Chuẩn độ axit baz chuan do

Chia sẻ bởi Trần Anh Sơn | Ngày 09/05/2019 | 64

Chia sẻ tài liệu: Chuẩn độ axit baz chuan do thuộc Hóa học 12

Nội dung tài liệu:

Hóa học 12 chương trình nâng cao
Tiết 78 – Tuần 13 năm học 2008-2009
Kiểm tra bài cũ
Có một dung dịch chứa NaNO3. Hãy chứng minh sự có mặt của các ion do muối điện ly trong dung dịch đó
Giải
Dùng dây Platin sạch tẩm dung dịch rồi đốt trên ngọn lửa không màu. Màu của ngọn lửa là vàng chứng tỏ dung dịch có ion Na+.
Cho Cu/H2SO4 loãng vào một mẫu thử, thấy dung dịch hóa xanh, có khí không màu thoát ra hóa nâu ngoài không khí chứng tỏ có ion NO3-.
Câu hỏi
Hai phương pháp trên chỉ xác định được sự có mặt của ion trong dung dịch, gọi là phân tích định tính. Nếu muốn xác định nồng độ của các ion trong dung dịch đó ta dùng phương pháp nào?
=======> Phân tích định lượng (chuẩn độ)
Bài: Chuẩn độ axit - baz
Phương pháp phân tích chuẩn độ:
Nghiên cứu phần I SGK/240 cho biết phương pháp phân tích chuẩn độ là gì? Chia làm những phương pháp nào? Mỗi phép chuẩn độ phải tiến hành mấy lần?

Khái niệm: SGK/240




Mỗi phép chuẩn độ tiến hành 3 lần, lấy kết quả trung bình

1. Một số khái niệm:
Dung dịch chuẩn: Là dung dịch thuốc thử đã biết nồng độ chính xác.
Điểm tương đương: Thời điểm mà chất cần xác định nồng độ vừa tác dụng hết với dung dịch chuẩn.
Chất chỉ thị: Là chất gây ra những hiện tượng mà ta dễ quan sát được bằng mắt như sự đổi màu, sự xuất hiện kết tủa có màu hoặc làm đục dung dịch xảy ra tại điểm tương đương.
Điểm cuối: Là thời điểm kết thúc chuẩn độ, khi đọc thấy dấu hiệu do chất chỉ thị biến đổi.
Ví dụ: Lấy 10,0 ml dung dịch HCl chưa biết nồng độ, cho vào bình tam giác. Thêm vào đó vài giọt phenolphtalein (màu của dd?)
Dùng dung dịch NaOH 0,1M để trung hòa dung dịch trên.
Khi cho 9,99 ml NaOH: HCl còn dư
Khi cho 10,00 ml NaOH: HCl vừa hết
Khi cho 10,01 ml NaOH: dung dịch chuyển thành màu hồng, dừng chuẩn độ.
Dụng cụ phân tích
Buret
Pipet
Ống đong
Bình tam giác
Bình định mức
Tại sao các dụng cụ đo như Buret, pipet, ống đong phải được tráng bằng dung dịch mà nó đựng?
Tại sao bình tam giác phải được tráng bằng nước cất?
Đâu là giá trị cần đọc trên thiết bị đo?
A
B
C
D
II. Chuẩn độ axit - baz
Nguyên tắc chung:
Nghiên cứu SGK/242, 243 cho biết trong phương pháp chuẩn độ axit – baz thì:
Chất cần chuẩn độ có thể là gì? Dung dịch chuẩn tương ứng?
Phản ứng xảy ra thuộc loại nào? Chất tạo ra tại điểm tương đương?
pH tại điểm tương đương phụ thuộc yếu tố nào? Có thể dùng chất chỉ thị là gì?
Tại sao không nên dùng dung dịch chuẩn có nồng độ quá lớn hơn so với dung dịch cần chuẩn độ?

Có thể chuẩn độ các axit, baz. Dung dịch chuẩn là các dung dịch baz, axit mạnh như NaOH, HCl, H2SO4 v.v…
Phản ứng hóa học xảy ra là phản ứng trung hòa. Tại điểm tương đương, chất tạo ra là muối.
pH tại điểm tương đương phụ thuộc vào bản chất muối tạo ra và (có thể) nồng độ của muối.
Có thể dùng các chất chỉ thị có màu thay đổi phụ thuộc vào pH để xác định điểm tương đương.
Không nên dùng dung dịch chuẩn có nồng độ quá lớn hơn so vơi dung dịch cần chuẩn độ vì sẽ tạo ra sai số lớn khi thêm dư một giọt dung dịch chuẩn.



Bài tập
Chuẩn độ 10,0 ml dung dịch HCl chưa biết nồng độ bằng dung dịch NaOH 0,1M. Kết quả ba lần chuẩn độ:



Tính nồng độ mol/l của dung dịch HCl theo kết quả chuẩn độ.
Giả sử ban đầu nồng độ mol/l của HCl là 0,1M. Hãy xác định VNaOH cần thêm vào để đạt điểm tương đương và sai số trong phép chuẩn độ trên.

Giải
Về nhà
Học bài kỹ
Hoàn thành bài tập 1,2 sgk/245
Xem bài trước phần 2 sgk/244 và bài 52 sgk/246
Chất chỉ thị
Là chất gây ra những hiện tượng mà ta dễ quan sát được bằng mắt như sự đổi màu, sự xuất hiện kết tủa có màu hoặc làm đục dung dịch xảy ra tại điểm tương đương.
Điểm cuối
Là thời điểm kết thúc chuẩn độ, khi đọc thấy dấu hiệu do chất chỉ thị biến đổi.
Điểm tương đương
Thời điểm mà chất cần xác định nồng độ vừa tác dụng hết với dung dịch chuẩn.
Dung dịch chuẩn
Là dung dịch thuốc thử đã biết nồng độ chính xác.
Chất cần chuẩn độ có thể là gì? Dung dịch chuẩn tương ứng?
Có thể chuẩn độ các axit, baz. Dung dịch chuẩn là các dung dịch baz, axit mạnh như NaOH, HCl, H2SO4 v.v…
Phản ứng xảy ra thuộc loại nào? Chất tạo ra tại điểm tương đương?
Phản ứng hóa học xảy ra là phản ứng trung hòa. Tại điểm tương đương, chất tạo ra là muối.
pH tại điểm tương đương phụ thuộc yếu tố nào? Có thể dùng chất chỉ thị là gì?
pH tại điểm tương đương phụ thuộc vào bản chất muối tạo ra và (có thể) nồng độ của muối.
Có thể dùng các chất chỉ thị có màu thay đổi phụ thuộc vào pH để xác định điểm tương đương.
Tại sao không nên dùng dung dịch chuẩn có nồng độ quá lớn hơn so với dung dịch cần chuẩn độ?
Vì sẽ tạo ra sai số lớn khi thêm dư một giọt dung dịch chuẩn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Anh Sơn
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)