Chuẩn bị tâm lí cho trẻ vào lớp Một

Chia sẻ bởi Đinh Hữu | Ngày 03/05/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Chuẩn bị tâm lí cho trẻ vào lớp Một thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Chuẩn bị cho trẻ lớp Lá vào lớp Một
HỘI THẢO
Chuẩn bị cho trẻ lớp Lá vào lớp Một
Mỗi năm thành phố có khoảng 80.000 học sinh lớp Lá bắt đầu vào Một.
Phụ huynh thường lo lắng làm sao để trẻ thích nghi ngay với việc học?
Khoa học giáo dục đã chỉ ra một số vấn đề mà Nhà trường và Phụ huynh có thể phối hợp giúp trẻ.
MỞ ĐẦU
Chuẩn bị tâm lí cho trẻ
Chuẩn bị thể lực, sức khỏe cho trẻ
Chuẩn bị kĩ năng phối hợp HĐ của cơ thể
Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
Phát triển năng lực tư duy
Rèn tính chú ý có chủ định
Giúp trẻ làm quen chữ viết
Chuẩn bị cho trẻ lớp Lá vào lớp Một
1/ CHUẨN BỊ TÂM LÍ CHO TRẺ:
Tránh "Sốc học đường" khi thay đổi đột ngột.
Cha mẹ và cô trò chuyện về trường Tiểu học, về cách học ở Tiểu học.
Cho bé tham quan trường Tiểu học.
Giải thích sự khác biệt giữa Mẫu giáo và Tiểu học:
Mẫu giáo : 15 đến 20 phút/tiết
Tiểu học : 30 đến 35 phút/tiết
Sự khác biệt về chương trình
Cấu trúc Chương trình lớp Một: (35 tuần/ năm)
Từ tuần 1 - 24: Học vần và Tập viết
Từ tuần 25 - 35: Luyện tập tổng hợp (Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Kể chuyện).

CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH LỚP MỘT
Tóm lại, cần gây cho bé một tình cảm tốt đẹp, tự hào mong muốn được đi học lớp 1 và chấp nhận nghĩa vụ học tập sắ�p đến như một điều tất nhiên với tất cả trẻ em.
2/ CHUẨN BỊ THỂ LỰC, SỨC KHOẺ CHO TRẺ:

Cân nặng kênh A (20 kg)
Rèn luyện sự bền bỉ, dẻo dai, linh hoạt.

3/ CHUẨN BỊ KĨ NĂNG PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ THỂ
Rèn các vận động tinh của bàn tay, ngón tay.
Sự phối hợp hoạt động của mắt và tay.
Rèn tư thế ngồi viết, vẽ
3/ CHUẨN BỊ KĨ NĂNG PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ THỂ
Rèn các vận động tinh của bàn tay, ngón tay.
Sự phối hợp hoạt động của mắt và tay.
Rèn tư thế ngồi viết, vẽ.
Cho trẻ chơi một số hoạt động rèn cơ nhỏ bàn tay:
Nhét bi vào lọ, cài nút áo, cởi giây giày, tháo các nắp chai nhỏ.
Vẽ tô màu các hình, tô chữ. với giấy bút và vẽ đường nét cơ bản..(không viết các con chữ theo ô li, dòng kẻ).
Củng cố kĩ năng giao tiếp để trẻ thích nghi môi trường tiểu học : biết chờ đến lượt, lắng nghe và thấu hiểu yêu cầu, phân công hợp tác.

4/ GIÚP BÉ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
a) Nhà trường:
Nhiệm vụ chính của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ giai đoạn này là : Tiếp tục mở rộng vốn từ và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
b) Cha mẹ:
Các bậc cha mẹ cần phải làm gì để phát triển ngôn ngữ cho bé?
Muốn ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt chúng ta cần:
1. Tạo điều kiện cho trẻ bắ�t chước tiếng nói của người lớn.
2. Làm cho cuộc sống của trẻ phong phú, giàu cảm xúc, ấn tượng.
3. Đọc sách, kể chuyện, đọc thơ, ca dao, hát cho trẻ nghe.
5/ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO TRẺ
1. Phát triển và rèn luyện KN quan sát cho trẻ
2. Kĩ năng quan sát và miêu tả lại
Đánh dấu vào các hình vẽ theo đúng yêu cầu
Mẫu yêu cầu :Trẻ 3 đến 5 tuổi theo mẫu có 2, 3, 4, 5 hình (tăng dần số lượng hình).
6/ RÈN LUYỆN TÍNH CHÚ Ý CÓ CHỦ ĐỊNH
7/ GIÚP BÉ LÀM QUEN CHỮ VIẾT
Cốt lõi của sự thay đổi này là :
Gắn việc dạy chữ với sự phát triển tự nhiên, xuất phát từ môi trường sống thực, gần gũi và có ý nghĩa với trẻ.
Việc dạy chữ phải là hoạt động thú vị chứ không áp đặt, hướng tới mục đích xây dựng nhu cầu hứng thú thực sự của bản thân trẻ với việc đọc, viết cụ� thể.
Chú ý:
1/ Nhà trường không dạy nhận mặt chữ và phát âm từng chữ cái riêng lẻ (a, b, c .)
2/ Cho trẻ làm quen các dạng chữ viết khác nhau (viết thường, hoa, in hoa. ).
3/ Sử dụng hiệu quả môi trường chữ đa dạng trong lớp, trường.
Cô có ý thức xây dựng, phát triển thay đổi môi trường này thường xuyên với mục đích nâng cao năng lực đọc, viết tự nhiên của trẻ, cho trẻ "tắm" trong môi trường chữ để chủ động tích cực đọc, viết.
4/ Dạy trẻ ham thích đọc sách để trẻ học đọc, viết thành thạo sau này.
- Trong trường, lớp Mầm non đã xây dựng các góc đọc sách, thư viện của bé với cách sắp xếp và chỗ đọc thuận tiện.
- Sử dụng góc đọc sách nhằm:
Dạy trẻ các kỹ năng đọc.
Dạy trẻ nhận ra các dấu chấm, phẩy, dấu hỏi, dấu than, móc kép, móc đơn, cách viết (hay in) sau các dấu ấy; chữ in thường, in hoa, khoảng trống giữa các chữ; cách ngắt nghỉ hơi .
Sau khi đọc cho trẻ nghe nhiều lần, cô và mẹ có thể khuyến khích trẻ "đọc" lại các cuốn sách đó (giả vờ đọc to thông qua việc đoán theo tranh và nhớ lại nội dung đã nghe).
Nhiều người chưa đánh giá đúng năng lực này ở trẻ tưởng rằng chúng đọc"vẹt" nhưng việc đọc như vậy có một ý nghĩa quan trọng và rất cầ�n thiết cho việc học đọc sau này.
Tóm lại, để chuẩn bị cho trẻ lớp Lá vào lớp Một nhà trường và các bậc phụ huynh phải thực hiện các yêu cầu sau:
Chuẩn bị toàn diện về mặt tâm lý và thể lực trước khi cho trẻ vào lớp Một.
Trẻ yêu cuộc sống và hứng thú học tập.
Quan tâm đến việc đi học.
Chấp nhận điều kiện sống và học tập khác biệt giữa MN và TH.
Có đủ sức khỏe để học tập tốt.
Sự sẵn sàng chuyên biệt : Đây là sự sẵn sàng về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên biệt ở trẻ để cho việc tiếp thu một số bộ môn như môn Toán và Tiếng Việt được dễ dàng.
HỆ THỐNG TRƯỜNG QUỐC TẾ VIỆT ÚC ĐÃ CHUẨN BỊ CHO TRẺ NHƯ THẾ NÀO ?
Các cô lớp Một và lớp Lá cùng dự giờ, chia sẻ, trao đổi nội dung, phương pháp giảng dạy.
Cho trẻ đi tham quan các cơ sở Tiểu học vào tháng 4 hằng năm.
Chương trình Hè (8 tuần) đặc biệt bổ sung cho bé luyện phát âm bằng trò chơi và mô hình hóa tiếng bằng định hướng , định hướng không gian, thời gian, con số .
Khảo sát kĩ năng cho từng bé trước khi chuyển lên lớp Một.
Cho trẻ làm quen với luyện phát âm
a. Nhóm nguyên âm:
b. Nhóm phụ âm:
Khảo sát kĩ năng cho từng bé trước khi chuyển lên lớp Một.
Ngoài ra còn các nguyên âm đôi (ưa,oa,oe...), âm ghép (iêu, uyê,oai....) cách đánh vần, đọc chữ, tiếng...
Giới thiệu với phụ huynh một vài hoạt động ở trường Tiểu học, chương trình lớp Một,...
Phối hợp với phụ huynh trong việc chuẩn bị tâm lý hân hoan cho trẻ trước khi bước vào lớp Một.
Chia sẻ ý kiến để phụ huynh hiểu không nên yêu cầu buộc trẻ phải "chiến thắng", "giỏi nhất lớp" khi vào lớp Một.
Kích thích sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ. Tránh dạy trước mà chỉ là người khích lệ trẻ khám phá những gì sẽ xảy ra trong lớp TH vào ngày mai.
Tóm lại, việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ trước khi chuẩn bị vào lớp Một không phải chờ đến Khai giảng năm học lớp Một, không chỉ là nhiệm vụ của các cô giáo lớp Một. Sự chuẩn bị này cần có kế hoạch ngay từ những tháng cuối của năm học lớp Lá và là trách nhiệm của cô cùng phối hợp với phụ huynh để trẻ háo hức tới trường Tiểu học học tập.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
Trình bày :
Nhà giáo ưu tú - Nguyễn Hoa Mai
(Nguyên trưởng Phòng GD Tiểu học - Sở GD&ĐT Tp Hồ Chí Minh)
Đt : 0903 868 936
Email : [email protected]
Web : www.violet.vn/1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Hữu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)