CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG LỊCH SỬ 7.
Chia sẻ bởi Hà Tân |
Ngày 10/05/2019 |
30
Chia sẻ tài liệu: CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG LỊCH SỬ 7. thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
Chủ đề 1 XÃ HỘI PHONG KIẾN CHÂU ÂU (PHƯƠNG TÂY)
A-CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH.
Trình bày sự ra đời XHPK châu Âu.
Hiểu biết sơ giản về thành thị trung đại: sự ra đời, các quan hệ kinh tế, sự hình thành tầng lớp thị dân.
Các phong trào Văn hóa Phục hưng. Cải cách tôn giáo. Chiến tranh nông dân Đức. Ý nghĩa của các phong trào này.
B-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
Sự hình thành XHPK ở châu Âu.
Trình bày đc sự ra đời xã hội PK ở châu Âu ?
- Cuối thế kỉ V, người Giéc-man xâm chiếm, tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây, thành lập nhiều vương quốc mới : Ăng-glô Xắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt...
- Trên lãnh thổ Rô-ma, người Giéc-man đã:
+ chiếm ruộng đất của chủ nô, đem chia cho nhau;
+ phong cho các tướng lĩnh, quý tộc các tước vị như: công tước, hầu tước...
- Những việc làm của người Giéc-man đã tác động đến xã hội, dẫn tới sự hình thành các tầng lớp mới:
+ Lãnh chúa phong kiến: là các tướng lĩnh và quý tộc có nhiều ruộng đất và tước vị, có quyền thế và rất giàu có.
+ Nông nô: là những nô lệ được giải phóng và nông dân, không có ruộng đất, làm thuê, phụ thuộc vào lãnh chúa.
- Xã hội PK ở châu Âu đã được hình thành.
2. Lãnh địa phong kiến:
- Hình thành khái niệm “Lãnh địa”: là khu đất rộng, trở thành vùng đất riêng của lãnh chúa - như một vương quốc thu nhỏ.
- Tổ chức và hoạt động của lãnh địa:
+ Lãnh địa bao gồm có đất đai, dinh thự với tường cao, hào sâu, kho tàng, đồng cỏ, đầm lầy... của lãnh chúa.
+ Nông nô nhận đất canh tác của lãnh chúa và nộp tô thuế, ngoài ra còn phải nộp nhiều thứ thuế khác.
+ Lãnh chúa bóc lột nông nô, họ không phải lao động, sống sung sướng, xa hoa.
- Đặc trưng cơ bản của lãnh địa: là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập mang tính tự cung, tự cấp, đóng kín của một lãnh chúa.
- Quan sát tranh “Lâu đài và thành quách của lãnh chúa” trong SGK, miêu tả lãnh địa và cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa.
3. Sự xuất hiện thành thị trung đại:
- Nguyên nhân ra đời:
+ Thời kì PK phân quyền: các lãnh địa đều đóng kín, không có trao đổi, buôn bán với bên ngoài.
+ Từ cuối thế kỉ XI, do sản xuất thủ công phát triển, thợ thủ công đã đem hàng hóa ra những nơi đông người để trao đổi, buôn bán, lập xưởng sản xuất.
+ Từ đây hình thành các thị trấn, rồi phát triển thành thành phố, gọi là thành thị.
- Hoạt động của thành thị: Cư dân chủ yếu của thành thị là thợ thủ công và thương nhân, họ lập ra các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán.
- Vai trò: thúc đẩy sản xuất, làm cho xã hội PK phát triển.
- Quan sát bức tranh “Hội chợ ở Đức” trong SGK và nêu nhận xét về hoạt động của hội chợ thời trung đại.
4. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu:
Biết được nguyên nhân, trình bày được những cuộc phát kiến địa lí lớn và ý nghĩa của chúng; trình bày được sự hình thành của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
Những cuộc phát kiến lớn về địa lí:
Nguyên nhân: do nhu cầu phát triển sản xuất. Tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, hải đồ, kĩ thuật đóng tàu...
- Những cuộc phát kiến lớn: Cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI, nhiều cuộc phát kiến lớn về địa lí được tiến hành như: B. Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi (1487) ; Va-xcô đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ (1498) ; C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ (1492) ; Ph. Ma-gien-lăng đi vòng quanh trái đất (1519 - 1522).
- Ý nghĩa các cuộc phát kiến địa lí: thúc đẩy thương nghiệp phát triển, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản châu Âu.
- Xác định được trên lược đồ những địa danh mà các nhà phát kiến địa lí đã đi đến.
- Quan sát bức tranh “Tàu Ca-re-ven” trong SGK và nhận xét về
Chủ đề 1 XÃ HỘI PHONG KIẾN CHÂU ÂU (PHƯƠNG TÂY)
A-CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH.
Trình bày sự ra đời XHPK châu Âu.
Hiểu biết sơ giản về thành thị trung đại: sự ra đời, các quan hệ kinh tế, sự hình thành tầng lớp thị dân.
Các phong trào Văn hóa Phục hưng. Cải cách tôn giáo. Chiến tranh nông dân Đức. Ý nghĩa của các phong trào này.
B-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
Sự hình thành XHPK ở châu Âu.
Trình bày đc sự ra đời xã hội PK ở châu Âu ?
- Cuối thế kỉ V, người Giéc-man xâm chiếm, tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây, thành lập nhiều vương quốc mới : Ăng-glô Xắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt...
- Trên lãnh thổ Rô-ma, người Giéc-man đã:
+ chiếm ruộng đất của chủ nô, đem chia cho nhau;
+ phong cho các tướng lĩnh, quý tộc các tước vị như: công tước, hầu tước...
- Những việc làm của người Giéc-man đã tác động đến xã hội, dẫn tới sự hình thành các tầng lớp mới:
+ Lãnh chúa phong kiến: là các tướng lĩnh và quý tộc có nhiều ruộng đất và tước vị, có quyền thế và rất giàu có.
+ Nông nô: là những nô lệ được giải phóng và nông dân, không có ruộng đất, làm thuê, phụ thuộc vào lãnh chúa.
- Xã hội PK ở châu Âu đã được hình thành.
2. Lãnh địa phong kiến:
- Hình thành khái niệm “Lãnh địa”: là khu đất rộng, trở thành vùng đất riêng của lãnh chúa - như một vương quốc thu nhỏ.
- Tổ chức và hoạt động của lãnh địa:
+ Lãnh địa bao gồm có đất đai, dinh thự với tường cao, hào sâu, kho tàng, đồng cỏ, đầm lầy... của lãnh chúa.
+ Nông nô nhận đất canh tác của lãnh chúa và nộp tô thuế, ngoài ra còn phải nộp nhiều thứ thuế khác.
+ Lãnh chúa bóc lột nông nô, họ không phải lao động, sống sung sướng, xa hoa.
- Đặc trưng cơ bản của lãnh địa: là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập mang tính tự cung, tự cấp, đóng kín của một lãnh chúa.
- Quan sát tranh “Lâu đài và thành quách của lãnh chúa” trong SGK, miêu tả lãnh địa và cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa.
3. Sự xuất hiện thành thị trung đại:
- Nguyên nhân ra đời:
+ Thời kì PK phân quyền: các lãnh địa đều đóng kín, không có trao đổi, buôn bán với bên ngoài.
+ Từ cuối thế kỉ XI, do sản xuất thủ công phát triển, thợ thủ công đã đem hàng hóa ra những nơi đông người để trao đổi, buôn bán, lập xưởng sản xuất.
+ Từ đây hình thành các thị trấn, rồi phát triển thành thành phố, gọi là thành thị.
- Hoạt động của thành thị: Cư dân chủ yếu của thành thị là thợ thủ công và thương nhân, họ lập ra các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán.
- Vai trò: thúc đẩy sản xuất, làm cho xã hội PK phát triển.
- Quan sát bức tranh “Hội chợ ở Đức” trong SGK và nêu nhận xét về hoạt động của hội chợ thời trung đại.
4. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu:
Biết được nguyên nhân, trình bày được những cuộc phát kiến địa lí lớn và ý nghĩa của chúng; trình bày được sự hình thành của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
Những cuộc phát kiến lớn về địa lí:
Nguyên nhân: do nhu cầu phát triển sản xuất. Tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, hải đồ, kĩ thuật đóng tàu...
- Những cuộc phát kiến lớn: Cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI, nhiều cuộc phát kiến lớn về địa lí được tiến hành như: B. Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi (1487) ; Va-xcô đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ (1498) ; C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ (1492) ; Ph. Ma-gien-lăng đi vòng quanh trái đất (1519 - 1522).
- Ý nghĩa các cuộc phát kiến địa lí: thúc đẩy thương nghiệp phát triển, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản châu Âu.
- Xác định được trên lược đồ những địa danh mà các nhà phát kiến địa lí đã đi đến.
- Quan sát bức tranh “Tàu Ca-re-ven” trong SGK và nhận xét về
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hà Tân
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)