Chủ Nghĩa Tượng Trưng-Siêu Thực

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Kim Ngọc | Ngày 21/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Chủ Nghĩa Tượng Trưng-Siêu Thực thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Đề:
Chủ Nghĩa Tượng Trưng-Siêu Thực
(Tác gia: Chế Lan Viên)
Chào Mừng Cô Và Các Bạn Đến Với Chuyên Đề Nhóm 5.
I. Khái quát chung.
1) Khái niệm.
-Chủ nghĩa tượng trưng là một trào lưu nghệ thuật và là một quan điểm triết học - mỹ học xuất hiện ở Phương Tây cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, bao gồm nhiều hiện tượng văn học - nghệ thuật như: thơ, kịch, tiểu thuyết, hội hoạ…
-Chủ nghĩa siêu thực cũng là một trào lưu văn nghệ xuất hiện ở Pháp vào khoảng sau chiến tranh thế giới thứ nhất.Các nhà văn có quan điểm và thi pháp chống lại sự sùng bái các trào lưu văn học hiện thực và lãng mạn thế kỷ 19, đưa ra một phương pháp sáng tác mà họ gọi là “lối viết tự động”, tức là ghi lại những ảo giác tự phát theo “trạng thái của những người bị thôi miên”... nói tóm lại, là theo chủ quan của người nghệ sĩ thoát ly mọi liên hệ với thực tế xã hội.
2) Đặc điểm
+ Hiểu theo nghĩa hẹp, chủ nghĩa tượng trưng nảy sinh như một khuynh hướng văn học ở Pháp chủ trương thể hiện thế giới và sự vật bằng những hình ảnh gián tiếp, các biểu tượng và sự ám gợi liên tưởng thay cho phát ngôn trực tiếp.
- Chủ nghĩa tượng trưng:
     + Chủ nghĩa tượng trưng quan niệm nghệ thuật không phải phản ánh thế giới thực tại, thế giới của hiện tượng mà là một thế giới siêu tưởng, một thế giới mơ hồ của sự tương hợp giữa ánh sáng, sắc màu, âm thanh, mùi hương và nhạc điệu.
+ Trong cái nhìn của các nhà thơ tượng trưng, thế giới là một thể thống nhất , xung quanh con người là những vật, biểu tượng, giữa chúng và con người có mối liên hệ huyền bí, mơ hồ.
-Chủ nghĩa siêu thực
+Họ chủ trương “giải phóng” thơ khỏi những qui cách, lề lối gò bó trước đó mà họ cho là khuôn sáo, hàn lâm, chủ trương dùng những từ ngữ kiểu cách, kỳ lạ, âm luật và cú pháp thất thường.
+ Đề tài của họ là những mơ tưởng huyền ảo quái dị, là sự đau khổ nhớ nhung quá khứ, là tình yêu. Họ cho rằng chỉ với lối sáng tác ấy người ta mới đạt đến một hiện thực cao hơn hiện thực tầm thường hằng ngày.
II.Chế Lan Viên và thơ Tượng Trưng –Siêu Thực.
(Chế Lan Viên đã “đột ngột xuất hiện giữa làng thơ Việt Nam như một niềm kinh dị” -Hoài Thanh - Thi nhân Việt Nam).
Một số hình ảnh về
Chế Lan Viên.
1) Nguyên tắc mỹ học.
-Nếu như thơ lãng mạn chủ yếu biểu hiện bằng hình tượng, hình ảnh tương phản thì thơ tượng trưng biểu hiện mối quan hệ giữa con người và sự vật trong mối tương hợp.
-Mỹ học tượng trưng cũng quan niệm giữa vũ trụ và con người có một mối tương quan bí ẩn.
Mối tương giao, tương hợp này diễn ra trên nhiều mặt như:tương giao về cảm giác về không gian về màu sắc về giác quan….
Thế giới thơ của Chế Lan Viên( trước CMT8) là một thế giới ngập chìm trong màu sắc đau thương và âm thanh rê rợn…một thế giới đầy bí ẩn.
+ “Cả dĩ vãng là chuỗi mồ vô tận
Cả tương lai là chuỗi huyệt chưa thành
Cũng đương chôn lặng lẽ những ngày xanh”
(Những nấm mồ)
 Chế Lan Viên sống trong một giai đoạn lịch sử bị nô lệ và trong một không gian tràn ngập sắc buồn gợi cảm và tuyệt vọng.
-VD:
+ “Vẻ rực rỡ đã tàn bao năm trước
Bao năm sau còn dội tiếng kêu thương”
Âm thanh của đau thuơng, khơi sâu thêm cho nỗi đau hiện tại
“Đây, những Tháp gầy mòn vì mong đợi
Những đền xưa đổ nát dưới Thời Gian
Những sông vắng lê mình trong bóng tối
Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than.

Đây, những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn,
Muôn Ma Hời sờ soạng dắt nhau đi
Những rừng thẳm bóng chiều lan hỗn độn
Lừng hương đưa, rộn rã tiếng từ qui !”
(Trên đuờng về)
“Trưa lên trời. Và xanh thẳm bầu trời
Bỗng mê ly, nằm thấy trắng mây trôi”
(Trưa đơn giản) 
2) Về quan niệm thơ
-Chủ nghĩa tượng trưng xem thơ như một thứ siêu cảm giác, không giải thích được.
-Thơ phải gắn chặt với âm nhạc, phải gợi chứ không vẽ các đường nét, hình thể .
-Nghĩa là thơ không cần có hình tượng rõ nét, và được quan niệm như một bản hoà âm huyền ảo.
-Mỗi từ trong thơ phải gắn liền với một nốt nhạc.
VD:
“Lửa hè đến ! Nỗi căm hờn vang dậy !
Gió thu sang, thấu lạnh cả hồn thơ !
Chiều đông tàn, như mai xuân lộng lẫy
Chỉ nói thêm sầu khổ với ưu tư !”
(Những sợi tơ lòng)
“Ta gặp Nàng trên một vì sao nhỏ
Ta hôn Nàng trong bóng núi mây cao
Ta ôm Nàng trong những nguồn trăng đổ
Ta ghì Nàng trong những suối trăng sao”
(Ngủ trong sao)
“Này, im đi, nhìn xem, trong kẽ lá,
Một mặt trời giả dáng một vì sao.
Ngoài xa `xa, không, ngoài xa xa nữa,
Thấy không cô, ánh nắng kéo hồn tôi?”
(Hồn trôi )
“Chim câm tiếng, nắng chiều không dám động,
Lá vàng kia sợ hãi cũng thôi rơi
Làn suối trắng nghẹn lời trong ngàn rộng
Bên hàng cây kinh khủng bặt hơi cười.
Trên thảm lá máu chim muông loang lổ,
Tiếng ai đi rung động cả ngàn sâu?”
(Chiến tượng)
3) Về đặc điểm thơ tượng trưng
Chủ nghĩa tượng trưng xem thế giới hữu hình chỉ là hình ảnh, là cái bóng, là tượng trưng cho một thế giới mà ta không nhìn thấy được. Đây mới chính là bản thể của thế giới. Cho nên, nhà thơ phải đến với cuộc sống bằng trực giác vì chỉ có trực giác mới tìm ra cái bí ẩn nằm sau thế giới hữu hình, mới nhìn thấy thế giới đích thực là cái thế giới không nhìn thấy ấy.
VD:
“Hồn ma ơi ! Hồn ma ơi ! có nhớ
Nơi mi hằng chôn gửi hận Trần Gian ?
Nơi đã khô của mi bao máu đỏ,
Bao tủy nồng,nào trắng với xương tàn ?
Mi có biết rồi đây trong những buổi
Mà sao sa rung chuyển đáy mồ không,
Mà nắng chếch huyệt sâu um cỏ dại
Ta buồn thương, nhớ tiếc, với trông mong ?”
(Mồ Không )
“Ai tưởng đến tháp Chàm kia trơ trọi 
Tháng ngày luôn rộng cửa đợi ma Hời
Ai nhìn đến làn thương rêu lở lói
Trên thịt hồng nứt nẻ gạch Chàm tươi ”
(Thu về)
4) Về phương thức thể hiện
Thơ tượng trưng dùng biểu tượng như là một cấu tạo hình tượng đặc biệt để chống lại lối miêu tả và biểu lộ tình cảm trực tiếp của chủ nghĩa lãng mạn. Nói cách khác, chủ nghĩa tượng trưng tôn trọng điều bí ẩn của thơ. Họ tránh dùng miêu tả mà dùng những từ gợi lên ý nghĩa.Tức là dùng biểu tượng như là một phương tiện biểu hiện.
VD:
“Đây, chiến địa nơi đôi bên giao trận
Muôn cô hồn tử sĩ hét gầm vang
Máu Chàm cuộn tháng ngày niềm oán hận,
Xương Chàm luôn rào rạt nỗi căm hờn.

Đây, những cảnh thái bình trong Chiêm Quốc
Những cô thôn vàng nhuộm nắng chiều tươi
Những Chiêm nữ nhẹ nhàng quay lại ấp
Áo hồng nâu phủ phất xõa lời vui”.
(Trên đường về)
“Tối hôm nay chị Hằng nghiêm nghị quá
Dãy cây vàng đợi mộng, đứng im hơi
 Không một mối trăng ngà rung muôn lá
Không một lần mây bạc vẫn chân trời.”
(Đợi người Chiêm nữ)
III. Một số bài thơ tiêu biểu của Chế Lan Viên.
Chân Thành
Cảm Ơn!
Chuyên Đề Đến Đây Là Hết.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Kim Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)