Chuan KTKN Toan 9

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Tân | Ngày 16/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: Chuan KTKN Toan 9 thuộc Tin học 9

Nội dung tài liệu:


lớp 9

Chủ đề

Mức độ cần đạt
Ghi chú

I. Căn bậc hai. Căn bậc ba.
1. Khái niệm căn bậc hai.
Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức =(A(.


Về kiến thức:
Hiểu khái niệm căn bậc hai của số không âm, kí hiệu căn bậc hai, phân biệt được căn bậc hai dương và căn bậc hai âm của cùng một số dương, định nghĩa căn bậc hai số học.
Về kỹ năng:
Tính được căn bậc hai của số hoặc biểu thức là bình phương của số hoặc bình phương của biểu thức khác.



Qua một vài bài toán cụ thể, nêu rõ sự cần thiết của khái niệm căn bậc hai.
Ví dụ. Rút gọn biểu thức


2. Các phép tính và các phép biến đổi đơn giản về căn bậc hai.

Về kỹ năng:
- Thực hiện được các phép tính về căn bậc hai: khai phương một tích và nhân các căn thức bậc hai, khai phương một thương và chia các căn thức bậc hai.
- Thực hiện được các phép biến đổi đơn giản về căn bậc hai: đưa thừa số ra ngoài dấu căn, đưa thừa số vào trong dấu căn, khử mẫu của biểu thức lấy căn, trục căn thức ở mẫu.
- Biết dùng bảng số và máy tính bỏ túi để tính căn bậc hai của số dương cho trước.

- Các phép tính về căn bậc hai tạo điều kiện cho việc rút gọn biểu thức cho trước.
- Đề phòng sai lầm do tương tự khi cho rằng:

- Không nên xét các biểu thức quá phức tạp. Trong trường hợp trục căn thức ở mẫu, chỉ nên xét mẫu là tổng hoặc hiệu của hai căn bậc hai.
- Khi tính căn bậc hai của số dương nhờ bảng số hoặc máy tính bỏ túi, kết quả thường là giá trị gần đúng.

3. Căn bậc ba.
Về kiến thức:
Hiểu khái niệm căn bậc ba của một số thực.
Về kỹ năng:
Tính được căn bậc ba của các số biểu diễn được thành lập phương của số khác.

- Chỉ xét một số ví dụ đơn giản về căn bậc ba.
Ví dụ. Tính
- Không xét các phép tính và các phép biến đổi về căn bậc ba.


II. Hàm số bậc nhất

1. Hàm số y = ax + b (a ( ((.
Về kiến thức:
Hiểu các tính chất của hàm số bậc nhất.
Về kỹ năng:
Biết cách vẽ và vẽ đúng đồ thị của hàm số y = ax + b (a ( ((.

- Rất hạn chế việc xét các hàm số y = ax + b với a, b là số vô tỉ.
- Không chứng minh các tính chất của hàm số bậc nhất.
- Không đề cập đến việc phải biện luận theo tham số trong nội dung về hàm số bậc nhất.


2. Hệ số góc của đường thẳng. Hai đường thẳng song song và hai đường thẳng cắt nhau.
Về kiến thức:
- Hiểu khái niệm hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a ( ((.
- Sử dụng hệ số góc của đường thẳng để nhận biết sự cắt nhau hoặc song song của hai đường thẳng cho trước.

Ví dụ. Cho các đường thẳng: y = 2x + 1 (d1(; y = - x + 1 (d2(; y = 2x – 3 (d3(.
Không vẽ đồ thị các hàm số
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh Tân
Dung lượng: 23,20KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)