầy sẽ còn tiếp diễn tại dạ dày
V.3. Vai trò dự trữ và dinh dưỡng
Trong hạt của cây trồng chứa những protein dinh dưỡng cần cho sự nảy mầm và phát triển. Các protein của hạt đã được nghiên cứu kỹ như glutein, zein, gliazin của lúa mì, ngô lúa…
Ovalbumin chiếm phần lớn protein của lòng trắng trứng, casein phần lớn protein của sữa đều là protein dự trữ và dinh dưỡng
Trong cơ thể của một vài vi khuẩn, thực vật và động vật đã tìm thấy protein chứa sắt là ferritin đó là dạng dự trữ sắt của cơ thể
Ví dụ như:
_ Albumin lòng trắng trứng là nguồn cung cấp axit amin cho phôi phát triển.
_ Trong hạt cây có chứa nguồn protein dự trữ cần cho hạt nảy mầm
_ Casein trong sữa mẹ là nguồn cung cấp Acid Amin cho con: Casein sẽ kết tủa tạo thành những cục vón và lưu lại tại dạ dày để thực hiện bước đầu sự phân giải chất các chất dinh dưỡng rồi chuyển dần xuống ruột non. .
V.4. Vai trò vận động:
_ Trong mỗi tế bào, sự vận động của một số bào quan được thực hiện nhờ các vi sợi, vi ống.
_ Vi sợi, vi ống đựơc tạo nên từ các phân tử protein hình cầu là tubuline.
_ Các protein vận động, điển hình là myosin chịu trách nhiệm về sự chuyển động ở động vật cả ở mức tế bào và cơ thể. Khi trượt trên sợi actin, một protein khác tham gia vào quá trình vận động, myosin gây ra các chuyển động nội bào cũng như sự co cơ.
Ví dụ như:
Tubulin có vai trò vận động lông, roi của các sinh vật đơn bào
Actinin, Myosin có vai trò vận động cơ.
V.5. Vai trò cấu trúc của protein
Nhiều protein có tác dụng như là những sợi chống đỡ hoặc bao phủ có tác dụng làm bền vững hoặc bảo vệ cấu trúc sinh học của tế bào.
Trong tất cả các tế bào sống protein có vai trò quan trọng trong thành phần cấu trúc của tế bào, tạo nên tính đặc thù cho từng tế bào và các bào quan dưới tế bào.
Ví dụ như: Collagen và Elastin tạo nên cấu trúc sợi rất bền của mô liên kết, dây chằng, gân. Keratin tạo nên cấu trúc chắc của da, lông, móng. Protein tơ nhện, tơ tằm tạo nên độ bền vững của tơ nhện, vỏ kén.
collagen
Sơ đồ màng tế bào
V.6. Vai trò bảo vệ của protein
Nhiều protein bảo vệ các tổ chức chống lại sự xâm nhập của các chất lạ hoặc các tác nhân có hại.
Fibrinogen và thrombin là các protein của máu có tác dụng làm đông máu khi thành mạch bị tổn thương.
Một số protein như: nọc rắn, độc tố của vi khuẩn, độc tố của cây có tác dụng phòng thủ.
Ví dụ như:
Immunoglobulin Là một nhóm các protein và phân tử có hoạt tính sinh học đặc biệt, có trong sữa của tất cả các loài động vật có vú
Nhiệm vụ của các immunoglobulin là tiếp cận các vật thể lạ và kích hoạt các chức năng giúp ngăn chặn sự thâm nhập của các bệnh truyền nhiễm cũng như đưa ra khỏi cơ thể những yếu tố gây bệnh. Các immunoglobulin tham gia tiêu diệt các tế bào lạ cũng như chống lại vi khuẩn và virus. Phổ biến nhất trong các immunogubin là IgG. Các immunoglobulin có vai trò rất lớn trong sự hình thành các kháng thể.
V.7. Vai trò điều hoà của protein
Một số protein có chức năng điều hoà phải kể đến các hormon: insulin, các hormon tuyến yên …
Những protein điều hoà khác như: điều hoà sinh tổng hợp enzym, sinh tổng hợp ARN và AND có trong quá trình phân chia tế bào của procaryota và eucaryota
Ví dụ như:
Insulin là một nội tiết tố có khả năng làm hạ đường máu bằng cách giúp đường vào trong tế bào để sản xuất ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của cơ thể
Tác dụng cuả insulin
V.8. Các vai trò khác của protein
Ngoài các vai trò trên protein còn có vai trò đặc biệt trong quá trình nhận các kích thích của tế bào thần kinh qua chất thụ thể, hoặc nhạy cảm với ánh sáng, nhận biết thông tin, liên kết tế bào,….
KẾT LUẬN
Protein có chức năng hình thành, duy trì và thay thế các tế bào trong cơ thể bạn. Thiếu protein dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm lớn, suy giảm miễn dịch, ảnh hưỡng xấu đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
Tài liệu tham khảo:
1) Sổ tay hoá sinh
2) Huỳnh Như Ngọc Hiển, SHVN
3) Nguyễn Như Hiền, Giáo trình Sinh học tế bào, Nhà xuất bản Giáo dục.
4) thuvienkhoahoc.com
THE END
THANK YOU FOR YOUR LISTENING !!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trịnh Phước Nhật Huy
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)