Chuan kien thuc ky nang lop 7

Chia sẻ bởi Lê Thanh Thịnh | Ngày 09/10/2018 | 101

Chia sẻ tài liệu: Chuan kien thuc ky nang lop 7 thuộc Tin học

Nội dung tài liệu:

LỚP 7

CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ

1.TIẾNG VIỆT

1.1.Từ vựng
-Cấu tạo từ

-Hiểu cấu tạo của các loại từ ghép, từ láy và nghĩa của từ láy, từ ghép.



-Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của việc dùng từ láy trong văn bản.
-Hiểu giá trị tượng thanh, gợi hình, gợi cảm của từ láy.
-Biết cách sử dụng từ ghép, từ láy.

-Biết hai loại từ ghép:từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập, tính chất phân nghĩa của từ ghép chính phụ, tính chất hợp nghĩa của từ ghép đẳng lập.
-Biết hai loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận (láy phụ âm đầu, láy vần)

-Các lớp từ
-Hiểu thế nào là yếu tố Hán Việt và cách cấu tạo đặc biệt của một số loại từ ghép Hán Việt.


-Bước đầu biết cách sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với yêu cầu giao tiếp; tránh lạm dụng từ Hán Việt.
-Nhớ đặc điểm của từ ghép Hán Việt.
-Biết hai loại từ ghép Hán Việt chính: ghép đẳng lập và ghép chính phụ, biết trật tự các yếu tố Hán Việt trong từ ghép chính phụ Hán Việt.
-Hiểu nghĩa và cách sử dụng từ Hán Việt được chú thích trong các văn bản học ở lớp 7.
-Biết nghĩa 50 yếu tố Hán Việt thông dụng xuất hiện nhiều trong các văn bản học ở lớp 7.

-Nghĩa của từ
-Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.



-Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của việc dùng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và chơi chữ bằng từ đồng âm trong văn bản.
-Biết cách sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa phù hợp với tình huống và yêu cầu giao tiếp.
-Biết sửa lỗi dùng từ.
-Nhớ đặc điểm của từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
-Biết hai loại từ đồng nghĩa: đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn.

1.2.Ngữ pháp
-Từ loại

-Hiểu thế nào là đại từ, quan hệ từ.

-Biết tác dụng của đại từ và quan hệ từ trong văn bản.
-Biết cách sử dụng đại từ, quan hệ từ trong khi nói và viết.
-Biết các loại lỗi thường gặp và cách sửa các lỗi về đại từ và quan hệ từ.

-Nhận biết đại từ và các loại đại từ: đại từ dùng để trỏ, đại từ dùng để hỏi.

-Cụm từ
-Hiểu thế nào là thành ngữ.
-Hiểu nghĩa và bước đầu phân tích được giá trị của việc dùng thành ngữ trong văn bản.
-Biết cách sử dụng thành ngữ trong nói và viết.
-Nhớ đặc điểm của thành ngữ, lấy được ví dụ minh họa

-Các loại câu
-Hiểu thế nào là câu rút gọn và câu đặc biệt.
-Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của việc dùng câu rút gọn và câu đặc biệt trong văn bản.
-Biết cách sử dụng câu rút gọn và câu đặc biệt trong nói và viết.
-Nhớ đặc điểm của câu rút gọn và câu đặc biệt.


-Hiểu thế nào là câu chủ động và câu bị động.


-Biết cách chuyển đổi câu chủ động và câu bị động theo mục đích giao tiếp.
-Nhớ đặc điểm của câu chủ động và câu bị động
-Nhận biết câu chủ động và câu bị động trong các văn bản

-Biến đổi câu
-Hiểu thế nào là trạng ngữ.

-Biết biến đổi câu bằng cách tách thành phần trạng ngữ trong câu thành câu riêng.
-Nhớ đặc điểm và công dụng của trạng ngữ.
-Nhận biết trạng ngữ trong câu.


-Hiểu thế nào là dùng cụm chủ-vị để mở rộng câu.

-Biết mở rộng câu bằng cách chuyển các thành phần nòng cốt câu thành cụm chủ-vị.
-Nhận biết các cụm chủ-vị làm thành phần câu trong văn bản.

-Dấu câu
-Hiểu công dụng của một số dấu câu: dấu chấm phẩy, dấu chấm lửng, dấu gạch ngang.
-Biết sử dụng các dấu câu phục vụ yêu cầu biểu đạt, biểu cảm.
-Biết các loại lỗi thường gặp về dấu câu và cách sửa chữa.
-Giải thích được cách sử dụng dấu chấm phẩy, dấu chấm lửng, dấu gạch ngang trong văn bản.

1.3.Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ:Các biện pháp tu từ
-Hiểu thế nào là chơi chữ, điệp ngữ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thanh Thịnh
Dung lượng: 79,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)