CHỦ QUYỀN VIỆT NAM Ở BIỂN ĐẢO

Chia sẻ bởi Phan Huy Cat | Ngày 27/04/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: CHỦ QUYỀN VIỆT NAM Ở BIỂN ĐẢO thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


Tính pháp lý quốc tế của sự xác lập chủ quyền
của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa

Vào đầu thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, năm 1909, Việt Nam đã chiếm hữu thật sự, hoà bình và thực thi liên tục theo đúng nguyên tắc pháp lý quốc tế lúc bấy giờ với những chứng cứ sau đây:Một là với tính cách nhà nước, đội Hoàng Sa, một tổ chức bán quân sự đã được giao nhiệm vụ, riêng một mình kiểm soát và khai thác định kỳ, liên tục và hoà bình hải sản quý cùng các sản vật kể cả súng ống của các tàu đắm tại các đảo Hoàng Sa suốt thời Đại Việt, trong thời các chúa Nguyễn và thời Tây Sơn, tức từ đầu thế kỷ XVII đến năm 1801 và sau đó là buổi đầu triều Nguyễn từ 1802 – đến trước 1815. Từ năm 1816, đội Hoàng Sa phải phối hợp với thủy quân. Hàng năm, đội Hoàng Sa hoạt động trong 6 tháng từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch (tháng 4 đến tháng 9 dương lịch) để phù hợp với điều kiện thời tiết ở vùng biển của quần đảo Hoàng Sa. Hai là suốt thời nhà Nguyễn, bắt đầu từ 1816, thủy quân được giao trọng trách liên tục kiểm soát, bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa.Ba là về mặt quản lý hành chánh liên tục suốt trong 4 thế kỷ từ thế kỷ XVII đến năm 1974 (khi Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm), Hoàng Sa được các chính quyền ở Việt Nam để thể hiện quyền lực tối thiểu của mình, đặt dưới sự quản lý hành chánh của Quảng Ngãi (khi là phủ hoặc là trấn hay tỉnh qua từng thời kỳ lịch sử) hoặc của tỉnh Thừa Thiên (thời Pháp thuộc) hoặc của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (thời chia cắt Nam Bắc) rồi đến thành phố Đà Nẵng (thời thống nhất đất nước). Việc xác định sự quản hạt này hoặc đựợc ghi trong các sách địa lý của nhà nước biên soạn như bộ Hoàng Việt Địa Dư Chí hoặc Đại Nam Nhất Thống Chí dưới triều Nguyễn, hoặc do chính hoàng đế hay triều đình (Bộ Công) như thời vua Minh Mạng khẳng định, hoặc bằng các dụ, sắc lệnh, quyết định của chính quyền ở Việt Nam như dụ của Bảo Đại, triều đình Huế, Toàn Quyền Đông Dương ở thời Pháp thuộc, hoặc tổng thống, tổng trưởng trong thời kỳ Việt Nam bị chia cắt, hoặc quyết định, nghị quyết của nhà nước, quốc hội thời độc lập thống nhất. Điều này khác với Trung Quốc, chỉ xác định sự quản lý hành chánh sau năm 1909 tức vào năm 1921 và rồi vào năm 1947… có nghĩa là sau Việt Nam hơn 3 thế kỷ. Còn tất cả chỉ là suy diễn không có bằng chứng cụ thể rõ ràng.Chính quyền ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, ngay cả thời Pháp thuộc, chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa, nên ngay cả khi bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép sau chiến tranh thế giới thứ 2 hay năm 1974, quần đảo Hoàng Sa vẫn được tỉnh Quảng Nam và từ năm 1997 đến nay là thành phố Đà Nẵng quản lý.
Bốn là : trước thời kỳ bị xâm phạm, bất cứ dưới thời đại nào, nhà nước ở Việt Nam cũng có những hành động tiếp tục khẳng định và thực thi chủ quyền hàng năm như đo đạc thủy trình, để vẽ bản đồ do đội Hoàng Sa cuối thời chúa Nguyễn hay do thủy quân từ năm 1816 dưới triều Nguyễn (bộ Đại Nam Thực Lục Tiền Biên, Đại Nam Thực Lục Chính Biên hoặc Đại Nam Hội Điển Sự Lệ của Nội Các, hoặc Châu Bản triều Nguyễn đã ghi rất rõ, đã được trình bày trong phần tài liệu). Sau này, từ đầu thế kỷ XX cho đến năm 1974, Việt Nam cũng tiếp tục tổ chức các đoàn thám sát, đo đạc, vẽ bản đồ. Năm là trước thời kỳ bị xâm phạm, dưới triều Nguyễn, nhất là từ năm 1836 trở thành lệ, hàng năm đều luôn luôn tổ chức xây dựng bia chủ quyền từng hòn đảo. Trong thời bị xâm phạm cũng thế, các chính quyền ở Việt Nam luôn tiếp tục cho dựng bia chủ quyền thay thế bia bị hư hỏng.Sáu là trước thời kỳ bị xâm phạm, các triều đại Việt Nam, nhất là thời vua Minh Mạng của triều Nguyễn đã cho dựng miếu thờ làm bằng nhà đá (đá san hô), đào giếng mà năm 1909 các đoàn khảo sát đầu tiên của Trung Quốc ở Hoàng Sa đã trông thấy và khẳng định không biết có từ thời nào. Riêng tại đảo Phú Lâm, tài liệu Trung Quốc [ ghi có miếu ghi rõ Hoàng Sa Tự của Việt Nam. Sau khi có sự xâm phạm, chính quyền ở Việt Nam cũng tiếp tục cho xây miếu và nhà thờ.Bảy là trước thời kỳ bị xâm phạm, dưới triều Nguyễn nhất là thời vua Minh Mạng đã cho trồng cây tại các đảo để cho thuyền bè ở đàng xa nhận thấy, tránh bị nạn, và các
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Huy Cat
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)