Chuan kien thuc
Chia sẻ bởi Trương Thành Nhi |
Ngày 26/04/2019 |
67
Chia sẻ tài liệu: chuan kien thuc thuộc Địa lý 12
Nội dung tài liệu:
Trương Thành Nhi DHSDIA 09B
Nội dung Lớp 12
Chương một
Địa lý Việt nam
Bài 1: Việt nam trên đường đổi mới và hội nhập
1. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội:
a) Bối cảnh:
- Ngày 30 - 4- 1975: Đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng, phát triển đất nước.
- Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu.
- Tình hình trong nước và quốc tế những năm cuối thập kỉ 70, đầu thập kỉ 80 diễn biến phức tạp.
( Trong thời gian dài nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng.
b) Diễn biến:
- Năm 1979: Bắt đầu thực hiện đổi mới trong một số ngành (nông nghiệp, công nghiệp)
- Ba xu thế đổi mới từ đại hội Đảng lần thứ 6 năm 1986:
+ Dân chủ hóa đời sống kinh tế- xã hội.
+ Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
c) Thành tựu:
- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao (đạt 9,5% năm 1999, 8,4% năm 2005).
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (giảm tỉ trọng khu vực 1, tăng tỉ trọng khu vực II và III).
- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ rệt ( hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng chuyên canh...)
- Đời sống nhân dân được cải thiện, giảm tỉ lệ nghèo của cả nước.
2) Nước ta trong hộ nhập quốc tế và khu vực:
a) Bối cảnh:
- Thế giới: Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh hợp tác khu vực.
- Việt Nam là thành viên của ASEAN (tháng 7/1995), bình thường hóa quan hệ Việt- Mỹ, thành viên WTO năm 2007.
b) Thành tựu:
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài ODA, FDI.
- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật, bảo vệ môi trường.
- Phát triển ngoại thương ở tầm cao mới, xuất khẩu gạo....
3) Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới:
- Thực hiện chiến lược tăng trưởng đi đôi với xóa đói giảm nghèo.
- Hoàn thiện cơ cấu chính sách của nền kinh tế thị trường.
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa gắn với nền kinh tế tri thức.
- Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục,...
Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
1) Vị trí địa lí:
- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam á
- Hệ tọa độ địa lí:
+ Vĩ độ: 23023` B - 8034` B (kể cả đảo 23023` B - 6050` B)
+ Kinh độ: 10209` Đ - 109024` Đ (kể cả đảo 1010 Đ - 117020` Đ)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Thành Nhi
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)