Chuanbitamthecho trẻ vao lop 1
Chia sẻ bởi Phạm Vân |
Ngày 03/05/2019 |
49
Chia sẻ tài liệu: chuanbitamthecho trẻ vao lop 1 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Lời đầu tiên cho em gửi đến toàn thể quý phụ huynh lời chức sức khỏe và lời chào thân thương
Em xin giới thiệu .em tên là phạm thị vân giáo viên lớp lá
Hôm nay em muốn chia sẽ đến với quý phụ huynh những thông tin hữu ích .nhằm giúp cho phụ huynh có thể hiểu rõ về tâm lý của con em mình khi khi bước vào lớp 1
KÍNH THƯA QUÝ PHỤ HUYNH
Chuẩn bị tâm lý – kỹ năng cho trẻ vào lớp 1
Trường mầm non có vai trò quan trọng trong việc phát triển cũng như chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
Để vào lớp 1, trẻ cần được chuẩn bị tâm lý “sẵn sàng đi học” .
Vì thế một trong những yêu cầu quan trọng để giúp trẻ vào học tốt chương trình tiểu học là cần chuẩn bị cho trẻ các mặt:
Thể chất, trí tuệ, tình cảm - xã hội, ngôn ngữ, thẩm mỹ và một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập của trẻ.
Theo phân tích của các nhà khoa học, khi chuyển tiếp giữa mầm non và tiểu học phải đảm bảo sự kế thừa, tính khoa học, những kiến thức đã được hình thành ở lứa tuổi mầm non
cần phải được củng cố và mở rộng, hoàn thiện ở mức độ cao hơn giúp trẻ không bị những thay đổi đột ngột khi chuyển hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập trong nhà trường phổ thông.
Chính vì thế việc chuẩn bị tốt cho trẻ về thể chất, tâm lý từ tuổi mẫu giáo là yêu cầu quan trọng giúp trẻ thích ứng tốt với việc học tập ở bậc học phổ thông.
SAU ĐÂY LÀ BẢNG SO SÁNH GIỮ MẦM NON VÀ KHI TRẺ VÀO LỚP 1
Bước vào lớp 1 là khoảng thời gian có những thay đổi bước ngoặt đối với trẻ, vì vậy, cha mẹ cần quan tâm và có những phương pháp đúng cách để trẻ có thể tự tin trước môi trường học tập mới
Đang quen được chăm sóc, vui chơi, phải chuyển sang môi trường học tập, có kỷ luật, không ít trẻ đã rơi vào trạng thái lo âu, hoảng sợ, ảnh hưởng tới tâm lý và kết quả học tập của trẻ.
Ngồi một chỗ, viết bài, làm toán trong thời gian dài là thử thách với nhiều trẻ khi bước vào lớp 1.
Khi trẻ sắp vào lớp 1, nhiều bố mẹ rất lo lắng và ráo riết chuẩn bị nhưng lại không đúng cách, như bắt con học tô chữ, tập viết, làm toán... cho thành thạo.
Nhiều trẻ vì biết chữ trước, đến lúc đi học chủ quan, không chú ý.
Việc học trước cũng gây vất vả cho bé. Chẳng hạn, nếu khi 4-5 tuổi trẻ có khi phải học một tuần trẻ mới viết được một chữ, thì khi 6 tuổi, bé chỉ cần 1 buổi đã có thể làm được điều này.
Một thực tế hiện nay là việc dạy trước chương trình lớp 1 đang diễn ra ở nhiều trường mầm non và các "lò" dạy thêm. Vì sao lại có hiện tượng đó? Vấn đề này có thể được nhìn nhận từ hai phía:
Thứ nhất là một phần do nhu cầu xã hội, cụ thể là các bậc cha mẹ. Với tâm lý lo lắng thái quá, muốn chuẩn bị kỹ càng cho con trước khi đi học nên một số người đã cho con đi học sớm. Và sau đó nhiều người khác cũng lo sợ con mình bị tụt hậu.
Thứ hai là nhiều trường tiểu học và giáo viên tiểu học hiện nay mặc nhiên cho rằng trẻ vào lớp 1 là đã biết đọc, biết viết và làm được một số phép tính cant trừ đơn giản.
Nhưng việc cho con “đọc thông viết thạo” trước khi vào lớp 1 đã trở thành trào lưu. Trong suy nghĩ của các bậc phụ huynh, việc cho con biết đọc, biết viết trước để giúp trẻ nhanh chóng hòa đồng với “không khí” của lớp 1 và sẽ có “lợi thế” hơn so với các bạn khác.
Tuy nhiên Ép học sớm có thể gây tổn hại tâm lý cho trẻ
học trước khi vào lớp 1 trẻ sẽ lười học, và quan trọng hơn là làm cho trẻ sợ học vì hè phải lo đi học thêm?".Bắt con học sớm, chạy đua vào lớp 1… Và kết quả thực tế là trẻ học giỏi đâu chưa thấy, chỉ thấy phổ biến tình trạng thầy cô và cha mẹ kêu trẻ chủ quan, chán học vì đã học trước rồi, sợ học vì thấy học căng thẳng từ bé. Mỗi ngày đi học làm mệt mỏi cả cha mẹ và con chứ không thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Học trước còn gây hại cho trẻ về thói quen viết và cách ngồi học
Bàn tay, ngón tay trẻ chưa đủ khéo nên viết chữ xấu, sau này khó luyện cho trẻ viết chữ ngay ngắn hơn những trẻ học viết đúng tuổi. Trẻ bé quá, khó tập trung nên thường nghịch phá, mải chơi hơn học… Điều này tạo thói quen học rất không tốt cho trẻ trong tương lai, vừa gây bực bội cho cha mẹ và thầy cô, từ đó người lớn dễ nổi giận và đánh mắng trẻ, càng khiến trẻ sợ học.
-.
Không những thế,Các cha mẹ thường đánh giá thấp các trò chơi của trẻ, vì vậy đã tước mất cơ hội vui chơi của con mình. Vui chơi là quyền của trẻ em. Vui chơi là cơ hội vàng cho trẻ em phát triển toàn diện cả ba mặt: trí tuệ, thể chất, tinh thần, nhằm chuẩn bị cho sự trưởng thành để bước vào giai đoạn tiểu học.
"Từ từ - dần dần - từng chút một“
hãy kiên nhẫn với con, càng thúc trẻ càng chán, càng chậm.
Một câu "thần chú" với bố mẹ các bé
Một câu "thần chú" với bố mẹ các bé là "Từ từ - dần dần - từng chút một" hãy kiên nhẫn với con, càng thúc trẻ càng chán, càng chậm.
Thay vào đó là 1số biện pháp giúp trẻ chuẩn bị vào lớp 1
Tăng cường khả năng đọc
Đọc sách cho bé hàng ngày, khi đọc từ nào thì lấy tay chỉ vào từ đó. Ví dụ, nói “cá” thì chỉ cho trẻ xem từ “cá” và hình ảnh con cá minh họa. Với cách này, trẻ sẽ tăng cường khả năng đọc thông qua mối liên hệ giữa từ ngữ và hình ảnh.
Nói chuyện với bé càng nhiều càng tốt. Ngôn ngữ càng đơn giản và có tính miêu tả càng tốt. Nói về những gì bé quan tâm, nói về những gì bé nhìn, nghe, sờ, ngửi, nếm, thấy. Và mô tả các vận động của bé khi cử động. Mẹ con cùng đóng kịch, tập kể chuyện, …
Luyện khả năng khéo léo của đôi bàn tay
Cho trẻ tô màu, tô chữ.
Nặn tượng, xếp hình, cắt dán.
. Học toán qua các trò chơi
- Để rèn kỹ năng đếm cho trẻ, cha mẹ hãy cùng con đếm mọi vật xung quanh như: Số bát trên bàn ăn, số người trong gia đình, xe qua lại trên đường…
.
4 .Phân loại đồ vật: Giúp trẻ học cách phân loại đồ vật như xe cộ, sách vở, đồ chơi hoặc những đồ vật mà trẻ thích. Hãy phân loại theo nhiều cách khác nhau, như theo kích cỡ, màu sắc, vật liệu, chức năng, hình dạng, số bánh xe.
5 .Nhận biết thời gian: tập nhìn đồng hồ, quy định số phút cho mỗi trò chơi, thi xem ai nhanh hơn.
6.Gọi tên hình dạng đồ vật: Cha mẹ mô tả hình dạng các vật xung quanh nhà như tivi hình chữ nhật, cái bát hình tròn, ô cửa hình vuông; đố trẻ đi tìm các vật có hình tròn, hình vuông
Ngoài ra, cha mẹ rất cần dạy con tính tự giác: vào bàn học đúng giờ (mỗi lần tập ngồi học chỉ nên 10-15 phút), hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng thời hạn (ví dụ: quy định tô chữ 1 trang trong 10 phút),
Biết sắp xếp ngăn bàn và đồ dùng học tập, đi ngủ đúng giờ để hôm sau dậy sớm đi học vì trường tiểu học vào lớp sớm hơn mầm non.
Phụ huynh cũng cần chuẩn bị tâm lý cho mình để giải quyết những vấn đề của các cháu khiến mình dễ cáu như: buổi tối ngồi học thì vừa học vừa chơi, đang học lại đi vệ sinh, uống nước liên tục.
Khi cùng chơi với con, cha mẹ cần lưu ý:
Mỗi trẻ có sở thích khác nhau nên hãy quan sát xem trẻ thích chơi loại trò chơi nào mà có cách ứng dụng cho phù hợp.
Thời gian chơi cần phù hợp với giờ giấc sinh hoạt ăn, ngủ, nghỉ của trẻ.
Vừa chơi vừa nói chuyện vui vẻ cùng con.
Đề cao chất lượng chơi hơn thời lượng chơi.
Trong quá trình áp dụng phương pháp trên, đòi hỏi sự kiên nhẫn của ba mẹ
Tình yêu thương của cha mẹ là nhân tố quan trọng nhất giúp bé hình thành sở thích học hỏi.
Cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện với con về trường học, về thầy cô bạn bè, Quá trình chuyển từ viết bút chì sang bút mực thế nào ?, các mốc học toán ra sao ? khi vào lớp 1, ... Nếu mình biết trước sẽ bình tĩnh hơn và giúp con nhanh thích nghi,
"khám phá tri thức, lợi ích của việc học, ước mơ của con”… Những nội dung này rất cần khi chuẩn bị tâm lý cho con vào lớp 1 tự tin và thích học.
Kính Chúc Và Các Bạn Sức Khỏe, Hạnh Phúc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Vân
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)