Chu trinh CO2

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh | Ngày 24/10/2018 | 90

Chia sẻ tài liệu: Chu trinh CO2 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHU TRÌNH KHÍ CARBONIC

Nhóm I-A
I- Sự hình thành Khí CO2
CO2 trong tự nhiên được hình thành do núi lửa, cháy rừng hay khí thải công nghiệp.
Nhưng hoạt động hô hấp của sinh vật và sự phân hủy xác động thực vật cũng tham gia vào việc điều hòa lượng CO2 trong không khí.
I.1- Khí CO2 ở Động Thực Vật

Carbondiocide được trả lại khí quyển bởi sự khử carbocine của quá trình hô hấp tế bào của thực vật

Vi khuẩn và tế bào động vật cũng có khả năng cố định, carbondiocide, nhưng với mức độ ít hơn nhiều


Chu trình carbon được cân bằng là nhờ các vi khuẩn và nấm hoại sinh phân hủy các hợp chất Carbon của cơ thể động vật và thực vật chết rồi chuyển chúng thành CO2
VI KHUẨN HOẠI SINH
I.2- Khí CO2 ở Núi lửa và than
Khi những cơ thể thực vật nằm sâu dưới nước một thời gian dài và do áp suất lớn chúng biến đổi hóa học thành tha bùn, về sau thành than nâu hay lignit, và cuối cùng thành than đá
THANG ĐÁ VÀ LIGNIT
Những quá trình như vậy đã tạm thời lấy đi một số Carbon, nhưng chúng luôn luôn bị những thay đổi về địa chất và do con người thăm dò, khai thác lên mặt đất và đốt chúng thành CO2 và đưa trả lại chu trình

KHAI THÁC DẦU MỎ
Một phần lớn nguyên tử carbon của trái đất biểu hiện dưới dạng đá vôi hoặc đá hoa tức là Carbonnade

HANG NÚI ĐÁ VÔI
I.2- Khí CO2 ở hoạt động sống của con người
Trong quá trình hoạt động sống, con người đã thải vào tự nhiên một lượng khí thải CO2 rất lớn
THÀNH PHỐ ĐẦY KHÓI BỤI
Việc đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch (than, gas, dầu) trong công nghiệp đã giải phóng carbonic vào khí quyển


KHÍ THẢI CO2 ĐƯỢC THẢI TRỰC TIẾP RA MÔI TRƯỜNG
Ngoài ra, lượng phương tiện giao thông trên thế giới ngày càng tăng nhanh một lượng khí CO2 được thải vào không khí
II- Vai trò của CO2
Nguyên tử C được lấy đi từ môi trường ngoài, để cấu trúc nên các thành phần của tế bào và sau cùng, theo con đường liên tục qua các sinh vật khác nhau, lại trở về môi trường và được sử dụng lại

Thật vậy, nguyên tử C cần phải được sử dụng đi và lại nhiều lần trong việc xây dựng nên các thế hệ khác nhau của động vật và thực vật.
III- Sự gia tăng khí thải CO2
Vấn nạn toàn cầu
III.1.1- Ảnh hưởng của khí cacbonic tới các loài sinh vật
Với thực vật, sự gia tăng CO2 làm giảm sự tổng hợp protein (được cấu tạo từ cacbon, hydro, nitơ và ôxy )
Côn trùng ăn protein thực vật có nguy cơ bị thiếu dinh dưỡng, côn trùng sẽ có tỷ lệ chết tăng lên, kéo theo sự sụp đổi của một số hệ sinh thái.

Loài rệp hại cây, có xu hướng sinh sản nhanh hơn từ 10 tới 15% trong môi trường giàu khí cacbonic và sự lan truyền của loài rệp có thể đe doạ thực vật, tới mức gây ra tai hoạ cho mùa màng thu hoạch
Loài động vật có vú ăn cỏ cũng bị ảnh hưởng do sự giảm hàm lượng protein thực vật: sự nhai lại (tức là sự tiêu hoá) chậm đi, con vật biếng ăn hơn và tăng trọng chậm. Giảm năng suất chăn nuôi cũng ảnh hưởng tới nguồn thực phẩm của loài người.
Nồng độ CO2 quá 3% hô hấp trở nên nhanh hơn và ta cảm thấy khó thở.
Từ 3 – 6%, độ axit trong máu tăng, tạo ra cảm giác bốc nhiệt và đau đầu
Và từ 10% sẽ bị ngất
Sống quá lâu trong môi trường giàu khí cacbonic, sẽ bị chết như chết đuối
III.1.2- Ảnh hưởng của khí cacbonic tới con người
III.1.3- Khí cacbonic có gây tăng nhiệt độ trái đất?
Khí cacbonic và hơi nước là 2 yếu tố gây ra ở mức lần lượt là 55% và 39%  Nhiệt độ mặt đất tăng lên sẽ làm thay đổi khí hậu trên qui mô hành tinh.

hiệu ứng nhà kính
Hiện tượng này có xu hướng tăng lên, với 60% nguyên nhân là do sự tăng tỷ lệ khí cacbonic trong khí quyển, kể từ khi có cuộc cách mạng công nghiệp

KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP
Khí cacbonic được hấp thụ như thế nào?
Phần lớn sự hấp thụ là do biển và đại dương, đặc biệt là loài thực vật nổi và các loài thực vật, ngoài ra còn có sự quang hợp của cây xanh.
Sự nóng lên của Trái đất làm giảm độ hoà tan CO2 trong nước, tức là giảm độ hấp thụ khí cacbonic từ khí quyển

Trồng rừng trên bề mặt Trái đất:
Trong pha sinh trưởng của cây, rừng hấp thụ từ 5 – 7 tấn cacbon/năm trên 1 ha.
III.2- Các biện pháp nhân tạo để giảm sự dư thừa khí cacbonic

Hiệu quả nhất vẫn là các giống cây có độ quang hợp cao, sinh trưởng nhanh, tạo ra hàm lượng chất khô cao: như cây liễu, cây thông Douglas, cây bạch đàn.
Bẫy khí cacbonic:
Được thu hồi từ nơi sinh ra (nhà máy nhiệt điện, dàn khoan dầu mỏ, nhà máy luyện kim, nhà máy xi măng…) khí CO2 được lọc sạch (tức là tách khỏi các loại khí khác như oxit nitơ, oxit lưu huỳnh), nén và tải qua đường ống khí tới nơi tồn trữ và khí CO sẽ tồn tại tới hàng nghìn năm sau.
Chôn lấp dưới đất:
phun khí cacbonic vào các mỏ dầu đã khai thác hết, mỏ nước ngầm, mạch than đã khai thác hết. phương án này cho phép giam hãm hàng tỷ tấn khí CO.
Hoà tan trong nước:
Có thể hoà tan khí cacbonic dễ dàng hơn khi tăng áp suất và giảm nhiệt độ.
Những điều kiện đó có sẵn có đáy đại dương. Có thể dẫn khí CO2 thẳng xuống độ sâu 3.000 m, nhờ các máy bơm có áp lực cao gấp 300 lần áp suất khí quyển, hoặc biến khí cacbonic thành tuyết cacbonic (hoá rắn khí) ở nhiệt độ -79 độ C, rồi thả xuống đại dương.
Hoạt động thực vật nổi
Thực vật nổi tách cacbon để sinh trưởng qua sự quang hợp. Do đó có thể kích thích sinh trưởng của các loài vi tảo biển  tăng khả năng hấp thụ CO2
THE END
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)