Chủ quyền biển đảo VN

Chia sẻ bởi Nguyễn Dung | Ngày 18/03/2024 | 6

Chia sẻ tài liệu: Chủ quyền biển đảo VN thuộc Giáo dục quốc phòng

Nội dung tài liệu:

“HOÀNG SA, TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG”
TỪ BIẾT – HIỂU – ĐẾN HÀNH ĐỘNG
NỘI DUNG
Khái quát về biển Đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Khái quát về chủ quyền nước ta trên vùng biển và trên các đảo.
Tranh chấp trên Biển Đông.
1. Khái quát về biển Đông,
quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

- Diện tích 3,477 triệu km2, lớn thứ 2 trong các biển của TBD, lớn thứ 4 trên thế giới.
- Có 9 nước bao quanh:
Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Philippines ,Trung Quốc. Và Đài Loan.
1. Khái quát về biển Đông,
quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

 Hơn 50% hàng hoá đường thuỷ và dầu thô của thế giới được chuyên chở qua Biển Đông.
 Lượng dầu thô được chuyên chở qua Biển Đông gấp 3 lần qua kênh Suez, gấp 5 lần qua kênh Panama.
 Hơn 80% dầu thô của Nhật, Nam Hàn và Đài Loan được chuyên chở qua Biển Đông.
Vì sao Biển Đông quan trọng đối với thế giới ?
Mỗi ngày có khoảng 200 đến 300 tàu vận tải loại lớn đi qua và trong một giờ có trên 10 chuyến máy bay chở khách bay qua.  Đây là con đường chiến lược của giao thương quốc tế
ĐÀ NẴNG
195M ~ 361km
120M~ 222km
Lý sơn
Quần đảo Hoàng Sa
Quần đảo Hoàng Sa
8
Ngoài khơi Đà Nẵng. Gồm 15 đảo và nhiều bãi đá ngầm.
Trung tâm quần đảo Hoàng Sa cách bờ biển Việt Nam 200 hải lý.
Tuy tổng diện tích đảo dưới 10 km2, quần đảo Hoàng Sa trải ra trên hơn 16,000 km2.
CAM RANH
328M ~ 607km
ĐẢO HẢI NAM
600M ~ 1111km
QUẦN ĐẢO
HOÀNG SA
Quần đảo Trường Sa
Quần đảo Trường Sa bao gồm khoảng 100 tới 500 đảo, đá và bãi với tổng cộng diện tích dưới 10 km2, trải ra trên một vùng biển rộng gần 180,000 km2.

Phạm vi của quần đảoTrường Sa
2. Chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông và quần đảo Hoàng Sa, Trường sa
Năm 1982, Liên Hiệp Quốc tuyên bố Luật biển quy định quốc gia ven biển có 5 vùng biển với phạm vi, chế độ pháp lí khác nhau.
Nội thủy
Lãnh hải
Tiếp giáp lãnh hải
Vùng đặc quyền kinh tế
Thềm lục địa
? Các bộ phận của vùng biển nước ta
Các điểm dùng để xác định đường cơ sở
1. VÙNG NỘI THỦY
- Nằm bên trong đường cơ sở.
- Hoàn toàn thuộc chủ quyền quốc gia.
- Chế độ pháp lý như trên đất liền.


2. LÃNH HẢI
- Rộng 12 hải lý, tính từ đường cơ sở.
- Ranh giới lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển.
- Tàu thuyền nước ngoài có quyền đi qua, không gây hại.

3. VÙNG TIẾP GIÁP LÃNH HẢI
- Rộng 24 hải lý, tính từ đường cơ sở.
- Quốc gia ven biển có quyền kiểm soát, xử lý vi phạm về xuất nhập cảnh, hải quan, thuế, kiểm dịch y tế đối với người và tàu thuyền nước ngoài.

4. VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ
- Rộng 200 hải lý, tính từ đường cơ sở.
- Quốc gia ven biển có quyền quản lý các hoạt động kinh tế, nghiên cứu.
- Nước ngoài có quyền: bay, hàng hải, lắp đặt cáp, ống dẫn dầu nhưng không ảnh hưởng đến quyền của quốc gia ven biển.

200
5) Thềm lục địa

Thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa.
 Chiến lược
- Biển Đông là cửa ngõ duy nhất để ra đại dương.
- Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông rộng hơn gấp 2 lần lãnh thổ trên bộ.
- Nếu một nước khác chiếm được Biển Đông thì sẽ rất nguy hại cho kinh tế, quốc phòng, tự do, độc lập và danh dự của Việt Nam, không những cho thế hệ này mà cho tất cả những thế hệ sau

 Danh dự dân tộc
Tổ tiên ta đã tự do dùng Biển Đông từ thời tiền sử – vì vậy, chúng ta và các thế hệ sau không thể chấp nhận một nước nào khác biến Biển Đông thành sở hữu của họ.
 Vì sao Biển Đông quan trọng đối với Việt Nam ?
19
Dương Danh Huy, Lê Trung Tĩnh
 Về kinh tế
Vì sao Biển Đông quan trọng đối với Việt Nam ?
20
Ước lượng có 9,2 triệu tấn cá trong vùng biển Việt Nam
Có trên 126 000 tàu đánh bắt cá của Việt Nam trên biển Đông
Nguồn lợi hải sản
Nguồn lợi khoáng sản
Làm muối
Cánh đồng muối ở Sa Huỳnh
Khai thác dầu khí
Giao thông vận tải và dịch vụ hàng hải
Du lịch biển – đảo
Du lịch biển – đảo
Du lịch biển – đảo
Du lịch biển – đảo
Du lịch biển – đảo
Côn Đảo
 Chủ quyền của nước ta trên hai quần đảo
1. Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền
Trước khi Việt Nam xác lập chủ quyền, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ vô chủ, chưa từng thuộc quyền sở hữu của bất cứ quốc gia nào; hành động chiếm cứ của Việt Nam được thực hiện mang tính Nhà nước, phù hợp với luật pháp quốc tế, thỏa mãn các điều kiện theo quy định của luật quốc tế là:
Chiếm cứ thực sự;
chiếm cứ công khai;
chiếm cứ hoà bình
chiếm cứ liên tục.
- Chiếm cứ thực sự: Biểu hiện rõ nhất của hành vi chiếm cứ thực sự là việc các chính quyền phong kiến Việt Nam đã dựng bia chủ quyền, sát nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (khi đó được gọi bằng nhiều tên như Cát Vàng, Vạn lý Hoàng Sa, Đại Trường Sa…) vào lãnh thổ của mình, thiết lập bộ máy quản lý và khai thác (đó là các đội Hoàng Sa, Bắc Hải). Mặt khác tiến hành nhiều cuộc đo đạc, lập hải trình, cắm mốc, đánh dấu, lập bia, xây miếu, trồng cây cối trên hai quần đảo này…Đây chính là những biểu hiện cụ thể cho một sự chiếm cứ thực sự của Việt Nam.
Bia chủ quyền đặt trên đảo Hoàng Sa
Vào thế kỷ 17, các chúa Nguyễn thành lập các đội Hoàng Sa để quản lý và khai thác Hoàng Sa.
Năm 1816, vua Gia Long tuyên bố chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa.
Lễ tế Đội Hoàng Sa
Diễn ra tại đảo Lý Sơn vào các ngày 15,16 tháng 3 Âm lịch
Thuyền của đội Hoàng Sa
- Chiếm cứ công khai: Việt Nam là quốc gia đầu tiên phát hiện ra hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sau đó tiến hành chiếm cứ công khai với việc nhiều tàu thuyền qua lại đây, thường xuyên cử người ra giám sát, tìm hiểu, khai thác trên hai quần đảo và thực hiện chức năng Nhà nước trên đó.
- Chiếm cứ hòa bình: Hai quần đảo vốn là lãnh thổ vô chủ, không có người ở và hoạt động chiếm cứ của Việt Nam được thực hiện hòa bình, không có việc sử dụng vũ trang.
- Chiếm cứ liên tục: Với tầm nhìn chiến lược và sâu rộng, người Việt Nam đã tiến hành chiếm hữu, khai thác, quản lý và bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa liên tục, ít nhất là từ thế kỷ XV mà không có sự tranh chấp với bất cứ quốc gia nào.
- Từ thế kỷ XVII, chúng ta có bằng chứng đầy đủ về chủ quyền của nhà nước Đại Việt (gồm cả Đàng Ngoài của chúa Trịnh và Đàng Trong của chúa Nguyễn) qua Tấm bản đồ trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ được vẽ theo bút pháp đương thời với lời chú thích rất rõ ràng: “Giữa biển có một dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) dài tới 400 dặm… Họ Nguyễn mỗi năm và cuối mùa Đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hoá, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn…”
- Trong cuốn sách Hải Ngoại Ký Sự của Thích Đại Sán (người Trung Quốc) năm 1696. Trong quyển 3 của Hải Ngoại Ký Sự đã nói đến Vạn Lý Trường Sa tức Hoàng Sa và đã khẳng định Chúa Nguyễn đã sai thuyền ra khai thác các sản vật từ các tàu đắm trên quần đảo Vạn Lý Trường Sa.
- Việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được sự thừa nhận của nhiều quốc gia và không gặp một sự phản đối nào. Trong rất nhiều tư liệu, sách vở, bản đồ của phương Tây như: Hải ngoại ký sự (1696), An Nam đại quốc họa đồ (1838)…và cả trong sách sử, bản đồ của Trung Quốc cũng trực tiếp hoặc gián tiếp thừa nhận điều đó.
2. Việt Nam liên tục thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Thời Pháp thuộc, Pháp đã bảo vệ, khẳng định và thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa.
Ở hội nghị San Francisco 1951, 48 trong 51 nước phản đối đề nghị chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Trung Quốc; không nước nào phản đối khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
Từ năm 1956, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa luôn tuyên bố, khẳng định, và thực thi chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa.
41
1/ Hoàng Sa (Paracel Islands): Việt Nam và Trung Quốc, Đài Loan.

2/ Trường Sa (Spratly Islands): Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia và Brunei, Đài Loan.

3/Tranh chấp Biển Đông:
Đường lưỡi bò: Trung Quốc vạch ranh giới chiếm 2.6 triệu km2 trên diện tích 3.5 triệu km2 Biển Đông.
Giành 75% Biển Đông cho Trung Quốc.
42
3. Tranh chấp trên biển Đông
Ngày 19 và 20 01/1974, hải quân Trung Quốc đánh chiếm tây Hoàng Sa từ Việt Nam Cộng Hoà.

Hải quân VNCH có 74 binh sỹ tử vong bao gồm hạm trưởng Ngụy Văn Thà.
Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng đoạt Hoàng Sa
Chiến hạm HQ-4 Trần Khánh Dư, một trong 4 chiến hạm VNCH chến đấu trong trận bảo vệ Hoàng Sa
Đảo Phú Lâm, Một đảo lớn của Hoàng Sa, Trung Quốc đã ngang nhiên xây sân bay trên đảo.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa Việt Nam đã mất chủ quyền ở Hoàng Sa.
- Luật Liên Hiệp Quốc không chấp nhận chiếm đoạt lãnh thổ bằng bạo lực và không công nhận chủ quyền dựa trên chiếm đoạt và chiếm đóng bằng bạo lực.
- Từ khi Việt Nam thống nhất năm 1975, nước CHXHCN Việt Nam luôn luôn khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa.
44
 Đấu tranh cho chủ quyền Hoàng Sa
Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice)
Liên Hiệp Quốc (United Nations)
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, CHXHCN Việt Nam, phát biểu trước quốc hội ngày 25/11/2011:
«Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và lịch sử để khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam…Chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết, đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình.»
- Ngoài ra, Việt Nam cần tận dụng luật quốc tế. Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), một cơ quan của Liên Hiệp Quốc có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa.
 Lịch sử tranh chấp Trường Sa
 Các tác giả Việt Nam và GS Chemillier-Gendreau cho là Việt Nam có chủ quyền ở Trường Sa từ thời Nhà Nguyễn (đầu thế kỷ 19) hay trước đó với những hành động thụ đắc và hành xử chủ quyền ở cấp nhà nước.

 Năm 1925, viên toàn quyền Đông Dương tuyên bố sáp nhập Trường Sa vào lãnh thổ của Pháp. Đây là lần đầu tiên có nước tuyên bố chủ quyền một cách cụ thể ở Trường Sa. Tới năm 1932 TQ còn tuyên bố lãnh thổ cực Nam của TQ là Hoàng Sa. Từ năm 1925 tới 1939, Pháp thực thi chủ quyền ở Trường Sa. Không có nước nào phản đối.
 Năm 1947, Trung Quốc trở thành nước thứ ba tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa, 22 năm sau Pháp.

 Năm 1951, Philippines trở thành nước thứ tư tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa, 26 năm sau Pháp.

 Năm 1956, Việt Nam Cộng Hòa gửi lính tới đóng quân ở đảo Trường Sa. VNCH đóng quân ở đảo Trường Sa cho tới 1975.
 Lịch sử tranh chấp Trường Sa
47
 Năm 1988, Brunây tuyên bố chủ quyền trên một phần Trường Sa.

 Từ năm 1983, Malaysia tuyên bố chủ quyền trên 12 đơn vị ở Trường Sa.

 Ngày 14/03/1988, Trung Quốc tấn công 3 đảo của Việt Nam: Cô Lin, Gạc Ma và Đảo Len. Việt Nam bảo vệ được Cô Lin và Đảo Len, 64 chiến sĩ bị hy sinh.
 Lịch sử tranh chấp Trường Sa
Việt Nam
TQ
Malaysia
Philippin
Đài loan
Trung Quốc có 3 chủ trương nguy hiểm:

Đòi tất cả các đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Vạch đường cơ sở thẳng, biến vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa thành nội thuỷ của Trung Quốc.

Đòi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa từ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Trung Quốc là mối đe doạ lớn nhất
Nếu Trung Quốc thực hiện được chủ trương trên: các chấm nhỏ màu xanh ở các đảo trên bản đồ sẽ biến thành một vùng biển và lãnh thổ rất rộng, hơn cả đường bao màu xanh, và vùng đó sẽ thuộc vềTrung Quốc.
Nếu Trung Quốc thực hiện được cả 3 chủ trương ở Trường Sa:

 Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia sẽ bị mất những phần rất rộng của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

 Tàu thuyền và máy bay dân sự và quân sự của tất cả các nước phải xin phép mới được đi vào vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa.

 Trung Quốc đã và đang sẵn sàng sử dụng bạo lực, chiến tranh để thực hiện chủ trương của họ.
Trung Quốc sẵn sàng sử dụng bạo lực
Đấu tranh cho chủ quyền Trường Sa
 Tranh chấp trên biển Đông
Từ thời tiền sử tới nay, các nước trên thế giới đã tự do đi lại, khai thác và dùng Biển Đông cho mục đích quân sự mà không cần xin phép bất cứ nước nào.

Công Ước về Luật Biển Liên Hiệp Quốc 1982 quy định ngoài lãnh hải 12 hải lý, các nước khác vẫn có quyền đi lại và thi hành công tác quân sự.
Thế nhưng…
Các triều đại phong kiến Trung Quốc không hề tuyên bố hay thi hành chủ quyền trên Biển Đông.
 Năm 1948. Trung Quốc (Trung Hoa Dân Quốc) bắt đầu vẽ bản đồ với một ranh giới bằng 9 đường gạch chấm khoanh 2.6 triệu km2 trên 3.5 triệu km2 Biển Đông cho họ.
 Năm 2006, Trung Quốc chỉ thị tất cả các bản đồ Trung Quốc phải vẽ 9 đường gạch chấm này để nói là vùng biển trong phạm vi đó thuộc về Trung Quốc.
 Từ 1948 cho tới nay, Trung Quốc chưa hề chính thức nói ranh giới 9 đường gạch chấm đó có nghĩa gì. Không nước nào biết đường 9 vạch đó chính thức có nghĩa gì.
 Năm 1992, ký hợp đồng thăm dò dầu khí trong vùng Bãi Tư Chính và Nam Côn Sơn với công ty Crestone.

 Năm 2007, gây áp lực buộc BP rút lui khỏi các dự án dầu khí Mộc Tinh, Hải Thạch (2 tỷ USD) với Việt Nam.

 Từ năm 1999, cấm đánh bắt cá trong vòng hai tháng/năm.

 Năm 2012, mời thầu quốc tế khai thác 9 lô dầu khí trong hình bên
Trung Quốc đã
Tất cả đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam và nằm trong đường 9 đoạn mà Trung Quốc vạch ra.
Trung quốc leo thang…
- Tháng 12/2007, tuyên bố thành lập thành phố cấp huyện, thành phố Nam Sa thuộc tỉnh Hải Nam.
- Trong năm 2012 Trung Quốc đơn phương thành lập thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa bất chấp luật pháp quốc tế và đặt tên là đảo Vĩnh Hưng
 Sáng 26/5/2011, 3 tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của VN, cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Bình minh 2 của Việt Nam.
 Năm 2011, 2012, tàu hải giám Trung Quốc gây hấn tàu thăm dò dầu khí của Philippines trong vũng biển tại Bãi Cỏ Rong (Reed Bank).
Đi tới tuyên bố: Biển Đông là của Trung Quốc
58
Đấu tranh cho Biển Đông
Rõ ràng Trung Quốc tham vọng biến 75% Biển Đông thành biển riêng của họ. Điều này nguy hiểm cho Việt Nam, các nước Đông Nam Á, và cả thế giới
- Luật biển Liên Hiệp Quốc UNCLOS rất có lợi cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Trong UNCLOS, hoàn toàn không có cơ sở cho đường chữ U của Trung Quốc.
- Luật biển Liên Hiệp Quốc cũng đòi hỏi tranh chấp phải được giải quyết công bằng. Trung Quốc đòi chiếm 75% Biển Đông để lại trung bình 25% cho mỗi nước khác, rõ ràng là không công bằng.
Đấu tranh cho Biển Đông
Chúng ta đấu tranh để các vùng đảo đang trong tình trạng tranh chấp:
Thứ nhất, điều này là hợp lý.
Thứ hai, điều này sẽ góp phần làm lộ rõ tham vọng vô lý và ngang ngược của Trung Quốc.
Vùng biển 12 hải lý quanh các đảo của Hoàng Sa và Trường Sa (màu xanh).
Ngay cả khi các đảo này được coi như ngang với đất liền, đường chữ U (màu đỏ) của Trung Quốc cũng vượt quá ranh giới trung tuyến (đường xanh).
Các cơ chế để đấu tranh cho Biển Đông
Các tranh chấp biển có thể được xét xử bởi tòa án hoặc trọng tài được thiết lập bởi Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Ngoài ra, Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) cũng có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trên biển Đông, liên quan đến đảo và biển.
Cần làm sao để Trung Quốc chấp nhận thẩm quyền của các tòa ở trên một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một tổ chức, cơ chế, quy tắc.

Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (DOC), Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á là một trong các quy tắc và nơi để làm được điều đó.

Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice)
Tòa án Quốc tế về Luật Biển (International Tribunal for the Law of the Sea)
Liên Hiệp Quốc (United Nations)
Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)
Kí ngày 4/11/2002 tại Campuchia giữa ASEAN và Trung Quốc.
Nội dung cơ bản:
+ Cam kết thực hiện các nguyên tắc chung sống hòa bình và các nguyên tắc được công nhận rộng rãi.
+ Giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
+ Tôn trọng tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
+ Kiềm chế các hoạt động có thể gây chiến tranh.
+ Tăng cường nổ lực xây dựng lòng tin.
+ Tiềm kiếm và hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm.
+ Thực hiện bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
Mặt trận ngoại giao
ASEAN
Đường “lưỡi bò” của Trung Quốc xâm lấn hơn 75% vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines, Malaysia, Brunei ở Biển Đông và biển Natuna của Indonesia.
Cả ASEAN cần khoanh vùng các tranh chấp đảo hiện có để đoàn kết chống lại yêu sách phi lý của Trung Quốc.






Thế giới
Ranh giới chủ trương của Trung Quốc đe doạ tất cả các nước trên thế giới cần đi qua Biển Đông. Thí dụ như Nhật và Hàn Quốc cần chuyên chở 80% dầu thô qua Biển Đông. Mỹ với quan điểm tự do hàng hải và tầm hoạt động quân sự rộng lớn. Tất cả các nước chắc chắn chống đường chữ U của Trung Quốc.
 Việt Nam cần tranh thủ sự ủng hộ của các nước này.
“Vợ yêu ơi em có nghe tiếng biển
Lúc gầm vang lúc rì rào tha thiết
Những ngày này trong mỗi người dân Việt
Tiếng biển cuộn trào, tiếng biển sục sôi...
Hậu phương đất liền yên tâm nhé vợ ơi
Cuối tuần về quê cho anh nhắn đôi lời
Thưa với cha và thắp hương khấn mẹ
Anh vẫn vững vàng nơi biển đảo xa xôi...
Em hãy đưa điện thoại kề gần nôi
Để con chúng mình nghe tiếng của biển khơi
Anh không thể ẵm bồng ru con ngủ
Gửi tiếng biển về yên giấc con thôi...
Em có nghe tiếng biển trong lòng người
Tiếng của hòa bình tiếng hạnh phúc vui tươi
Nhưng tàu giặc mà tấn công bờ cõi
Tiếng biển hiền hòa sẽ hóa tiếng ngư lôi...
Biển xanh yên lành đâu muốn máu đỏ rơi
Đảo nhỏ yêu thương chỉ mong tiếng biển cười
Đón bình minh mỗi ban mai ngày mới
Tiếng biển đêm về như tiếng mẹ à ơi...
Anh biết đất liền đang lo lắng khôn nguôi
Đâu riêng vợ yêu mà hàng triệu triệu người
Hướng về phía Đông lặng nghe tiếng biển
Mong bình yên cho tàu cá ra khơi...
Vợ yêu ơi, anh phải đi trực rồi
Phút chào nhau nhau tiếng biển bỗng mặn môi
Chiều nay nhé, hết ca anh lại hẹn
Gọi để vợ nghe tiếng biển... tiếng yêu đời...”
Tiếng biển
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)