Chủ truơng và chính sách của Đảng về phòng chống ma tú
Chia sẻ bởi Thach Nguyen |
Ngày 21/10/2018 |
48
Chia sẻ tài liệu: Chủ truơng và chính sách của Đảng về phòng chống ma tú thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
1
CHỦ TRƯƠNG CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ CAI NGHIỆN - PHỤC HỒI
Th.S Nguyễn Ngọc Thạch
Chi cục trưởng
Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội
TP.Hồ Chí Minh – tháng 10/2008
2
CÁC CHỦ TRƯƠNG CHÍNH SÁCH VỀ CAI NGHIỆN - PHỤC HỒI
Các quan điểm về nghiện ma túy:
Theo quan điểm chung: Nghiện ma túy là quá trình sử dụng lặp lại nhiều lần một hay nhiều chất ma túy (tự nhiên, tổng hợp hoặc tân dược có chất ma túy) dẫn đến trạng thái nhiễm độc chu kỳ hay mãn tính ở người nghiện, làm họ lệ thuộc về thể chất và tinh thần vào chất đó. Người nghiện ma túy nếu ngừng sử dụng ma túy sẽ xuất hiện hội chứng cai.
3
Các quan điểm về nghiện ma túy:
Tổ chức Daytop Quốc tế cho rằng, nghiện ma túy là trạng thái rối loạn toàn bộ cơ thể người nghiện, do sử dụng lặp lại nhiều lần các loại ma túy bao gồm:
Sự rối loạn về sinh lý;
Sự rối loạn về tâm lý, nhận thức;
Sự rối loạn về hành vi.
Nghiện là một triệu chứng chứ không phải là bản chất của sự rối loạn nặng. Việc sử dụng ma túy thường xuyên là biểu hiện đặc trưng của trạng thái rối loạn ở cả 3 yếu tố nói trên.
Hình minh họa: Chích ma túy ngang nhiên giữa thanh thiên bạch nhật tại khu đường tàu
4
5
Các quan điểm về nghiện ma túy:
Quá trình nghiện ma túy thường trải qua các giai đoạn sau:
Thử -> sử dụng nhiều hơn -> thường xuyên -> lệ thuộc -> rối loạn cơ thể trên 3 yếu tố -> suy sụp toàn diện.
Quá trình cai nghiện - phục hồi cho người nghiện chính là quá trình xử lý, giải quyết sự rối loạn 3 yếu tố; đòi hỏi sự phối hợp đồng thời và đồng bộ những biện pháp (liệu pháp) khác nhau: từ y tế (cắt cơn, giải độc, phục hồi sức khỏe, điều trị các bệnh cơ hội) đến các biện pháp điều trị tổng hợp như giáo dục trị liệu, tâm lý trị liệu, vật lý trị liệu, lao động trị liệu, giải trí trị liệu, ... đối với người nghiện.
Hoạt động cai nghiện - phục hồi đạt hiệu quả khi chúng ta làm thay đổi nhận thức và chuyển đổi hành vi của người nghiện, dẫn tới họ từ bỏ được ma túy
Hình minh họa:Một đối tượng đang bán ma túy cho người nghiện và phút giây “lên tiên” sau khi cắn thuốc.
6
Hình minh họa:
Cha, con, một bình sữa và bốn liều ma túy
7
8
Các yếu tố cơ bản của
quá trình cai nghiện - phục hồi:
- Yếu tố tự nguyện và quyết tâm cai của người nghiện: Đây là yếu tố đầu tiên và có tính quyết định sự thành công (hay thất bại) của quá trình cai nghiện - phục hồi.
- Thời gian điều trị, phục hồi: Để điều trị xử lý các rối loạn đề cập đến ở phần trên, đòi hỏi một thời gian dài.
- Việc thực hiện quy trình điều trị, phục hồi: Mặc dù quy trình cai nghiện - phục hồi là thống nhất chung với tất cả mọi người nhưng do các rối loạn nói trên của từng người có mức độ và biểu hiện khác nhau, nên mỗi người cai nghiện cần có một chương trình, kế hoạch điều trị riêng.
9
Các yếu tố cơ bản của
quá trình cai nghiện - phục hồi:
- Sự kết hợp chặt chẽ giữa 4 chủ thể: người nghiện, Trung tâm cai nghiện, gia đình và cộng đồng trong quá trình cai nghiện: Kinh nghiệm thực tế cho thấy nếu tách rời hoạt động của Trung tâm ra khỏi sự hợp tác và phối hợp, can thiệp của gia đình và cộng đồng thì hiệu quả công tác cai nghiện - phục hồi của các Trung tâm sẽ kém hiệu quả.
10
Những nguyên tắc của việc điều trị phục hồi có hiệu quả:
Không có phương pháp điều trị, phục hồi chung nào thích hợp cho tất cả những người nghiện;
Điều kiện và phương pháp điều trị cần phải được sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đa dạng của mỗi người nghiện.
Chương trình, kế hoạch điều trị, phục hồi cho từng người nghiện phải được xây dựng khi người nghiện bắt đầu bước vào quá trình CN-PH và cần được đánh giá thường xuyên và phải được điều chỉnh, thay đổi khi cần thiết.
11
Những nguyên tắc của việc điều trị phục hồi có hiệu quả:
- Thời gian điều trị phục hồi phải đủ dài và chương trình điều trị, phục hồi phải tiến hành liên tục, thường xuyên mới đạt được hiệu quả nhất định.
- Ngoài ra, hoạt động tư vấn (cá nhân và nhóm) là những biện pháp quan trọng trong điều trị, phục hồi có hiệu quả.
- Một số loại thuốc có vai trò, tác dụng quan trọng trong điều trị, phục hồi khi được kết hợp với các liệu pháp điều trị khác.
12
Những nguyên tắc của việc điều trị phục hồi có hiệu quả:
- Điều trị cắt cơn giải độc chỉ hỗ trợ cho đối tượng vượt qua hội chứng cai nghiện ở giai đoạn đầu quá trình cai nghiện.
- Điều trị phục hồi phải xây dựng được lòng tin ở người cai nghiện mới có hiệu quả.
- Trong quá trình điều trị, phục hồi phải kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn thường xuyên việc không sử dụng ma túy của người nghiện
Lindsay Lohan vào trại cai nghiện vẫn xài ma túy (ví dụ minh họa)
Theo quyết định của toà án Mỹ (bang Utah), Lindsay sẽ phải ngồi tù 1 ngày, thực hiện 10 ngày lao động công ích và tham gia một đợt cai nghiện bắt buộc vì tội lái xe trong tình trạng say xỉn và có sử dụng ma tuý. Cũng theo phán quyết trên thì sau khi thực hiện đầy đủ các án phạt trên, Lindsay còn tiếp tục bị giám sát trong vòng 36 tháng và tham gia một khoá học 18 tháng về những nguy hiểm của rượu và ma túy. Đồng thời, cô cũng phải đi thăm một nhà xác và trò chuyện với các nạn nhân là những người đã điều khiển xe trong khi say.
13
14
Những nguyên tắc của việc điều trị phục hồi có hiệu quả:
- Các chương trình điều trị cần được kiểm tra, xét nghiệm HIV/AIDS, viêm gan siêu vi B và C, bệnh lao và các bệnh lây truyền khác.
- Việc tham gia tích cực của gia đình người nghiện có ý nghĩa quan trọng trong công tác điều trị, phục hồi cho người nghiện.
15
Quy trình cai nghiện - phục hồi:
Căn cứ quy trình cai nghiện - phục hồi theo Thông tư Liên Bộ số 31/TTLB-BLĐTBXH-BYT ngày 20/12/1999, nội dung các hoạt động cai nghiện - phục hồi tại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội bao gồm 5 giai đoạn như sau:
Quy trình cai nghiện phục hồi
1. Tiếp nhận phân loại: Là khâu đầu tiên của quá trình cai nghiện - phục hồi nhằm tổ chức tiếp nhận người nghiện ma túy đến Trung tâm Giáo dục - Lao động Xã hội cai nghiện, đồng thời tiến hành việc phân loại và lập kế hoạch điều trị, phục hồi phù hợp với từng người nghiện.
16
17
Quy trình cai nghiện - phục hồi:
2. Điều trị, cắt cơn, giải độc:
Là một khâu quan trọng trong quy trình cai nghiện - phục hồi nhằm hỗ trợ một phần nhỏ cho cơ thể tự điều chỉnh những rối loạn sinh học khi thiếu ma túy. Sau khi cắt cơn cần kết hợp bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người cai, sau đó sẽ chuyển đối tượng sang giai đoạn tiếp theo.
(Mức chi tối đa 400.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định. Trường hợp người bán dâm nghiện ma tuý thì được trợ cấp mức tối đa 550.000 đồng/ người/lần chấp hành quyết định. )
18
Quy trình cai nghiện - phục hồi:
3. Giáo dục, phục hồi nhân cách:
Đây là giai đoạn cơ bản quan trọng nhất của quá trình cai nghiện để chuyển hóa nhận thức, hành vi người nghiện bằng các liệu pháp tâm lý tập thể, tâm lý nhóm, tâm lý cá nhân, liệu pháp lao động và các hoạt động thể dục thể thao vui chơi, giải trí. Những hoạt động trị liệu này được lặp đi lặp lại hàng ngày xen kẽ với lao động trị liệu (lao động sản xuất).
19
Quy trình cai nghiện - phục hồi:
4. Lao động trị liệu, chuẩn bị hòa nhập cộng đồng, chống tái nghiện
- Tổ chức, quản lý, phân công lao động một cách hợp lý, lao động từ nhẹ đến nặng hơn, từ đơn giản đến phức tạp, bảo đảm vệ sinh, an toàn lao động.
- Dạy nghề, hướng nghiệp.
- Việc chuẩn bị hòa nhập cộng đồng cho đối tượng cần kết hợp với việc củng cố và ổn định những chuyển biến tiến bộ của đối tượng, đồng thời có sự liên hệ trước với gia đình và cộng đồng để chuẩn bị những điều kiện thuận lợi khi đối tượng tái hòa nhập cộng đồng.
20
Quy trình cai nghiện - phục hồi:
5. Quản lý lâu dài dựa vào cộng đồng:
Đây là giai đoạn người cai nghiện chấp hành xong chương trình giáo dục cai nghiện tập trung ở các Trung tâm cai nghiện. Khâu này giữ vai trò quá trình thành quả của quá trình cai nghiện - phục hồi. Cần nâng cao và phát huy đầy đủ vai trò của gia đình, cộng đồng (trong đó gia đình là cơ bản) trong việc quản lý, giám sát giáo dục tiếp tục người đã cai nghiện để họ không tái nghiện. Các TT cần tiếp tục một số hoạt động giúp đỡ về chuyên môn cho gia đình và cộng đồng để quản lý, theo dõi người cai nghiện.
21
Các chính sách, chế độ hỗ trợ người cai nghiện ma túy:
Về kinh phí tổ chức cai nghiện bắt buộc, điều 35 Luật Phòng, chống ma túy quy định: "Người nghiện ma túy, vợ hoặc chồng của người nghiện ma túy, cha mẹ của người chưa thành niên nghiện ma túy có trách nhiệm đóng góp kinh phí cai nghiện theo quy định của Chính phủ; trường hợp có hoàn cảnh khó khăn thì được xét giảm hoặc miễn đóng góp kinh phí cai nghiện".
22
Các chính sách, chế độ hỗ trợ người cai nghiện ma túy:
Chế độ trợ cấp đối với người nghiện ma túy chữa trị, cai nghiện bắt buộc, tự nguyện tại Trung tâm và tại gia đình, cộng đồng được xét giảm một phần hoặc miễn toàn bộ chi phí chữa trị cai nghiện (kể cả người chưa thành niên) bao gồm: tiền ăn, cho phí giáo dục, chữa trị, cai nghiện, dạy nghề, tái hòa nhập cộng đồng như sau:
- Tiền ăn: Được trợ cấp 12 tháng (mức tối thiểu 240.000 đồng/người/tháng).
- Tiền thuốc chữa bệnh: bao gồm thuốc hỗ trợ cắt cơn, cấp cứu, chi phí xét nghiệm và thuốc điều trị các bệnh cơ hội khác.
23
Các chính sách, chế độ hỗ trợ người cai nghiện ma túy:
- Chi phí y tế: Trong thời gian chấp hành quyết định, nếu người cai nghiện ma túy bị ốm nặng vượt quá khả năng chữa trị của Trung tâm phải chuyển đến bệnh viện của Nhà nước điều trị thì chi phí điều trị đó do bản thân hoặc gia đình người đó tự trả, những người có hoàn cảnh quá khó khăn được Ủy ban nhân dân cấp xã, phường xác nhận thì được xét hỗ trợ. Người cai nghiện bị thương do tai nạn lao động được sơ cứu, cấp cứu kịp thời và chữa trị cho đến khi thương tật ổn định. Kinh phí chi cho khoản này từ dự toán chi ngân sách và nguồn thu hàng năm của Trung tâm.
24
Các chính sách, chế độ hỗ trợ người cai nghiện ma túy:
- Mua sắm vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết;
- Hoạt động văn nghệ;
- Học văn hóa;
- Học nghề: đối với những người chưa có nghề, có nhu cầu học nghề;
- Vệ sinh phụ nữ.
25
Các chính sách, chế độ hỗ trợ người cai nghiện ma túy:
- Tiền ăn đường, tiền tàu xe: Sau khi chấp hành xong quyết định tại Trung tâm nếu hoàn cảnh khó khăn hoặc không có thu nhập từ kết quả lao động tại Trung tâm và có địa chỉ cư trú rõ ràng, khi trở về nơi cư trú được trợ cấp tiền ăn trên đường về và tiền tàu xe theo giá phương tiện phổ thông của Nhà nước.
- Trợ cấp tái hòa nhập cộng đồng: Khi chấp hành xong quyết định có nhiều tiến bộ, cam kết không tái phạm, sau khi trở về địa phương chưa có việc làm, bản thân và gia đình có khó khăn được Ủy ban nhân dân cấp huyện xét trợ cấp tái hòa nhập cộng đồng để tự tạo việc làm, ổn định đời sống;
26
Các chính sách, chế độ hỗ trợ người cai nghiện ma túy:
- Người cai nghiện ma túy bị nhiễm HIV/AIDS được trợ cấp thêm tiền thưốc chữa bệnh, tiền mua sắm các vật dụng phòng chống lây nhiễm HIV và các khoản chi phí hỗ trợ khác.
- Người cai nghiện ma túy, chết tại Trung tâm không còn thân nhân, hoặc thân nhân không đến kịp trong vòng 24 giờ hoặc chết do tai nạn lao động, Trung tâm có trách nhiệm mai táng. Chi phí này do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.
27
Các chính sách, chế độ hỗ trợ người cai nghiện ma túy:
- Mức miễn, giảm và thủ tục xét miễn, giảm do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định;
- Các mức trợ cấp quy định tại Thông tư liên tịch số 117/2007/TTLT/BLĐTBXH-BTC là mức tối thiểu, tùy điều kiện cụ thể địa phương có thể quy định mức cao hơn.
28
Quyền và nghĩa vụ của người cai nghiện ma túy:
Những người cai nghiện tại các Trung tâm Giáo dục - Lao động Xã hội về cơ bản họ vẫn có các quyền và nghĩa vụ quy định torng Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bên cạnh đó họ phải thực hiện các nghĩa vụ và hưởng các quyền cụ thể của những người được đưa vào Trung tâm Giáo dục - Lao động Xã hội.
29
Quyền và nghĩa vụ của người cai nghiện ma túy:
- Về nghĩa vụ: Người cai nghiện phải chấp hành nội quy của cơ sở, chịu sự quản lý giáo dục của cơ sở, tuân theo chế độ điều trị chữa bệnh và lao động do các trung tâm quy định, phải đóng góp tiền ăn theo quy định của Trung tâm.
- Về quyền: Người cai nghiện tại các Trung tâm Giáo dục - Lao động Xã hội có quyền được chữa bệnh, học tập, lao động, học nghề, sinh hoạt văn hóa, thể thao, giải trí lành mạnh dười sự quản lý của Trung tâm. Họ được quyền mang theo các đồ sinh hoạt cá nhân, được gặp người thân, được nhận quà và thư từ do người thân gửi tới.
30
CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CAI NGHIỆN - PHỤC HỒI
Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định "Nhà nước quy định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa bệnh xã hội nguy hiểm" (Điều 61). Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989 quy định "chế dộ bắt buộc chữa bệnh đối với người nghiện ma túy và một số bệnh truyền nhiễm khác có thêt gây nguy hiểm cho xã hội" (Điều 29). Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 quy định các biện pháp tư pháp đối với người nghiện ma túy giáo dục: tại xã, phường thị trấn (Điều 21) và đưa vào Cơ sở chữa bệnh thuộc Ngành Lao động - Thương binh & Xã hội (Điều 24)
31
Ban Bí thư - Bộ Chính trị
Đã ban hành các Chỉ thị 33/CT-TW ngày 01/03/1994, Chỉ thị 64/CT-TW ngày 25/12/1995, Chỉ thị 06/CT-TW ngày 30/11/1996,trong đó yêu cầu các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương tăng cường chỉ đạo, lãnh đạo công tác phòng chống các tệ nạn xã hội nói chung, phòng chống ma túy nói riêng.
Ngày 26/3/2008 sau khi tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị 06/CT-TW Bộ Chính trị ban hành chỉ thị số 21-CT/TW về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới.
32
Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ
Chính phủ ban hành nhiều văn bản quy định về công tác phòng, chống ma túy nói chung, cai nghiện và giải quyết các vấn đề xã hội sau khi cai như: Nghị quyết 06/CP (ngày 29/03/1993) về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; Nghị định 19/CP ngày 04/04/1996 quy chế về giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nghiện ma túy; Nghị định 20/CP (ngày 13/04/1996) quy chế về cơ sở chữa bệnh, quy định tổ chức, chế độ thủ tục đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện tập trung; chế độ cho cán bộ, nhân viên (phụ cấp trách nhiệm, độc hại, nguy hiểm); đối tượng cai nghiện ma túy được hỗ trợ tiền ăn, học nghề, vật dụng sinh hoạt... theo Quyết định 176/TTg (ngày 28/06/1994)
33
Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ
Các văn bản đó đã được thay thế bằng Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 Quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh
Công tác phòng chống các tệ nạn xã hội cần " gắn liền việc phòng chống AIDS với phòng chống tệ nạn nghiện chích và mại dâm" vì hai tệ nạn này là môi trường thuận lợi cho việc lan truyền mạnh mẽ nhiễm HIV/AIDS (nghị quyết 20/CP, ngày 5/8/1993). Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch tổng thể phòng chống ma túy giai đoạn 1996 - 200 và giai đoạn; Chương trình hành động phòng, chống ma túy giai đoạn 1998 - 2000 và giai đoạn 2001 - 2005., 2006 – 2010. Trong các chương trình, kế hoạch này, cai nghiện - phục hồi là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của hoạt động giảm cầu ma túy.
34
Quy định pháp luật về cai nghiên ma túy
Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/NQ-CP (ngày 15/5/2002) về tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng,
Nghị định số 43/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2005 quy định việc đưa người nghiện ma tuý, người bán dâm không có nơi cư trú nhất định vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh.
35
Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ
Bên cạnh đó, để xử phạt và trừng trị các hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, Chính phủ ban hành Nghị định 49/CP (ngày 15/08/1996) về xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh, trật tự, quy định "sử dụng trái phép chất ma túy" chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì phạt tiền.
Đến nay việc xử lý hành vi trên bao gồm hệ thống các văn bản: Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2005 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, Nghị định 163/2003/NĐ-CP ngày 19/12/20003 quy định chi tiết thi hành biện pháp giáo dục tại xã phương, thị trấn và Nghị định số 135/2005ngày 10/6/2004 Quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng chống ma túy, mại dâm và phòng chống HIV/AIDS
36
37
Bộ Luật hình sự
Đồng thời, các hành vi phạm tội về ma túy đã được nâng thành một chương của Bộ Luật Hình sự (ngày 21/12/1999, từ Điều 192 đến Điều 201) với các hình thức tăng nặngtrong đó tội sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 199) "...đã được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính... mà còn tiếp tục sử dụng thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm".
Văn bản pháp luật phòng chống ma túy
Hệ thống văn bản trên thể hiện Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chỉ đạo, kiên quyết, kịp thời đối với công tác Phòng chống tệ nạn xã hội, trước hết và trọng tâm là là tệ nạn ma túy, mại dâm, trong đó công tác cai nghiện và giái quyết các vấn đề xã hội sau cai là nhiệm vụ bức xúc cần tập trung giái quyết để chặn đứng và tiến tới đẩy lùi các tệ nạn này.
38
39
Luật Phòng chống ma túy
Quá trình tổ chức thực hiện hệ thống chính sách, pháp luật ngày càng hoàn thiện, Luật Phòng, chống ma túy (ngày 19/12/2000) thể hiện rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực ai nghiện phục hồi cho người nghiện ma túy; trách nhiệm cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội đặc biệt đẩy mạnh công tác xã hội hóa cai nghiện phục hồi. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi bổ sung ngày 2/7/2002 quy định giáo dục tại xa phường thị trấn người nghiện ma túy từ 18 tuổi trở lên, thời gian 3 tháng tới 6 tháng (Điều 23); đưa người nghiện ma túy vào Cơ sở chữa bệnh bắt buộc, thời gian từ 1 - 2 năm (Điều 26).
40
Luật sửa đổi bổ sung đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy
Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, việc thực hiện Nghị quyết số 16/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Quốc hội khóa XI về việc cho phép thí điểm tổ chức quản lý dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện đã mang lại những hiệu quả thiết thực và trên cơ sở đó, Quốc hội Khóa XII đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy số 16/2008/QH12, trong đó đã đưa vào luật chế định quản lý sau cai nghiện theo hai hình thức: quản lý sau cai nghiện tãi cơ sở quản lý sau cai và quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú do Chủ tịch UBND phường xã thực hiện
41
Chính sách cho cán bộ Trung tâm
Nghị định số 114/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp đối với cán bộ, viên chức làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma tuý, người bán dâm và người sau cai nghiện ma tuý và được hướng dẫn cụ thể của Bộ, ngành (Thông tư liên tỊch của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội – Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính số 13/2007/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 20/08/2007 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đối vớii cán bộ, viên chức làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma tuý, người bán dâm và ngườii sau cai nghiện ma tuý với các phụ cấp đặc thù nghề nghiệp và áp dụng các phụ cấp chuyên ngành y tế nhằm khuyến khích thu hút cán bộ được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, có tâm huyết đến làm việc lâu dài ở các cơ sở này.
42
Về hoạt động của cơ sở cai nghiện tự nguyện (tư nhân, dân lập)
Nghị định 147/NQ-CP ngay 2/12/2003 quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện. Nội dung hoạt động cai nghiện ma túy xét cấp cho cơ sở cai nghiện theo từng nội dung của quy trình cai nghiện, phục hồi bao gồm:
a) Điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khoẻ;
b) Giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách;
c) Lao động trị liệu, chuẩn bị tái hoà nhập cộng đồng và chống tái nghiện;
d) Thực hiện toàn bộ quy trình cai nghiện, phục hồi theo các nội dung quy định tại điểm a, b và c nêu trên.
43
Về hoạt động của cơ sở cai nghiện tự nguyện (tư nhân, dân lập)
Ngoài cơ sở vật chất phải đáp ứng yêu cầu cai nghiện phục hồi, về nhân sự phải đạt các yêu cầu sau
a) Người đứng đầu cơ sở cai nghiện hoặc người phụ trách chuyên môn cai nghiện và phục hồi sức khoẻ phải là bác sĩ đa khoa có thời gian thực hành tại các cơ sở khám chữa bệnh trên 03 năm và có ít nhất 01 năm trực tiếp làm công tác cai nghiện, phục hồi hoặc bác sĩ chuyên khoa tâm thần đã có thời gian thực hành chuyên khoa tâm thần ít nhất 03 năm;
b) Có đội ngũ cán bộ y tế, quản lý, tâm lý, bảo vệ và các chức danh cần thiết khác, có đạo đức, tâm huyết với nghề nghiệp, có văn bằng, giấy chứng nhận chuyên ngành phù hợp với nhiệm vụ được giao và quy mô hoạt động của cơ sở cai nghiện;
44
Về hoạt động của cơ sở cai nghiện tự nguyện (tư nhân, dân lập)
Thông tư liên tịch số 15/2004/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 04/01/2002 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị đỊnh số 147/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy đỊnh về điều kiện, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề khám, chữa bệnh về điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khỏe theo mẫu do Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ấn hành và cấp cho các cơ sở cai nghiện đủ điều kiện hành nghề về điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khỏe (gọi tắt là Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề), có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp. Trước khi hết hạn 01 tháng, nếu muốn tiếp tục hành nghề thì cơ sở cai nghiện phải làm thủ tục đề nghị Sở Y tế cấp gia hạn.
45
Về thành lập cơ sở cai nghiện tự nguyện (tư nhân, dân lập)
Thẩm quyền cấp Giấy phép họat động cai nghiện ma túy tự nguyện thuộc Bộ Lao động-Thương binh vả Xã hội. Để thực hiện được hoạt động cai nghiện ma túy, doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật chất được quy định tại Chương II (các điều 5, 6, 7, 8, 9) của Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.
Học viên Trung tâm điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa gói bánh chưng
trong ngày lễ.
46
Về thành lập cơ sở cai nghiện tự nguyện (tư nhân, dân lập)
Theo hướng dẫn tại Phần I-Mục A-điểm 2-tiết a của Thông tư liên tịch số 15/2004/TTLT/BLĐTBXH-BYT ngày 12 tháng 11 năm 2004 của Bộ Lao động-Thưông binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày 02 /12/3003 thì người đứng đầu cơ sở cai nghiện hoặc người phụ trách chuyên môn cai nghiện và phục hồi sức khỏe phải là bác sỹ đa khoa hoặc chuyên khoa tâm thần, phải đảm bảo đủ các điều kiện quy định tại điều 11 của Thông tư số 11/2004/BYT ngày 06/01/2004 của Bộ Y tế hướng dẫn về hành nghề y, dược tư nhân, tức là phải có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh và chỉ sau khi cã Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề, cơ sở cai nghiện tự nguyện mới được tiến hành hoạt động chuyên môn
47
Các văn bản hướng dẫn khác
Các Bộ, ngành, ban hành nhiều văn bản tăng cường quản lý cơ sở chữa bệnh (Thông tu số 31/TTLB/LĐTBXH-YT, ngày 20/12/1999 về quy trình CN-PH sức khỏe, nhân cách cho người nghiện ma túy theo 5 giai đoạn: Thông tư 14/TTLB, ngày 16/6/2000 về quản lý, chăm sóc, tư vấn cho người nhiễm HIV/AIDS trong đó cho cả người nghiện ma túy nhiễm HIV/AIDS và chế độ cho các cán bộ trong công tác này; Thông tư 05/TTLB, ngày 6/2/2002 về chức năng nhiệm vụ tổ chức bộ máy và nhân sự; Thông tư 45/TTLB, ngày 16/5/2002 về quản lý tài chính ở Trung tâm theo tinh thần Nghị định 10/CP, ngày 16/1/2002 áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu; Số 32/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 09/11/2005 hướng dẫn phòng, chống lao, HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội).
48
HẾT
CÁM ƠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE
CHỦ TRƯƠNG CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ CAI NGHIỆN - PHỤC HỒI
Th.S Nguyễn Ngọc Thạch
Chi cục trưởng
Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội
TP.Hồ Chí Minh – tháng 10/2008
2
CÁC CHỦ TRƯƠNG CHÍNH SÁCH VỀ CAI NGHIỆN - PHỤC HỒI
Các quan điểm về nghiện ma túy:
Theo quan điểm chung: Nghiện ma túy là quá trình sử dụng lặp lại nhiều lần một hay nhiều chất ma túy (tự nhiên, tổng hợp hoặc tân dược có chất ma túy) dẫn đến trạng thái nhiễm độc chu kỳ hay mãn tính ở người nghiện, làm họ lệ thuộc về thể chất và tinh thần vào chất đó. Người nghiện ma túy nếu ngừng sử dụng ma túy sẽ xuất hiện hội chứng cai.
3
Các quan điểm về nghiện ma túy:
Tổ chức Daytop Quốc tế cho rằng, nghiện ma túy là trạng thái rối loạn toàn bộ cơ thể người nghiện, do sử dụng lặp lại nhiều lần các loại ma túy bao gồm:
Sự rối loạn về sinh lý;
Sự rối loạn về tâm lý, nhận thức;
Sự rối loạn về hành vi.
Nghiện là một triệu chứng chứ không phải là bản chất của sự rối loạn nặng. Việc sử dụng ma túy thường xuyên là biểu hiện đặc trưng của trạng thái rối loạn ở cả 3 yếu tố nói trên.
Hình minh họa: Chích ma túy ngang nhiên giữa thanh thiên bạch nhật tại khu đường tàu
4
5
Các quan điểm về nghiện ma túy:
Quá trình nghiện ma túy thường trải qua các giai đoạn sau:
Thử -> sử dụng nhiều hơn -> thường xuyên -> lệ thuộc -> rối loạn cơ thể trên 3 yếu tố -> suy sụp toàn diện.
Quá trình cai nghiện - phục hồi cho người nghiện chính là quá trình xử lý, giải quyết sự rối loạn 3 yếu tố; đòi hỏi sự phối hợp đồng thời và đồng bộ những biện pháp (liệu pháp) khác nhau: từ y tế (cắt cơn, giải độc, phục hồi sức khỏe, điều trị các bệnh cơ hội) đến các biện pháp điều trị tổng hợp như giáo dục trị liệu, tâm lý trị liệu, vật lý trị liệu, lao động trị liệu, giải trí trị liệu, ... đối với người nghiện.
Hoạt động cai nghiện - phục hồi đạt hiệu quả khi chúng ta làm thay đổi nhận thức và chuyển đổi hành vi của người nghiện, dẫn tới họ từ bỏ được ma túy
Hình minh họa:Một đối tượng đang bán ma túy cho người nghiện và phút giây “lên tiên” sau khi cắn thuốc.
6
Hình minh họa:
Cha, con, một bình sữa và bốn liều ma túy
7
8
Các yếu tố cơ bản của
quá trình cai nghiện - phục hồi:
- Yếu tố tự nguyện và quyết tâm cai của người nghiện: Đây là yếu tố đầu tiên và có tính quyết định sự thành công (hay thất bại) của quá trình cai nghiện - phục hồi.
- Thời gian điều trị, phục hồi: Để điều trị xử lý các rối loạn đề cập đến ở phần trên, đòi hỏi một thời gian dài.
- Việc thực hiện quy trình điều trị, phục hồi: Mặc dù quy trình cai nghiện - phục hồi là thống nhất chung với tất cả mọi người nhưng do các rối loạn nói trên của từng người có mức độ và biểu hiện khác nhau, nên mỗi người cai nghiện cần có một chương trình, kế hoạch điều trị riêng.
9
Các yếu tố cơ bản của
quá trình cai nghiện - phục hồi:
- Sự kết hợp chặt chẽ giữa 4 chủ thể: người nghiện, Trung tâm cai nghiện, gia đình và cộng đồng trong quá trình cai nghiện: Kinh nghiệm thực tế cho thấy nếu tách rời hoạt động của Trung tâm ra khỏi sự hợp tác và phối hợp, can thiệp của gia đình và cộng đồng thì hiệu quả công tác cai nghiện - phục hồi của các Trung tâm sẽ kém hiệu quả.
10
Những nguyên tắc của việc điều trị phục hồi có hiệu quả:
Không có phương pháp điều trị, phục hồi chung nào thích hợp cho tất cả những người nghiện;
Điều kiện và phương pháp điều trị cần phải được sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đa dạng của mỗi người nghiện.
Chương trình, kế hoạch điều trị, phục hồi cho từng người nghiện phải được xây dựng khi người nghiện bắt đầu bước vào quá trình CN-PH và cần được đánh giá thường xuyên và phải được điều chỉnh, thay đổi khi cần thiết.
11
Những nguyên tắc của việc điều trị phục hồi có hiệu quả:
- Thời gian điều trị phục hồi phải đủ dài và chương trình điều trị, phục hồi phải tiến hành liên tục, thường xuyên mới đạt được hiệu quả nhất định.
- Ngoài ra, hoạt động tư vấn (cá nhân và nhóm) là những biện pháp quan trọng trong điều trị, phục hồi có hiệu quả.
- Một số loại thuốc có vai trò, tác dụng quan trọng trong điều trị, phục hồi khi được kết hợp với các liệu pháp điều trị khác.
12
Những nguyên tắc của việc điều trị phục hồi có hiệu quả:
- Điều trị cắt cơn giải độc chỉ hỗ trợ cho đối tượng vượt qua hội chứng cai nghiện ở giai đoạn đầu quá trình cai nghiện.
- Điều trị phục hồi phải xây dựng được lòng tin ở người cai nghiện mới có hiệu quả.
- Trong quá trình điều trị, phục hồi phải kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn thường xuyên việc không sử dụng ma túy của người nghiện
Lindsay Lohan vào trại cai nghiện vẫn xài ma túy (ví dụ minh họa)
Theo quyết định của toà án Mỹ (bang Utah), Lindsay sẽ phải ngồi tù 1 ngày, thực hiện 10 ngày lao động công ích và tham gia một đợt cai nghiện bắt buộc vì tội lái xe trong tình trạng say xỉn và có sử dụng ma tuý. Cũng theo phán quyết trên thì sau khi thực hiện đầy đủ các án phạt trên, Lindsay còn tiếp tục bị giám sát trong vòng 36 tháng và tham gia một khoá học 18 tháng về những nguy hiểm của rượu và ma túy. Đồng thời, cô cũng phải đi thăm một nhà xác và trò chuyện với các nạn nhân là những người đã điều khiển xe trong khi say.
13
14
Những nguyên tắc của việc điều trị phục hồi có hiệu quả:
- Các chương trình điều trị cần được kiểm tra, xét nghiệm HIV/AIDS, viêm gan siêu vi B và C, bệnh lao và các bệnh lây truyền khác.
- Việc tham gia tích cực của gia đình người nghiện có ý nghĩa quan trọng trong công tác điều trị, phục hồi cho người nghiện.
15
Quy trình cai nghiện - phục hồi:
Căn cứ quy trình cai nghiện - phục hồi theo Thông tư Liên Bộ số 31/TTLB-BLĐTBXH-BYT ngày 20/12/1999, nội dung các hoạt động cai nghiện - phục hồi tại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội bao gồm 5 giai đoạn như sau:
Quy trình cai nghiện phục hồi
1. Tiếp nhận phân loại: Là khâu đầu tiên của quá trình cai nghiện - phục hồi nhằm tổ chức tiếp nhận người nghiện ma túy đến Trung tâm Giáo dục - Lao động Xã hội cai nghiện, đồng thời tiến hành việc phân loại và lập kế hoạch điều trị, phục hồi phù hợp với từng người nghiện.
16
17
Quy trình cai nghiện - phục hồi:
2. Điều trị, cắt cơn, giải độc:
Là một khâu quan trọng trong quy trình cai nghiện - phục hồi nhằm hỗ trợ một phần nhỏ cho cơ thể tự điều chỉnh những rối loạn sinh học khi thiếu ma túy. Sau khi cắt cơn cần kết hợp bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người cai, sau đó sẽ chuyển đối tượng sang giai đoạn tiếp theo.
(Mức chi tối đa 400.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định. Trường hợp người bán dâm nghiện ma tuý thì được trợ cấp mức tối đa 550.000 đồng/ người/lần chấp hành quyết định. )
18
Quy trình cai nghiện - phục hồi:
3. Giáo dục, phục hồi nhân cách:
Đây là giai đoạn cơ bản quan trọng nhất của quá trình cai nghiện để chuyển hóa nhận thức, hành vi người nghiện bằng các liệu pháp tâm lý tập thể, tâm lý nhóm, tâm lý cá nhân, liệu pháp lao động và các hoạt động thể dục thể thao vui chơi, giải trí. Những hoạt động trị liệu này được lặp đi lặp lại hàng ngày xen kẽ với lao động trị liệu (lao động sản xuất).
19
Quy trình cai nghiện - phục hồi:
4. Lao động trị liệu, chuẩn bị hòa nhập cộng đồng, chống tái nghiện
- Tổ chức, quản lý, phân công lao động một cách hợp lý, lao động từ nhẹ đến nặng hơn, từ đơn giản đến phức tạp, bảo đảm vệ sinh, an toàn lao động.
- Dạy nghề, hướng nghiệp.
- Việc chuẩn bị hòa nhập cộng đồng cho đối tượng cần kết hợp với việc củng cố và ổn định những chuyển biến tiến bộ của đối tượng, đồng thời có sự liên hệ trước với gia đình và cộng đồng để chuẩn bị những điều kiện thuận lợi khi đối tượng tái hòa nhập cộng đồng.
20
Quy trình cai nghiện - phục hồi:
5. Quản lý lâu dài dựa vào cộng đồng:
Đây là giai đoạn người cai nghiện chấp hành xong chương trình giáo dục cai nghiện tập trung ở các Trung tâm cai nghiện. Khâu này giữ vai trò quá trình thành quả của quá trình cai nghiện - phục hồi. Cần nâng cao và phát huy đầy đủ vai trò của gia đình, cộng đồng (trong đó gia đình là cơ bản) trong việc quản lý, giám sát giáo dục tiếp tục người đã cai nghiện để họ không tái nghiện. Các TT cần tiếp tục một số hoạt động giúp đỡ về chuyên môn cho gia đình và cộng đồng để quản lý, theo dõi người cai nghiện.
21
Các chính sách, chế độ hỗ trợ người cai nghiện ma túy:
Về kinh phí tổ chức cai nghiện bắt buộc, điều 35 Luật Phòng, chống ma túy quy định: "Người nghiện ma túy, vợ hoặc chồng của người nghiện ma túy, cha mẹ của người chưa thành niên nghiện ma túy có trách nhiệm đóng góp kinh phí cai nghiện theo quy định của Chính phủ; trường hợp có hoàn cảnh khó khăn thì được xét giảm hoặc miễn đóng góp kinh phí cai nghiện".
22
Các chính sách, chế độ hỗ trợ người cai nghiện ma túy:
Chế độ trợ cấp đối với người nghiện ma túy chữa trị, cai nghiện bắt buộc, tự nguyện tại Trung tâm và tại gia đình, cộng đồng được xét giảm một phần hoặc miễn toàn bộ chi phí chữa trị cai nghiện (kể cả người chưa thành niên) bao gồm: tiền ăn, cho phí giáo dục, chữa trị, cai nghiện, dạy nghề, tái hòa nhập cộng đồng như sau:
- Tiền ăn: Được trợ cấp 12 tháng (mức tối thiểu 240.000 đồng/người/tháng).
- Tiền thuốc chữa bệnh: bao gồm thuốc hỗ trợ cắt cơn, cấp cứu, chi phí xét nghiệm và thuốc điều trị các bệnh cơ hội khác.
23
Các chính sách, chế độ hỗ trợ người cai nghiện ma túy:
- Chi phí y tế: Trong thời gian chấp hành quyết định, nếu người cai nghiện ma túy bị ốm nặng vượt quá khả năng chữa trị của Trung tâm phải chuyển đến bệnh viện của Nhà nước điều trị thì chi phí điều trị đó do bản thân hoặc gia đình người đó tự trả, những người có hoàn cảnh quá khó khăn được Ủy ban nhân dân cấp xã, phường xác nhận thì được xét hỗ trợ. Người cai nghiện bị thương do tai nạn lao động được sơ cứu, cấp cứu kịp thời và chữa trị cho đến khi thương tật ổn định. Kinh phí chi cho khoản này từ dự toán chi ngân sách và nguồn thu hàng năm của Trung tâm.
24
Các chính sách, chế độ hỗ trợ người cai nghiện ma túy:
- Mua sắm vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết;
- Hoạt động văn nghệ;
- Học văn hóa;
- Học nghề: đối với những người chưa có nghề, có nhu cầu học nghề;
- Vệ sinh phụ nữ.
25
Các chính sách, chế độ hỗ trợ người cai nghiện ma túy:
- Tiền ăn đường, tiền tàu xe: Sau khi chấp hành xong quyết định tại Trung tâm nếu hoàn cảnh khó khăn hoặc không có thu nhập từ kết quả lao động tại Trung tâm và có địa chỉ cư trú rõ ràng, khi trở về nơi cư trú được trợ cấp tiền ăn trên đường về và tiền tàu xe theo giá phương tiện phổ thông của Nhà nước.
- Trợ cấp tái hòa nhập cộng đồng: Khi chấp hành xong quyết định có nhiều tiến bộ, cam kết không tái phạm, sau khi trở về địa phương chưa có việc làm, bản thân và gia đình có khó khăn được Ủy ban nhân dân cấp huyện xét trợ cấp tái hòa nhập cộng đồng để tự tạo việc làm, ổn định đời sống;
26
Các chính sách, chế độ hỗ trợ người cai nghiện ma túy:
- Người cai nghiện ma túy bị nhiễm HIV/AIDS được trợ cấp thêm tiền thưốc chữa bệnh, tiền mua sắm các vật dụng phòng chống lây nhiễm HIV và các khoản chi phí hỗ trợ khác.
- Người cai nghiện ma túy, chết tại Trung tâm không còn thân nhân, hoặc thân nhân không đến kịp trong vòng 24 giờ hoặc chết do tai nạn lao động, Trung tâm có trách nhiệm mai táng. Chi phí này do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.
27
Các chính sách, chế độ hỗ trợ người cai nghiện ma túy:
- Mức miễn, giảm và thủ tục xét miễn, giảm do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định;
- Các mức trợ cấp quy định tại Thông tư liên tịch số 117/2007/TTLT/BLĐTBXH-BTC là mức tối thiểu, tùy điều kiện cụ thể địa phương có thể quy định mức cao hơn.
28
Quyền và nghĩa vụ của người cai nghiện ma túy:
Những người cai nghiện tại các Trung tâm Giáo dục - Lao động Xã hội về cơ bản họ vẫn có các quyền và nghĩa vụ quy định torng Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bên cạnh đó họ phải thực hiện các nghĩa vụ và hưởng các quyền cụ thể của những người được đưa vào Trung tâm Giáo dục - Lao động Xã hội.
29
Quyền và nghĩa vụ của người cai nghiện ma túy:
- Về nghĩa vụ: Người cai nghiện phải chấp hành nội quy của cơ sở, chịu sự quản lý giáo dục của cơ sở, tuân theo chế độ điều trị chữa bệnh và lao động do các trung tâm quy định, phải đóng góp tiền ăn theo quy định của Trung tâm.
- Về quyền: Người cai nghiện tại các Trung tâm Giáo dục - Lao động Xã hội có quyền được chữa bệnh, học tập, lao động, học nghề, sinh hoạt văn hóa, thể thao, giải trí lành mạnh dười sự quản lý của Trung tâm. Họ được quyền mang theo các đồ sinh hoạt cá nhân, được gặp người thân, được nhận quà và thư từ do người thân gửi tới.
30
CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CAI NGHIỆN - PHỤC HỒI
Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định "Nhà nước quy định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa bệnh xã hội nguy hiểm" (Điều 61). Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989 quy định "chế dộ bắt buộc chữa bệnh đối với người nghiện ma túy và một số bệnh truyền nhiễm khác có thêt gây nguy hiểm cho xã hội" (Điều 29). Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 quy định các biện pháp tư pháp đối với người nghiện ma túy giáo dục: tại xã, phường thị trấn (Điều 21) và đưa vào Cơ sở chữa bệnh thuộc Ngành Lao động - Thương binh & Xã hội (Điều 24)
31
Ban Bí thư - Bộ Chính trị
Đã ban hành các Chỉ thị 33/CT-TW ngày 01/03/1994, Chỉ thị 64/CT-TW ngày 25/12/1995, Chỉ thị 06/CT-TW ngày 30/11/1996,trong đó yêu cầu các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương tăng cường chỉ đạo, lãnh đạo công tác phòng chống các tệ nạn xã hội nói chung, phòng chống ma túy nói riêng.
Ngày 26/3/2008 sau khi tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị 06/CT-TW Bộ Chính trị ban hành chỉ thị số 21-CT/TW về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới.
32
Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ
Chính phủ ban hành nhiều văn bản quy định về công tác phòng, chống ma túy nói chung, cai nghiện và giải quyết các vấn đề xã hội sau khi cai như: Nghị quyết 06/CP (ngày 29/03/1993) về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; Nghị định 19/CP ngày 04/04/1996 quy chế về giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nghiện ma túy; Nghị định 20/CP (ngày 13/04/1996) quy chế về cơ sở chữa bệnh, quy định tổ chức, chế độ thủ tục đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện tập trung; chế độ cho cán bộ, nhân viên (phụ cấp trách nhiệm, độc hại, nguy hiểm); đối tượng cai nghiện ma túy được hỗ trợ tiền ăn, học nghề, vật dụng sinh hoạt... theo Quyết định 176/TTg (ngày 28/06/1994)
33
Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ
Các văn bản đó đã được thay thế bằng Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 Quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh
Công tác phòng chống các tệ nạn xã hội cần " gắn liền việc phòng chống AIDS với phòng chống tệ nạn nghiện chích và mại dâm" vì hai tệ nạn này là môi trường thuận lợi cho việc lan truyền mạnh mẽ nhiễm HIV/AIDS (nghị quyết 20/CP, ngày 5/8/1993). Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch tổng thể phòng chống ma túy giai đoạn 1996 - 200 và giai đoạn; Chương trình hành động phòng, chống ma túy giai đoạn 1998 - 2000 và giai đoạn 2001 - 2005., 2006 – 2010. Trong các chương trình, kế hoạch này, cai nghiện - phục hồi là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của hoạt động giảm cầu ma túy.
34
Quy định pháp luật về cai nghiên ma túy
Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/NQ-CP (ngày 15/5/2002) về tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng,
Nghị định số 43/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2005 quy định việc đưa người nghiện ma tuý, người bán dâm không có nơi cư trú nhất định vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh.
35
Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ
Bên cạnh đó, để xử phạt và trừng trị các hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, Chính phủ ban hành Nghị định 49/CP (ngày 15/08/1996) về xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh, trật tự, quy định "sử dụng trái phép chất ma túy" chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì phạt tiền.
Đến nay việc xử lý hành vi trên bao gồm hệ thống các văn bản: Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2005 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, Nghị định 163/2003/NĐ-CP ngày 19/12/20003 quy định chi tiết thi hành biện pháp giáo dục tại xã phương, thị trấn và Nghị định số 135/2005ngày 10/6/2004 Quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng chống ma túy, mại dâm và phòng chống HIV/AIDS
36
37
Bộ Luật hình sự
Đồng thời, các hành vi phạm tội về ma túy đã được nâng thành một chương của Bộ Luật Hình sự (ngày 21/12/1999, từ Điều 192 đến Điều 201) với các hình thức tăng nặngtrong đó tội sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 199) "...đã được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính... mà còn tiếp tục sử dụng thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm".
Văn bản pháp luật phòng chống ma túy
Hệ thống văn bản trên thể hiện Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chỉ đạo, kiên quyết, kịp thời đối với công tác Phòng chống tệ nạn xã hội, trước hết và trọng tâm là là tệ nạn ma túy, mại dâm, trong đó công tác cai nghiện và giái quyết các vấn đề xã hội sau cai là nhiệm vụ bức xúc cần tập trung giái quyết để chặn đứng và tiến tới đẩy lùi các tệ nạn này.
38
39
Luật Phòng chống ma túy
Quá trình tổ chức thực hiện hệ thống chính sách, pháp luật ngày càng hoàn thiện, Luật Phòng, chống ma túy (ngày 19/12/2000) thể hiện rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực ai nghiện phục hồi cho người nghiện ma túy; trách nhiệm cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội đặc biệt đẩy mạnh công tác xã hội hóa cai nghiện phục hồi. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi bổ sung ngày 2/7/2002 quy định giáo dục tại xa phường thị trấn người nghiện ma túy từ 18 tuổi trở lên, thời gian 3 tháng tới 6 tháng (Điều 23); đưa người nghiện ma túy vào Cơ sở chữa bệnh bắt buộc, thời gian từ 1 - 2 năm (Điều 26).
40
Luật sửa đổi bổ sung đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy
Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, việc thực hiện Nghị quyết số 16/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Quốc hội khóa XI về việc cho phép thí điểm tổ chức quản lý dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện đã mang lại những hiệu quả thiết thực và trên cơ sở đó, Quốc hội Khóa XII đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy số 16/2008/QH12, trong đó đã đưa vào luật chế định quản lý sau cai nghiện theo hai hình thức: quản lý sau cai nghiện tãi cơ sở quản lý sau cai và quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú do Chủ tịch UBND phường xã thực hiện
41
Chính sách cho cán bộ Trung tâm
Nghị định số 114/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp đối với cán bộ, viên chức làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma tuý, người bán dâm và người sau cai nghiện ma tuý và được hướng dẫn cụ thể của Bộ, ngành (Thông tư liên tỊch của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội – Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính số 13/2007/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 20/08/2007 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đối vớii cán bộ, viên chức làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma tuý, người bán dâm và ngườii sau cai nghiện ma tuý với các phụ cấp đặc thù nghề nghiệp và áp dụng các phụ cấp chuyên ngành y tế nhằm khuyến khích thu hút cán bộ được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, có tâm huyết đến làm việc lâu dài ở các cơ sở này.
42
Về hoạt động của cơ sở cai nghiện tự nguyện (tư nhân, dân lập)
Nghị định 147/NQ-CP ngay 2/12/2003 quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện. Nội dung hoạt động cai nghiện ma túy xét cấp cho cơ sở cai nghiện theo từng nội dung của quy trình cai nghiện, phục hồi bao gồm:
a) Điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khoẻ;
b) Giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách;
c) Lao động trị liệu, chuẩn bị tái hoà nhập cộng đồng và chống tái nghiện;
d) Thực hiện toàn bộ quy trình cai nghiện, phục hồi theo các nội dung quy định tại điểm a, b và c nêu trên.
43
Về hoạt động của cơ sở cai nghiện tự nguyện (tư nhân, dân lập)
Ngoài cơ sở vật chất phải đáp ứng yêu cầu cai nghiện phục hồi, về nhân sự phải đạt các yêu cầu sau
a) Người đứng đầu cơ sở cai nghiện hoặc người phụ trách chuyên môn cai nghiện và phục hồi sức khoẻ phải là bác sĩ đa khoa có thời gian thực hành tại các cơ sở khám chữa bệnh trên 03 năm và có ít nhất 01 năm trực tiếp làm công tác cai nghiện, phục hồi hoặc bác sĩ chuyên khoa tâm thần đã có thời gian thực hành chuyên khoa tâm thần ít nhất 03 năm;
b) Có đội ngũ cán bộ y tế, quản lý, tâm lý, bảo vệ và các chức danh cần thiết khác, có đạo đức, tâm huyết với nghề nghiệp, có văn bằng, giấy chứng nhận chuyên ngành phù hợp với nhiệm vụ được giao và quy mô hoạt động của cơ sở cai nghiện;
44
Về hoạt động của cơ sở cai nghiện tự nguyện (tư nhân, dân lập)
Thông tư liên tịch số 15/2004/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 04/01/2002 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị đỊnh số 147/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy đỊnh về điều kiện, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề khám, chữa bệnh về điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khỏe theo mẫu do Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ấn hành và cấp cho các cơ sở cai nghiện đủ điều kiện hành nghề về điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khỏe (gọi tắt là Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề), có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp. Trước khi hết hạn 01 tháng, nếu muốn tiếp tục hành nghề thì cơ sở cai nghiện phải làm thủ tục đề nghị Sở Y tế cấp gia hạn.
45
Về thành lập cơ sở cai nghiện tự nguyện (tư nhân, dân lập)
Thẩm quyền cấp Giấy phép họat động cai nghiện ma túy tự nguyện thuộc Bộ Lao động-Thương binh vả Xã hội. Để thực hiện được hoạt động cai nghiện ma túy, doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật chất được quy định tại Chương II (các điều 5, 6, 7, 8, 9) của Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.
Học viên Trung tâm điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa gói bánh chưng
trong ngày lễ.
46
Về thành lập cơ sở cai nghiện tự nguyện (tư nhân, dân lập)
Theo hướng dẫn tại Phần I-Mục A-điểm 2-tiết a của Thông tư liên tịch số 15/2004/TTLT/BLĐTBXH-BYT ngày 12 tháng 11 năm 2004 của Bộ Lao động-Thưông binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày 02 /12/3003 thì người đứng đầu cơ sở cai nghiện hoặc người phụ trách chuyên môn cai nghiện và phục hồi sức khỏe phải là bác sỹ đa khoa hoặc chuyên khoa tâm thần, phải đảm bảo đủ các điều kiện quy định tại điều 11 của Thông tư số 11/2004/BYT ngày 06/01/2004 của Bộ Y tế hướng dẫn về hành nghề y, dược tư nhân, tức là phải có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh và chỉ sau khi cã Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề, cơ sở cai nghiện tự nguyện mới được tiến hành hoạt động chuyên môn
47
Các văn bản hướng dẫn khác
Các Bộ, ngành, ban hành nhiều văn bản tăng cường quản lý cơ sở chữa bệnh (Thông tu số 31/TTLB/LĐTBXH-YT, ngày 20/12/1999 về quy trình CN-PH sức khỏe, nhân cách cho người nghiện ma túy theo 5 giai đoạn: Thông tư 14/TTLB, ngày 16/6/2000 về quản lý, chăm sóc, tư vấn cho người nhiễm HIV/AIDS trong đó cho cả người nghiện ma túy nhiễm HIV/AIDS và chế độ cho các cán bộ trong công tác này; Thông tư 05/TTLB, ngày 6/2/2002 về chức năng nhiệm vụ tổ chức bộ máy và nhân sự; Thông tư 45/TTLB, ngày 16/5/2002 về quản lý tài chính ở Trung tâm theo tinh thần Nghị định 10/CP, ngày 16/1/2002 áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu; Số 32/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 09/11/2005 hướng dẫn phòng, chống lao, HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội).
48
HẾT
CÁM ƠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thach Nguyen
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)