Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Hòa | Ngày 18/03/2024 | 5

Chia sẻ tài liệu: chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Khoa: Lịch Sử
Lớp: Sử-GDQP 2B

Môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê Nin

Chủ Đề: Khái niệm,phân tích nguyên nhân xuất hiện, hình thức biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
GVHD: Tô Thị Lan Hương
Nhóm thuyết trình: Nhóm 8
Bố cục bài thuyết trình:
1 Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
- Khái niệm
-Nguyên nhân hình thành

2 Những biểu hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
II. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
Đầu giữa thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản độc quyền chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là khuynh hướng tất yếu. Nhưng chỉ đến những năm 50 của thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước mới trở thành một thực tế rõ ràng và là một đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Nguyên nhân hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
a. Khái niệm chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư sản thành một thiết chế và thể chế thống nhất trong đó nhà nước tư sản bị phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền và can thiệt vào các quá trình kinh tế nhằm bảo vệ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản.

b. Nguyên nhân hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
Thứ nhất: Tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất càng cao, do đó đẻ ra những cơ cấu kinh tế to lớn đòi hỏi một sự điều tiết, can thiệp mạnh mẽ của nhà nước. Nói cách khác, lực lượng sản xuất phát triển mang tính xã hội cao dẫn đến mâu thuẫn gay gắt với hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, do đó tất yếu phải có sự điều chỉnh về quan hệ sản xuất để lực lượng sản xuất tiếp tục phát triễn trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản.
Thứ hai: Sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mà các tổ chức độc quyền tư nhân tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh vì đầu tư lớn ít lợi nhuận và thu hồi vốn chậm .
Ví dụ: các nghành thuộc kết cấu hạ tầng như năng lượng, giao thông vận tải, nghiên cứu khoa học cơ bản …
Thứ ba:Sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Nên nhà nước phải có những chính sách để xoa dịu những mâu thuẫn đó.
Ví dụ: Trợ cấp thất thấp nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, phát triển phúc lợi xã hội,…
Thứ tư: Cùng với xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế, sự bành trướng của các liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột lợi ích với các đối thủ trên thị trường thế giới. Tình hình đó buộc phải có sự phân phối giữa các nhà nước của các quốc gia tư sản để điều tiết quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế.
☻Ngoài ra, chiến tranh thế giới cùng với đó là tham vọng giành chiến thắng, xu hướng xã hội chủ nghĩa làm cho nhà nước tư bản độc quyền phải can thiệp vào kinh tế.
→ Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước nảy sinh như một tất yếu kinh tế, phần nào đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tư bàn chủ nghĩa xã hội hóa cao độ trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, nhưng vẫn không giải quyết được những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản.
2. Những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
a, Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước.
Sự kết hợp về nhân sự được thực hiện thông qua các hội chủ xí nghiệp mang những tên khác nhau. Ví dụ: liên đoàn công nghiệp Italia, tổ chức liên hợp công nghiệp Đức, liên đoàn công thương Anh..Các hội chủ xí nghiệp này trở thành lực lượng chính trị, kinh tế to lớn là chỗ dựa cho chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Các hội chủ này hoạt động như là các cơ quan tham mưu cho nhà nước, chi phối đường lối kinh tế, đường lối chính trị của nhà nước tư sản nhằm “lái” hoạt động của nhà nước theo hướng có lợi cho nhà nước tư bản độc quyền.
Vai trò của các hội lớn đến mức mà dư luận thế giới đã gọi chúng là những chính phủ đằng sau chính phủ, một quyền lực thực tế đằng sau quyền lực của chính quyền. Thông qua các hội chủ, một mặt các đại biểu của các tổ chức độc quyền tham gia vào bộ máy nhà nước, mặt khác các quan chức chính phủ được cài vào ban quản trị của tổ chức độc quyền, giữ những chức trọng yếu chính thức hoặc danh dự.

→ Sự thâm nhập lẫn nhau này đã tạo ra những biểu hiện mới trong mối quan hệ giữa các tổ chức độc quyền và cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương.

b.Sự hình thành và phát triển sở hữu nhà nước.

-Khái niệm:Sở hữu độc quyền nhà nước là sở hữu tập thể của giai cấp tư sản độc quyền có nhiệm vụ ủng hộ và phục vụ lợi ích của tư bản độc quyền nhằm duy trì sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản.

-Biểu hiện:
+ Sở hữu nhà nước tăng lên.
+ Tăng cường mối quan hệ sở hữu nhà nước và sở hữu độc quyền tư nhân.

Sở hữu nhà nước bao gồm những động sản và bất động sản cần cho hoạt động của bộ máy nhà nước ,những xí nghiệp nhà nước trong công nghiệp và trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội như :giao thông vận tải ,giáo dục ,y tế,bảo hiểm xã hội …mà ngân sách nhà nước là bộ phận quan trọng nhất
-Các hình thức hình thành sở hữu nhà nước:
+Xây dựng xí nghiệp nhà nước bằng vốn của ngân sách.
+Quốc hữu hóa các xí nghiệp tư nhân bằng cách mua lại.
+Nhà nước mua cổ phần của các xí nghiệp tư nhân.
+Mở rộng xí nghiệp nhà nước bằng vốn tích lũy của các xí nghiệp tư nhân.
Các chức năng quan trọng mà sở hữu nhà nước thực hiện:
+Thứ nhất mở rộng sản xuất tư bản chủ nghĩa,đảm bảo địa bàn rộng lớn cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.Vd:những ngành sản xuất cũ không đứng vững trong cạnh tranh và có nguy cơ thua lỗ thì được nhà nước đầu tư phát triển.
+Thứ hai,giải phóng tư bản của tổ chức độc quyền từ những ngành ít lãi để đưa vào những ngành kinh doanh có hiệu quả hơn .
+Thứ ba,làm chỗ dựa về kinh tế cho nhà nước để nhà nước điều tiết một số quá trình kinh tế phục vụ lợi ích cho tầng lớp tư bản độc quyền.

Như vậy sỡ hữu nhà nước phản ánh xuyên tạc bản chất chế độ sỡ hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ,bởi nó biểu hiện ra như “có tính xã hội”.Nhưng trên thực tế nó không vượt được khuôn khổ của sỡ hữu tư bản chủ nghĩa,vì trong các xí nghiệp nhà nước công nhân vẫn là người lao động làm thuê.Các xí nghiệp nhà nước được sử dung như những công cụ chủ yếu phục vụ lợi ích của tầng lớp tư bản độc quyền.Vì vậy, công nhân vẫn không phải là người chủ đối với tư liệu sản xuất của xí nghiệp nhà nước.
c.Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản.
-Một trong những hình thức biểu hiện quan trọng nhất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự tham gia của nhà nước tư sản vào việc điều tiết quá trình kinh tế .
-Hệ thống điều tiết quá trình kinh tế của nhà nước tư sản là một tổng thể những thiết chế và thể chế kinh tế của nhà nước.bao gồm bộ máy quản lí gắn với hệ thống chính sách ,công cụ có khả năng điều tiết sự vận động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân,toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội theo hướng có lợi cho tư bản độc quyền.
Các chính sách kinh tế của nhà nước tư sản biểu hiện rõ nhất sự điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trong giai đoạn hiện nay.Gồm nhiều lĩnh vực như chính sách chống khủng hoảng chu kì,chống lạm phát,chính sách tăng trưởng kinh tế ,chính sách xã hội,chính sách kinh tế đối ngoại.
Công cụ để nhà nước tư sản điều tiết kinh tế:ngân sách ,thuế,tiền tệ,tín dụng, các doanh ngiệp nhà nước,kế hoạch hóa, chương trình hóa kinh tế,và các công cụ hành chính khác.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Hòa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)