Chuan bi cho tre vao lop Mot
Chia sẻ bởi Đinh Hữu |
Ngày 07/05/2019 |
45
Chia sẻ tài liệu: Chuan bi cho tre vao lop Mot thuộc Học vần 1
Nội dung tài liệu:
Trình bày : TS Trần Lan Hương
Bộ Giáo dục và Đào Tạo Việt Nam
CHUẨN BỊ CHO TRẺ VÀO LỚP MỘT
Kĩ thuật nội dung : Đinh Văn Hữu
Email : [email protected]
www.violet.vn/1
Sự phát triển trẻ thơ là một quá trình thay đổi trong suốt 5 năm đầu của cuộc đời. Nghiên cứu PACE ở California cho thấy: 80% sự khác biệt trong kết quả học tập của học sinh lớp 4 đã có sẵn ngay từ khi trẻ bắt đầu đến trường
“Hãy đầu tư cho những năm đầu đời”
James Heckman, người được giải thưởng Nobel
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đến trường - giai đoạn quy luật trong đường đời của trẻ.
Rất nhiều câu hỏi được đặt ra:
- Liệu trẻ có chịu nổi áp lực của nhà trường?
Làm sao để trẻ học tốt? Cần phải làm gì?
Chuẩn bị những gì? Khi nào thì nên bắt đầu chuẩn bị?
Phương pháp thực hiện ra sao?
Liệu bé có cần phải biết đọc, viết trước không?
Chuẩn bị không phải là tập trung vào việc hình thành các kỹ năng học tập (như là viết, đọc, đếm) những thứ về cơ bản trẻ sẽ học ở lớp 1, mà là phát triển các chức năng tâm lý đảm bảo cho việc học.
Sự phát triển trí tuệ khác với sự học. Sự học tập là những kỹ năng trẻ được dạy ở trường (viết, đọc, đếm); còn sự phát triển trí tuệ là tiềm năng trí tuệ, là khả năng tự vận động, tự học, tự giải quyết các bài tập có vấn đề.
CHUẨN BỊ CHO TRẺ ĐI HỌC
CHUẨN BỊ CHO TRẺ ĐI HỌC
CHUẨN BỊ CHO TRẺ ĐI HỌC
TRẺ SẴN SÀNG ĐI HỌC
Phát triển các kỹ năng vận động
Đi được 5 bước trên đầu ngón chân.
Bật xa tối thiểu 50cm;
Nhảy xuống từ độ cao 40 cm;
Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu;
Đập và bắt được bóng bằng 2 tay;
Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m).
Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4 m;
Chạy 18m trong khoảng thời gian 5-7 giây;
Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian;
Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút.
Tự mặc và cởi được áo;
Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ;
Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản; Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn.
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Phân biệt và gọi tên được các màu sắc cơ bản.
Nhận biết về một số hình hình học và định hướng trong không gian.
Phân loại các đồ vật theo chất liệu, hình dạng, kích thước, chức năng.
Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10;
Biết tên 5 giác quan và các bộ phận cơ thể tương ứng.
Vẽ được hình người với đầu, thân, tay, chân và các chi tiết.
Biết cách so sánh độ dài, kích thước và nói kết quả .
Khám phá ra các cơ sở của quy luật theo màu sắc, kích thước, hình dạng của chuỗi các đối tượng.
Hiểu các mối liên hệ đặc trưng của các cặp từ như Cao- thấp, béo - gầy, nhanh- chậm, nắng - mưa, khô- ướt.
Biết các mùa trong năm và những sự kiện hay ngày lễ trong các mùa.
Giải thích được mối quan hệ nguyên nhân - kết quả đơn giản trong cuộc sống hằng ngày;
TRẺ SẴN SÀNG ĐI HỌC
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2, 3 hành động theo đúng trình tự.
Có khả năng lắng nghe.
Nhận ra sự giống và khác nhau của khoảng 5 cặp từ qua lời nói.
Nói mạch lạc trong trò chuyện và khi trả lời các câu hỏi. Có thể nói trong vòng 1 đến 2 phút.
Chủ động trò chuyện với người khác. Biết đặt câu hỏi phù hợp.
Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày.
Ghi nhớ bằng thính giác.
Hứng thú với việc đọc. Có một số hành vi như người đọc sách;
Biết hướng đọc từ trái qua phải và từ trên xuống dưới.
Biết “viết” chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới;
Biết “viết” tên của bản thân theo cách của mình;
Nhận dạng được chữ cái trong bảng
TRẺ SẴN SÀNG ĐI HỌC
TRẺ SẴN SÀNG ĐI HỌC
Xác định các bộ phận của cơ thể
Trải nghiệm các loại cảm xúc.
Có thể rời bố mẹ mà không bị căng thẳng.
Có khả năng thiết lập mối quan hệ với người lớn.
Dễ hòa đồng vào các nhóm bạn chơi.
Tập trung chú ý tích cực trong khoảng 30 phút.
Thể hiện sự tự tin vào khả năng của mình trong việc hoàn thành các công việc.
Biết quyền của mình và không để các bạn khác luôn làm điều bất lợi cho mình.
Biết về hậu quả hành vi của mình.
Thể hiện sự sáng tạo.
Lĩnh vực phát triển tình cảm- xã hội
Vệ sinh và tự phục vụ
TRẺ SẴN SÀNG ĐI HỌC
Có hiểu biết và tự thực hiện vệ sinh cá nhân.
Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn;.
Tự sắp xếp gọn gàng đồ dùng cá nhân.
Biết chuẩn bị cho công việc.
Giữ gìn đồ chơi và các đồ dùng của mình.
Biết 4 nhóm thực phẩm cơ bản và ăn đa dạng các loại thức ăn.
Có hiểu biết và thực hành an toàn cá nhân.
Nhận biết về thời tiết và mặc quần áo phù hợp.
Hiểu biết về việc đi lại và an toàn giao thông.
Sẵn sàng đến trường đó là một tổ hợp phức tạp các trạng thái tâm sinh lý nhất định, các kỹ năng, thói quen và sức khỏe của trẻ.
- Trước hết cần quan tâm đến sức khỏe của trẻ. Vui chơi – chạy, nhảy đều là những hoạt động rất cần cho bé. Cần rèn luyện các kỹ năng tự phục vụ bản thân. Trẻ cần phát triển các phẩm chất ý chí vì vậy yêu cầu trẻ làm đến cùng bất cứ công việc nào đã bắt đầu.
NHỮNG ViỆC CHA MẸ NÊN LÀM
Cho trẻ ăn đa dạng các loại thức ăn.
Dạy trẻ cách tự đảm bảo an toàn cho bản thân
Cho trẻ tham gia vào việc chuẩn bị cho các hoạt động của gia đình.
NHỮNG ViỆC CHA MẸ NÊN LÀM
Biện pháp quan trọng nhất để phát triển ( liên quan đến ngôn ngữ, chú ý, giao tiếp, trí nhớ, tưởng tượng…) là đọc sách cho trẻ nghe. Mỗi ngày cần đọc sách hay kể chuyện cho trẻ không dưới nửa tiếng và không được thay thế bằng nghe catset hoặc xem tivi. Nên đọc cho trẻ các câu chuyện thần tiên của các dân tộc khác nhau.
Học thuộc một vài bài thơ, ca dao, nghĩ một vài câu chuyện. Kể lại một câu chuyện bằng lời của mình (tập trung chú ý và phát triển vốn từ).
NHỮNG ViỆC CHA MẸ NÊN LÀM
Khuyến khích trẻ nhớ các đồ vật, số lượng và vị trí của chúng: chú ý đến các chi tiết nhỏ, bối cảnh xung quanh. Đừng quên thường xuyên yêu cầu trẻ so sánh các đồ vật và các hiện tượng khác nhau - những cái giống và những cái khác nhau. Yêu cầu trẻ nhớ thứ tự dãy số ( ví dụ , số điện thoại). Chơi các trò chơi như so sánh hai bức tranh gần giống nhau nhằm phát triển sự tập trung chú ý.
- Thay vì dạy trẻ những kỹ năng cụ thể như cộng, trừ, đọc, các bậc cha mẹ hãy sử dụng các bài tập phát triển chung có lợi cho việc củng cố tri giác, trí nhớ, chú ý và cơ tay nhỏ. Rất quan trọng chuẩn bị cơ tay của trẻ cho việc cầm bút từ 3 - 4 tuổi: các chuyển động nhỏ và chính xác của cơ tay như: nặn, xếp hình, đan, luồn, tết, chơi với các khối xây dựng, tô màu. Có nhiều trò chơi nhằm phát triển cơ tay nhỏ.
NHỮNG ViỆC CHA MẸ NÊN LÀM
Cần khuyến khích các giờ học ở đó trẻ có thể tưởng tượng, ước mơ, tự nghĩ ra các câu chuyện. Các giờ học nặn, vẽ, xếp dán, chơi logo sẽ tạo cơ sở để hình thành nét chữ tốt và phát triển tư duy. Sử dụng các phương tiện dùng tay, ví dụ cài cúc áo, vun đống cát, xếp các que diêm.
Trong những tháng cuối cùng trước khi đến trường thử cho trẻ viết, đọc, đếm. Tăng thời gian để trẻ vẽ, học thơ.
NHỮNG ViỆC CHA MẸ NÊN LÀM
Cho trẻ có cơ hội được lựa chọn, được tự quyết định và làm theo cách của trẻ. Cha mẹ nên thể hiện quj quan tâm đến những việc trẻ làm và thể hiện sự thừa nhận các nỗ lực của trẻ.
Cách khen ngợi trẻ về thái độ tự tin
CÁCH GIÚP TRẺ TỰ TIN
“Quả là tự tin”.
“Con rất dũng cảm khi tự làm công việc đó”.
“Tốt lắm, con đã không sợ khi thử làm một việc mới”.
“Con biết không , tất cả chúng ta đều có thể mắc lỗi khi học và làm những việc mới lạ”.
“Con đã không buồn vì chưa hoàn thành được công việc khó đó”.
NHỮNG ViỆC CHA MẸ NÊN LÀM
Bắt đầu từ việc giao cho trẻ những việc đơn giản, trẻ có thể làm được những yêu cầu và làm đến cùng.
Cùng thưởng thức với trẻ cảm giác hài lòng khi công việc hoàn thành xong.
Các cách khen ngợi tính kiên trì của trẻ:
“Con thực sự đã làm việc chăm chỉ”.
“Tốt lắm, con đã không bỏ cuộc”.
“Con thấy khó nhưng con vẫn cố gắng”.
“Con càng làm nhiều thì con càng giỏi”.
“Con đã làm cho dù điều đó không mấy thú vị”.
CÁCH GIÚP TRẺ RÈN TÍNH KIÊN TRÌ
NHỮNG ViỆC CHA MẸ NÊN LÀM
Tấm gương của bố mẹ trong sinh hoạt hàng ngày với trẻ.
Cùng trẻ chuẩn bị cho các hoạt động của gia đình.
Nói rõ những việc cần phải chuẩn bị cho trẻ.
Để trẻ tự làm và đôi khi cần cho trẻ chịu hậu quả của việc trẻ đã không chuẩn bị chu đáo.
Các cách khen ngợi tính có tổ chức của trẻ:
“ Con rất đúng giờ”.
“ Con là người ngăn nắp khi đã cất dọn đồ chơi của mình”.
“ Con đã rất ngoan khi giữ phòng sạch sẽ, gọn gàng”.
“ Con giữ ba lô rất sạch sẽ và gọn gàng”.
CÁCH GIÚP TRẺ RÈN TÍNH TỔ CHỨC
NHỮNG ViỆC CHA MẸ NÊN LÀM
Khả năng hòa nhập có nghĩa biết cách chơi, biết cách giải quyết những xung đột, hiểu được cảm xúc của người khác, được bạn bè yêu quý, tôn trọng.
Dạy trẻ biết thông cảm và tôn trọng người khác.
Biết nói với người khác những gì mình mong muốn.
Dạy trẻ tuân thủ các quy định đã đề ra.
Dạy trẻ tính trách nhiệm xã hội: Giúp đỡ người khác, có ý thức giữ vệ sinh môi trường.
Dạy con cách thỏa thuận, nhân nhượng và kiềm chế.
Một số cách khen ngợi khả năng hòa đồng của trẻ:
“ Con rất giỏi khi chơi vui vẻ với các bạn”.
“ Con ngoan khi đã giúp đỡ bạn”.
“ Con đừng nói dối. Thành thật là điều rất quan trọng”.
“ Cám ơn con đã kiên nhẫn chờ đến khi mẹ nói xong”.
“ Cám ơn con, con đã lau bàn rất sạch”.
“ Biết giúp đỡ bạn mới là người bạn tốt con ạ”.
CÁCH PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG HÒA NHẬP CHO TRẺ
NHỮNG ViỆC CHA MẸ NÊN LÀM
Khả năng thích nghi là: Khi ở trong các tình huống khó khăn, có thể:
Hạn chế được sự tức giận, thất vọng và lo lắng.
Kiểm soát được hành vi cá nhân.
Bình tĩnh và lấy lại tinh thần.
CÁCH PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CHO TRẺ
NHỮNG ViỆC CHA MẸ NÊN LÀM
Tác động giáo dục của bố mẹ
Dạy con khi thấy buồn rầu thì nên tìm ai đó để nói chuyện.
Khi cảm thấy buồn rầu thì nên tìm việc gì đó thú vị để làm.
Khi cảm thấy buồn rầu thì nên giữ bình tĩnh và hít thở sâu ba lần.
NHỮNG ViỆC CHA MẸ NÊN LÀM
Cách khen ngợi khả năng thích nghi của trẻ.
“ Mẹ thấy con hơi lo lắng nhưng con hãy cố gắng làm điều đó”.
“ Mặc dù con đang gặp khó khăn nhưng con đừng quá buồn về điều đó”.
“ Tốt lắm , con đã giữ được bình tĩnh”
“ Con đã học cách làm cho mình không quá tức giận”.
“ Con thấy không, con có thể vượt qua sự sợ hãi”.
“ Mặc dù con chưa biết cách chơi trò đó nhưng con đã không ngại và vẫn tiếp tục thử chơi”.
Nhận biết cảm xúc của bản thân và bình tĩnh trở lại.
Luôn cười tươi.
NHỮNG ViỆC CHA MẸ NÊN LÀM
NHỮNG ViỆC CHA MẸ KHÔNG NÊN LÀM
Hành hạ trẻ bằng các con chữ và chữ số
Làm hộ trẻ những việc trẻ có thể tự làm
Đề cao điểm học tập của trẻ
Lấy hình ảnh trường Tiểu học để hù dọa trẻ
CHỮ VIẾT CHO TRẺ
LỚP LÁ VÀO LỚP MỘT
Tầm quan trọng của chữ viết tay
Chữ viết cho trẻ lớp Lá
Chọn trang thiết bị cho con
Tư thế ngồi và cách cầm bút
Cho trẻ làm quen với đọc và viết chữ cái
PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Tầm quan trọng của chữ viết tay
Trong thời đại công nghệ thông tin nhiều người không quan tâm đến chữ viết tay nữa. Họ quan niệm trên máy tính có hàng trăm font chữ đẹp, thi cử bây giờ toàn thi trắc nghiệm... Nhưng họ đã không để ý rằng chữ viết tay là thể hiện sự cẩn thận, ý thức học tập, óc thẩm mỹ, sự kiên trì... đây là những đức tính tối quan trọng để tạo nền móng chosự thành công trong cuộc sống.
Thời gian gần đây nhiều người đã nhận thấy sự quan trọng của chữ viết tay đặc biệt là đối với học sinh, sinh viên, giáo viên, kế toán, thư ký... là những người hằng ngày phải sử dụng chữ viết tay.
1/ Tầm quan trọng của chữ viết tay
Với học sinh, sinh viên nếu bạn học tốt các môn học nhưng chữ quá xấu không thể hiện được các môn học đó thì kết quả học tập sẽ không cao.
Với giáo viên, chữ viếtđẹp là một chuẩn mực giúp bạn tự tin đứng trên bục giảng, tự tin khi soạn bài.
Với các bậc phụ huynh, chữ viết đẹp là tấm gương cho con cái noi theo, giúp bạn chỉnh được nét chữ và ý thức học tập cho con mình.
Với mỗi doanh nghiệp, chữ viết là văn hoá doanh nghiệp.Điềuđó thể hiện rõ khi bạn nhận được phong thư, bản fax viết tay mà chữ viết trênđóbạn không thể đọc được...
1/ Tầm quan trọng của chữ viết tay
Mẫu chữ viết tay của Giáo viên Việt Úc
Nhiều người rất muốn viếtđược chữ đẹp nhưng lại sợ việc luyện chữ viết chỉ dành cho trẻ con, tay người lớn cứng không luyện được nữa.
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm nay chúng tôi khẳng định ai cũng thể luyện được chữ viết đẹp, điều quan trọng là phương pháp và ý chí của mỗi người.
1/ Tầm quan trọng của chữ viết tay
2/ Làm quen chữ viết cho trẻ lớp Lá.
Tập viết là một phân môn có tầm quan trọng để rèn luyện một trong bốn kĩ năng của học sinh. Viết là kĩ năng thứ tư, chữ viết là sản phẩm cuối cùng của quá trình rèn luyện kĩ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết.
Nhìn chữ viết của học sinh sẽ thấy được quá trình tôi luyện của học sinh, thấy được sự cẩn thận, bền bỉ ở người học. Bởi thế mới có câu "Nét chữ nết người" là vậy.
Dựa trên kinh nghiệm thực tế của bản thân, chúng ta nên dừng lại ở việc cho trẻ làm quen với chữ viết trước khi vào lớp Một không nên bắt trẻ phải viết ngay từ lớp Lá. Bởi ở những chữ có độ cao như h, g, k, b,l trẻ phải dừng lại giữa con chữ vì cơ tay chưa đủ phát triển để thực hiện những nét chữ có độ cao như vậy.
Mặt khác khi viết xong một hàng các bé thường mỏi tay và sau khi viết một thời gian liên tục khoảng 5 phút thì mỏi hăn và không tiếp tục rèn luyện tốt được nữa.
2/ Làm quen chữ viết cho trẻ lớp Lá.
3/ Chọn trang thiết bị cho con.
Thông thường chọn bàn cho các bé cũng rất quan trọng. Bàn phải nghiêng từ 3 đến 5 độ, có thể điều chỉnh độ cao được thì càng tốt. Tầm thuận viết là điểm giữa rốn với điểm hõm trước ngực (mục đích để sửa tư thế ngồi thẳng cho trẻ).
Ghế nên chọn loại ghế tĩnh, chỉ cần điều chỉnh được chiều cao là đủ (đặt độ cao của ghế cho chân trẻ khi ngồi bàn chân vừa tiếp đất, chỗ đầu gối tạo thành góc vuông)..
3/ Chọn trang thiết bị cho con.
Chọn vở
Chọn mực
Chọn bút
4/ Tư thế ngồi và cách cầm bút
Ta thường nghe nói cần rèn cho trẻ ngồi đúng tư thế nhưng ít khi thấy làm thế nào để trẻ ngồi đúng tư thế.
Cầm bút thế nào?
Cầm bút tập tô
Cầm bút tập viết
5/ Cho trẻ làm quen với quy trình chữ cái
Với cách dạy học truyền thống học sinh khó nhìn giáo viên viết chữ trên bảng.
Để hạn chế điều này theo chỉ đạo của Cô Nguyễn Hoa Mai-Trưởng Phòng CMTV của Hệ thống DLQT Việt Uc, tôi đã soạn thảo chương trình làm quen với quy trình viết chữ bằng Flash cho học sinh và đưa vào sử dụng đã khắc phục được những hạn chế do khi viết bảng cô viết che mất chữ, học sinh mất tập trung vì không nhìn rõ quy trình viết, không hứng thú hay về nhà không biết hỏi ai quy trình viết..
5/ Làm quen với đọc và viết chữ cái
Điều quan trọng hơn vẫn không phải tiện ích này mà đó chính là giáo viên có nhiều thời gian hơn để tập cho trẻ rèn luyện chữ viết bằng tay.
KÍNH QUÝ CÙNG PHỤ HUYNH
VÀ
THẦY CÔ XEM QUY TRÌNH THAM KHẢO
click
Bộ Giáo dục và Đào Tạo Việt Nam
CHUẨN BỊ CHO TRẺ VÀO LỚP MỘT
Kĩ thuật nội dung : Đinh Văn Hữu
Email : [email protected]
www.violet.vn/1
Sự phát triển trẻ thơ là một quá trình thay đổi trong suốt 5 năm đầu của cuộc đời. Nghiên cứu PACE ở California cho thấy: 80% sự khác biệt trong kết quả học tập của học sinh lớp 4 đã có sẵn ngay từ khi trẻ bắt đầu đến trường
“Hãy đầu tư cho những năm đầu đời”
James Heckman, người được giải thưởng Nobel
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đến trường - giai đoạn quy luật trong đường đời của trẻ.
Rất nhiều câu hỏi được đặt ra:
- Liệu trẻ có chịu nổi áp lực của nhà trường?
Làm sao để trẻ học tốt? Cần phải làm gì?
Chuẩn bị những gì? Khi nào thì nên bắt đầu chuẩn bị?
Phương pháp thực hiện ra sao?
Liệu bé có cần phải biết đọc, viết trước không?
Chuẩn bị không phải là tập trung vào việc hình thành các kỹ năng học tập (như là viết, đọc, đếm) những thứ về cơ bản trẻ sẽ học ở lớp 1, mà là phát triển các chức năng tâm lý đảm bảo cho việc học.
Sự phát triển trí tuệ khác với sự học. Sự học tập là những kỹ năng trẻ được dạy ở trường (viết, đọc, đếm); còn sự phát triển trí tuệ là tiềm năng trí tuệ, là khả năng tự vận động, tự học, tự giải quyết các bài tập có vấn đề.
CHUẨN BỊ CHO TRẺ ĐI HỌC
CHUẨN BỊ CHO TRẺ ĐI HỌC
CHUẨN BỊ CHO TRẺ ĐI HỌC
TRẺ SẴN SÀNG ĐI HỌC
Phát triển các kỹ năng vận động
Đi được 5 bước trên đầu ngón chân.
Bật xa tối thiểu 50cm;
Nhảy xuống từ độ cao 40 cm;
Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu;
Đập và bắt được bóng bằng 2 tay;
Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m).
Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4 m;
Chạy 18m trong khoảng thời gian 5-7 giây;
Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian;
Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút.
Tự mặc và cởi được áo;
Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ;
Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản; Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn.
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Phân biệt và gọi tên được các màu sắc cơ bản.
Nhận biết về một số hình hình học và định hướng trong không gian.
Phân loại các đồ vật theo chất liệu, hình dạng, kích thước, chức năng.
Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10;
Biết tên 5 giác quan và các bộ phận cơ thể tương ứng.
Vẽ được hình người với đầu, thân, tay, chân và các chi tiết.
Biết cách so sánh độ dài, kích thước và nói kết quả .
Khám phá ra các cơ sở của quy luật theo màu sắc, kích thước, hình dạng của chuỗi các đối tượng.
Hiểu các mối liên hệ đặc trưng của các cặp từ như Cao- thấp, béo - gầy, nhanh- chậm, nắng - mưa, khô- ướt.
Biết các mùa trong năm và những sự kiện hay ngày lễ trong các mùa.
Giải thích được mối quan hệ nguyên nhân - kết quả đơn giản trong cuộc sống hằng ngày;
TRẺ SẴN SÀNG ĐI HỌC
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2, 3 hành động theo đúng trình tự.
Có khả năng lắng nghe.
Nhận ra sự giống và khác nhau của khoảng 5 cặp từ qua lời nói.
Nói mạch lạc trong trò chuyện và khi trả lời các câu hỏi. Có thể nói trong vòng 1 đến 2 phút.
Chủ động trò chuyện với người khác. Biết đặt câu hỏi phù hợp.
Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày.
Ghi nhớ bằng thính giác.
Hứng thú với việc đọc. Có một số hành vi như người đọc sách;
Biết hướng đọc từ trái qua phải và từ trên xuống dưới.
Biết “viết” chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới;
Biết “viết” tên của bản thân theo cách của mình;
Nhận dạng được chữ cái trong bảng
TRẺ SẴN SÀNG ĐI HỌC
TRẺ SẴN SÀNG ĐI HỌC
Xác định các bộ phận của cơ thể
Trải nghiệm các loại cảm xúc.
Có thể rời bố mẹ mà không bị căng thẳng.
Có khả năng thiết lập mối quan hệ với người lớn.
Dễ hòa đồng vào các nhóm bạn chơi.
Tập trung chú ý tích cực trong khoảng 30 phút.
Thể hiện sự tự tin vào khả năng của mình trong việc hoàn thành các công việc.
Biết quyền của mình và không để các bạn khác luôn làm điều bất lợi cho mình.
Biết về hậu quả hành vi của mình.
Thể hiện sự sáng tạo.
Lĩnh vực phát triển tình cảm- xã hội
Vệ sinh và tự phục vụ
TRẺ SẴN SÀNG ĐI HỌC
Có hiểu biết và tự thực hiện vệ sinh cá nhân.
Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn;.
Tự sắp xếp gọn gàng đồ dùng cá nhân.
Biết chuẩn bị cho công việc.
Giữ gìn đồ chơi và các đồ dùng của mình.
Biết 4 nhóm thực phẩm cơ bản và ăn đa dạng các loại thức ăn.
Có hiểu biết và thực hành an toàn cá nhân.
Nhận biết về thời tiết và mặc quần áo phù hợp.
Hiểu biết về việc đi lại và an toàn giao thông.
Sẵn sàng đến trường đó là một tổ hợp phức tạp các trạng thái tâm sinh lý nhất định, các kỹ năng, thói quen và sức khỏe của trẻ.
- Trước hết cần quan tâm đến sức khỏe của trẻ. Vui chơi – chạy, nhảy đều là những hoạt động rất cần cho bé. Cần rèn luyện các kỹ năng tự phục vụ bản thân. Trẻ cần phát triển các phẩm chất ý chí vì vậy yêu cầu trẻ làm đến cùng bất cứ công việc nào đã bắt đầu.
NHỮNG ViỆC CHA MẸ NÊN LÀM
Cho trẻ ăn đa dạng các loại thức ăn.
Dạy trẻ cách tự đảm bảo an toàn cho bản thân
Cho trẻ tham gia vào việc chuẩn bị cho các hoạt động của gia đình.
NHỮNG ViỆC CHA MẸ NÊN LÀM
Biện pháp quan trọng nhất để phát triển ( liên quan đến ngôn ngữ, chú ý, giao tiếp, trí nhớ, tưởng tượng…) là đọc sách cho trẻ nghe. Mỗi ngày cần đọc sách hay kể chuyện cho trẻ không dưới nửa tiếng và không được thay thế bằng nghe catset hoặc xem tivi. Nên đọc cho trẻ các câu chuyện thần tiên của các dân tộc khác nhau.
Học thuộc một vài bài thơ, ca dao, nghĩ một vài câu chuyện. Kể lại một câu chuyện bằng lời của mình (tập trung chú ý và phát triển vốn từ).
NHỮNG ViỆC CHA MẸ NÊN LÀM
Khuyến khích trẻ nhớ các đồ vật, số lượng và vị trí của chúng: chú ý đến các chi tiết nhỏ, bối cảnh xung quanh. Đừng quên thường xuyên yêu cầu trẻ so sánh các đồ vật và các hiện tượng khác nhau - những cái giống và những cái khác nhau. Yêu cầu trẻ nhớ thứ tự dãy số ( ví dụ , số điện thoại). Chơi các trò chơi như so sánh hai bức tranh gần giống nhau nhằm phát triển sự tập trung chú ý.
- Thay vì dạy trẻ những kỹ năng cụ thể như cộng, trừ, đọc, các bậc cha mẹ hãy sử dụng các bài tập phát triển chung có lợi cho việc củng cố tri giác, trí nhớ, chú ý và cơ tay nhỏ. Rất quan trọng chuẩn bị cơ tay của trẻ cho việc cầm bút từ 3 - 4 tuổi: các chuyển động nhỏ và chính xác của cơ tay như: nặn, xếp hình, đan, luồn, tết, chơi với các khối xây dựng, tô màu. Có nhiều trò chơi nhằm phát triển cơ tay nhỏ.
NHỮNG ViỆC CHA MẸ NÊN LÀM
Cần khuyến khích các giờ học ở đó trẻ có thể tưởng tượng, ước mơ, tự nghĩ ra các câu chuyện. Các giờ học nặn, vẽ, xếp dán, chơi logo sẽ tạo cơ sở để hình thành nét chữ tốt và phát triển tư duy. Sử dụng các phương tiện dùng tay, ví dụ cài cúc áo, vun đống cát, xếp các que diêm.
Trong những tháng cuối cùng trước khi đến trường thử cho trẻ viết, đọc, đếm. Tăng thời gian để trẻ vẽ, học thơ.
NHỮNG ViỆC CHA MẸ NÊN LÀM
Cho trẻ có cơ hội được lựa chọn, được tự quyết định và làm theo cách của trẻ. Cha mẹ nên thể hiện quj quan tâm đến những việc trẻ làm và thể hiện sự thừa nhận các nỗ lực của trẻ.
Cách khen ngợi trẻ về thái độ tự tin
CÁCH GIÚP TRẺ TỰ TIN
“Quả là tự tin”.
“Con rất dũng cảm khi tự làm công việc đó”.
“Tốt lắm, con đã không sợ khi thử làm một việc mới”.
“Con biết không , tất cả chúng ta đều có thể mắc lỗi khi học và làm những việc mới lạ”.
“Con đã không buồn vì chưa hoàn thành được công việc khó đó”.
NHỮNG ViỆC CHA MẸ NÊN LÀM
Bắt đầu từ việc giao cho trẻ những việc đơn giản, trẻ có thể làm được những yêu cầu và làm đến cùng.
Cùng thưởng thức với trẻ cảm giác hài lòng khi công việc hoàn thành xong.
Các cách khen ngợi tính kiên trì của trẻ:
“Con thực sự đã làm việc chăm chỉ”.
“Tốt lắm, con đã không bỏ cuộc”.
“Con thấy khó nhưng con vẫn cố gắng”.
“Con càng làm nhiều thì con càng giỏi”.
“Con đã làm cho dù điều đó không mấy thú vị”.
CÁCH GIÚP TRẺ RÈN TÍNH KIÊN TRÌ
NHỮNG ViỆC CHA MẸ NÊN LÀM
Tấm gương của bố mẹ trong sinh hoạt hàng ngày với trẻ.
Cùng trẻ chuẩn bị cho các hoạt động của gia đình.
Nói rõ những việc cần phải chuẩn bị cho trẻ.
Để trẻ tự làm và đôi khi cần cho trẻ chịu hậu quả của việc trẻ đã không chuẩn bị chu đáo.
Các cách khen ngợi tính có tổ chức của trẻ:
“ Con rất đúng giờ”.
“ Con là người ngăn nắp khi đã cất dọn đồ chơi của mình”.
“ Con đã rất ngoan khi giữ phòng sạch sẽ, gọn gàng”.
“ Con giữ ba lô rất sạch sẽ và gọn gàng”.
CÁCH GIÚP TRẺ RÈN TÍNH TỔ CHỨC
NHỮNG ViỆC CHA MẸ NÊN LÀM
Khả năng hòa nhập có nghĩa biết cách chơi, biết cách giải quyết những xung đột, hiểu được cảm xúc của người khác, được bạn bè yêu quý, tôn trọng.
Dạy trẻ biết thông cảm và tôn trọng người khác.
Biết nói với người khác những gì mình mong muốn.
Dạy trẻ tuân thủ các quy định đã đề ra.
Dạy trẻ tính trách nhiệm xã hội: Giúp đỡ người khác, có ý thức giữ vệ sinh môi trường.
Dạy con cách thỏa thuận, nhân nhượng và kiềm chế.
Một số cách khen ngợi khả năng hòa đồng của trẻ:
“ Con rất giỏi khi chơi vui vẻ với các bạn”.
“ Con ngoan khi đã giúp đỡ bạn”.
“ Con đừng nói dối. Thành thật là điều rất quan trọng”.
“ Cám ơn con đã kiên nhẫn chờ đến khi mẹ nói xong”.
“ Cám ơn con, con đã lau bàn rất sạch”.
“ Biết giúp đỡ bạn mới là người bạn tốt con ạ”.
CÁCH PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG HÒA NHẬP CHO TRẺ
NHỮNG ViỆC CHA MẸ NÊN LÀM
Khả năng thích nghi là: Khi ở trong các tình huống khó khăn, có thể:
Hạn chế được sự tức giận, thất vọng và lo lắng.
Kiểm soát được hành vi cá nhân.
Bình tĩnh và lấy lại tinh thần.
CÁCH PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CHO TRẺ
NHỮNG ViỆC CHA MẸ NÊN LÀM
Tác động giáo dục của bố mẹ
Dạy con khi thấy buồn rầu thì nên tìm ai đó để nói chuyện.
Khi cảm thấy buồn rầu thì nên tìm việc gì đó thú vị để làm.
Khi cảm thấy buồn rầu thì nên giữ bình tĩnh và hít thở sâu ba lần.
NHỮNG ViỆC CHA MẸ NÊN LÀM
Cách khen ngợi khả năng thích nghi của trẻ.
“ Mẹ thấy con hơi lo lắng nhưng con hãy cố gắng làm điều đó”.
“ Mặc dù con đang gặp khó khăn nhưng con đừng quá buồn về điều đó”.
“ Tốt lắm , con đã giữ được bình tĩnh”
“ Con đã học cách làm cho mình không quá tức giận”.
“ Con thấy không, con có thể vượt qua sự sợ hãi”.
“ Mặc dù con chưa biết cách chơi trò đó nhưng con đã không ngại và vẫn tiếp tục thử chơi”.
Nhận biết cảm xúc của bản thân và bình tĩnh trở lại.
Luôn cười tươi.
NHỮNG ViỆC CHA MẸ NÊN LÀM
NHỮNG ViỆC CHA MẸ KHÔNG NÊN LÀM
Hành hạ trẻ bằng các con chữ và chữ số
Làm hộ trẻ những việc trẻ có thể tự làm
Đề cao điểm học tập của trẻ
Lấy hình ảnh trường Tiểu học để hù dọa trẻ
CHỮ VIẾT CHO TRẺ
LỚP LÁ VÀO LỚP MỘT
Tầm quan trọng của chữ viết tay
Chữ viết cho trẻ lớp Lá
Chọn trang thiết bị cho con
Tư thế ngồi và cách cầm bút
Cho trẻ làm quen với đọc và viết chữ cái
PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Tầm quan trọng của chữ viết tay
Trong thời đại công nghệ thông tin nhiều người không quan tâm đến chữ viết tay nữa. Họ quan niệm trên máy tính có hàng trăm font chữ đẹp, thi cử bây giờ toàn thi trắc nghiệm... Nhưng họ đã không để ý rằng chữ viết tay là thể hiện sự cẩn thận, ý thức học tập, óc thẩm mỹ, sự kiên trì... đây là những đức tính tối quan trọng để tạo nền móng chosự thành công trong cuộc sống.
Thời gian gần đây nhiều người đã nhận thấy sự quan trọng của chữ viết tay đặc biệt là đối với học sinh, sinh viên, giáo viên, kế toán, thư ký... là những người hằng ngày phải sử dụng chữ viết tay.
1/ Tầm quan trọng của chữ viết tay
Với học sinh, sinh viên nếu bạn học tốt các môn học nhưng chữ quá xấu không thể hiện được các môn học đó thì kết quả học tập sẽ không cao.
Với giáo viên, chữ viếtđẹp là một chuẩn mực giúp bạn tự tin đứng trên bục giảng, tự tin khi soạn bài.
Với các bậc phụ huynh, chữ viết đẹp là tấm gương cho con cái noi theo, giúp bạn chỉnh được nét chữ và ý thức học tập cho con mình.
Với mỗi doanh nghiệp, chữ viết là văn hoá doanh nghiệp.Điềuđó thể hiện rõ khi bạn nhận được phong thư, bản fax viết tay mà chữ viết trênđóbạn không thể đọc được...
1/ Tầm quan trọng của chữ viết tay
Mẫu chữ viết tay của Giáo viên Việt Úc
Nhiều người rất muốn viếtđược chữ đẹp nhưng lại sợ việc luyện chữ viết chỉ dành cho trẻ con, tay người lớn cứng không luyện được nữa.
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm nay chúng tôi khẳng định ai cũng thể luyện được chữ viết đẹp, điều quan trọng là phương pháp và ý chí của mỗi người.
1/ Tầm quan trọng của chữ viết tay
2/ Làm quen chữ viết cho trẻ lớp Lá.
Tập viết là một phân môn có tầm quan trọng để rèn luyện một trong bốn kĩ năng của học sinh. Viết là kĩ năng thứ tư, chữ viết là sản phẩm cuối cùng của quá trình rèn luyện kĩ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết.
Nhìn chữ viết của học sinh sẽ thấy được quá trình tôi luyện của học sinh, thấy được sự cẩn thận, bền bỉ ở người học. Bởi thế mới có câu "Nét chữ nết người" là vậy.
Dựa trên kinh nghiệm thực tế của bản thân, chúng ta nên dừng lại ở việc cho trẻ làm quen với chữ viết trước khi vào lớp Một không nên bắt trẻ phải viết ngay từ lớp Lá. Bởi ở những chữ có độ cao như h, g, k, b,l trẻ phải dừng lại giữa con chữ vì cơ tay chưa đủ phát triển để thực hiện những nét chữ có độ cao như vậy.
Mặt khác khi viết xong một hàng các bé thường mỏi tay và sau khi viết một thời gian liên tục khoảng 5 phút thì mỏi hăn và không tiếp tục rèn luyện tốt được nữa.
2/ Làm quen chữ viết cho trẻ lớp Lá.
3/ Chọn trang thiết bị cho con.
Thông thường chọn bàn cho các bé cũng rất quan trọng. Bàn phải nghiêng từ 3 đến 5 độ, có thể điều chỉnh độ cao được thì càng tốt. Tầm thuận viết là điểm giữa rốn với điểm hõm trước ngực (mục đích để sửa tư thế ngồi thẳng cho trẻ).
Ghế nên chọn loại ghế tĩnh, chỉ cần điều chỉnh được chiều cao là đủ (đặt độ cao của ghế cho chân trẻ khi ngồi bàn chân vừa tiếp đất, chỗ đầu gối tạo thành góc vuông)..
3/ Chọn trang thiết bị cho con.
Chọn vở
Chọn mực
Chọn bút
4/ Tư thế ngồi và cách cầm bút
Ta thường nghe nói cần rèn cho trẻ ngồi đúng tư thế nhưng ít khi thấy làm thế nào để trẻ ngồi đúng tư thế.
Cầm bút thế nào?
Cầm bút tập tô
Cầm bút tập viết
5/ Cho trẻ làm quen với quy trình chữ cái
Với cách dạy học truyền thống học sinh khó nhìn giáo viên viết chữ trên bảng.
Để hạn chế điều này theo chỉ đạo của Cô Nguyễn Hoa Mai-Trưởng Phòng CMTV của Hệ thống DLQT Việt Uc, tôi đã soạn thảo chương trình làm quen với quy trình viết chữ bằng Flash cho học sinh và đưa vào sử dụng đã khắc phục được những hạn chế do khi viết bảng cô viết che mất chữ, học sinh mất tập trung vì không nhìn rõ quy trình viết, không hứng thú hay về nhà không biết hỏi ai quy trình viết..
5/ Làm quen với đọc và viết chữ cái
Điều quan trọng hơn vẫn không phải tiện ích này mà đó chính là giáo viên có nhiều thời gian hơn để tập cho trẻ rèn luyện chữ viết bằng tay.
KÍNH QUÝ CÙNG PHỤ HUYNH
VÀ
THẦY CÔ XEM QUY TRÌNH THAM KHẢO
click
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đinh Hữu
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)