Chữ lễ xưa và nay! (hay)
Chia sẻ bởi Cao Phuoc Dai |
Ngày 02/05/2019 |
27
Chia sẻ tài liệu: Chữ lễ xưa và nay! (hay) thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Chữ Lễ xưa và nay
Phan Chánh Dưỡng
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần Xuân
Ta thường thấy câu “Tiên học lễ hậu học văn” được nêu ở các trường học như là một tôn chỉ giáo dục trong nhà trường. Khi đọc về Nho giáo, có thể thấy thầy Khổng Tử là người được Nho gia tôn là “Chí Thánh” hay “Vạn Thế Sư Biếu”, nghĩa là người thầy của mọi thế hệ.
Ông là người luôn nêu cao tinh thần Châu Lễ như mục tiêu tôn chỉ tư tưởng học thuyết của ông. Ngày nay, còn đề cao những chữ Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ, Trung, Hiếu, Trí, Tín, Nhân, Dũng… như những phạm trù về đạo đức phong kiến của Nho giáo.
Vậy ý nghĩa của chữ Lễ là gì? Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường nói đến lễ phép, lễ nghi, tức là biết xử sự, tôn trọng nhau như người biết phép tắc, có văn hóa, có đạo đức truyền thống. Chính trên cơ sở này mà nhà trường thường nêu câu “Tiên học lễ, hậu học văn”, nghĩa là đến trường học trước tiên là học làm người, sau đó mới học chữ, học kiến thức, học nghề để mưu sinh về sau.
Trong tác phẩm Cổ học tinh hoa có đoạn viết rằng:
“Công Minh Tuyên đến học thầy Tăng Tử (người học trò thành đạt của Khổng Tử). Ở nhà thầy ba năm mà ít mấy khi đọc sách.
Thầy Tăng Tử hỏi: “Ngươi đến đây đã ba năm nhưng ta ít khi thấy người đọc sách và bàn thảo văn chương như các anh em là tại sao?”. Công Minh Tuyên đáp: “Thưa thầy, con vẫn chăm học ở thầy. Thầy lúc nào cũng hiếu thuận với song thân. Thầy ứng tiếp bạn bè cung kính ung dung, rất có lễ độ, kẻ dở người hay ai đều bị thuyết phục. Ở triều đình đối với kẻ dưới bề trên đều nghiêm nghị như nhau, trong lòng nhân từ, không có ý hại ai. Đây là ba điều con mãi đang học nhưng chưa làm tốt được…”.
Câu chuyện có ý nói rằng, đi học trước tiên là học làm người và người thầy không chỉ là người truyền đạt kiến thức, mà còn là tấm gương nhân cách, gương mẫu về đạo đức để học trò noi theo. Khổng Tử và Mạnh Tử cũng đặt vị trí người thầy còn cao hơn bậc cha mẹ, vì cha mẹ sinh ra ta, còn người thầy giáo dục ta nên người.
Khổng Tử ra đời vào thời kỳ nhà Châu bắt đầu suy vong, các chư hầu thôn tính lẫn nhau, không còn tôn trọng Châu Lễ. Ngậm ngùi tiếc nuối thời cực thịnh thái bình 400 năm trước của nhà Châu, Khổng Tử đề xướng khôi phục Châu Lễ và chính vì thế mà về tư tưởng chính trị, người đời lên án Khổng Tử đã bảo vệ cho chế độ nô lệ phong kiến.
Châu Lễ ngày xưa chính là vũ trụ quan về trời đất, con người và thiên nhiên, là tư tưởng quan điểm chính trị, là hiến pháp và luật pháp quốc gia. Từ tư tưởng này, người đời xây dựng nên luân lý và mối quan hệ xã hội, quy tắc hành xử của con người với nhau trong hệ thống giai tầng xã hội qua các chữ Trung, Hiếu, Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ… Sau đó, Khổng Tử và các học trò của ông kế thừa và chọn lọc lại thành hệ thống tư tưởng triết học, đạo đức xã hội, đạo đức con người mà các thế hệ cần phải tu dưỡng noi theo.
Khi Khổng Tử chu du các nước, thuyết phục họ trở lại theo Châu Lễ thì chẳng ai nghe, vì lúc bấy giờ nhà Châu đã suy tàn, các chư hầu lớn đều muốn tự mình làm thiên tử.
Sau khi thất bại trên đường quan lộ, Khổng Tử chỉ còn cách mở trường dạy học. Ông đem đạo lý trị quốc và luân lý xã hội phổ biến và truyền lại cho đời sau. Đến thời Mạnh Tử, vai trò vua và dân được đánh giá lại qua câu “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, về tư tưởng chính trị còn tiến bộ hơn. Và mẫu người đại trượng phu đã thay cho mẫu người quân tử, gần gũi và thiết thực hơn.
Những đóng góp về quan điểm giáo dục và đạo đức con người của Khổng Tử, Mạnh Tử cho đến nay vẫn được người đời xem như là cốt lõi của của tư tưởng Nho giáo (dù Nho giáo và tư tưởng của Khổng Tử và Mạnh Tử có khác).
Đến nhà Hán (Hán Võ Đế), thừa tướng Đổng Trọng Thư muốn củng cố chế độ quân chủ chuyên chính và chế độ gia tộc, đã đem tư tưởng Khổng - Mạnh diễn dịch lại thành mối quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, gọi là “tam cương” và tinh thần Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín gọi là “ngũ thường” để phục vụ cho việc củng cố Hán
Phan Chánh Dưỡng
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần Xuân
Ta thường thấy câu “Tiên học lễ hậu học văn” được nêu ở các trường học như là một tôn chỉ giáo dục trong nhà trường. Khi đọc về Nho giáo, có thể thấy thầy Khổng Tử là người được Nho gia tôn là “Chí Thánh” hay “Vạn Thế Sư Biếu”, nghĩa là người thầy của mọi thế hệ.
Ông là người luôn nêu cao tinh thần Châu Lễ như mục tiêu tôn chỉ tư tưởng học thuyết của ông. Ngày nay, còn đề cao những chữ Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ, Trung, Hiếu, Trí, Tín, Nhân, Dũng… như những phạm trù về đạo đức phong kiến của Nho giáo.
Vậy ý nghĩa của chữ Lễ là gì? Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường nói đến lễ phép, lễ nghi, tức là biết xử sự, tôn trọng nhau như người biết phép tắc, có văn hóa, có đạo đức truyền thống. Chính trên cơ sở này mà nhà trường thường nêu câu “Tiên học lễ, hậu học văn”, nghĩa là đến trường học trước tiên là học làm người, sau đó mới học chữ, học kiến thức, học nghề để mưu sinh về sau.
Trong tác phẩm Cổ học tinh hoa có đoạn viết rằng:
“Công Minh Tuyên đến học thầy Tăng Tử (người học trò thành đạt của Khổng Tử). Ở nhà thầy ba năm mà ít mấy khi đọc sách.
Thầy Tăng Tử hỏi: “Ngươi đến đây đã ba năm nhưng ta ít khi thấy người đọc sách và bàn thảo văn chương như các anh em là tại sao?”. Công Minh Tuyên đáp: “Thưa thầy, con vẫn chăm học ở thầy. Thầy lúc nào cũng hiếu thuận với song thân. Thầy ứng tiếp bạn bè cung kính ung dung, rất có lễ độ, kẻ dở người hay ai đều bị thuyết phục. Ở triều đình đối với kẻ dưới bề trên đều nghiêm nghị như nhau, trong lòng nhân từ, không có ý hại ai. Đây là ba điều con mãi đang học nhưng chưa làm tốt được…”.
Câu chuyện có ý nói rằng, đi học trước tiên là học làm người và người thầy không chỉ là người truyền đạt kiến thức, mà còn là tấm gương nhân cách, gương mẫu về đạo đức để học trò noi theo. Khổng Tử và Mạnh Tử cũng đặt vị trí người thầy còn cao hơn bậc cha mẹ, vì cha mẹ sinh ra ta, còn người thầy giáo dục ta nên người.
Khổng Tử ra đời vào thời kỳ nhà Châu bắt đầu suy vong, các chư hầu thôn tính lẫn nhau, không còn tôn trọng Châu Lễ. Ngậm ngùi tiếc nuối thời cực thịnh thái bình 400 năm trước của nhà Châu, Khổng Tử đề xướng khôi phục Châu Lễ và chính vì thế mà về tư tưởng chính trị, người đời lên án Khổng Tử đã bảo vệ cho chế độ nô lệ phong kiến.
Châu Lễ ngày xưa chính là vũ trụ quan về trời đất, con người và thiên nhiên, là tư tưởng quan điểm chính trị, là hiến pháp và luật pháp quốc gia. Từ tư tưởng này, người đời xây dựng nên luân lý và mối quan hệ xã hội, quy tắc hành xử của con người với nhau trong hệ thống giai tầng xã hội qua các chữ Trung, Hiếu, Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ… Sau đó, Khổng Tử và các học trò của ông kế thừa và chọn lọc lại thành hệ thống tư tưởng triết học, đạo đức xã hội, đạo đức con người mà các thế hệ cần phải tu dưỡng noi theo.
Khi Khổng Tử chu du các nước, thuyết phục họ trở lại theo Châu Lễ thì chẳng ai nghe, vì lúc bấy giờ nhà Châu đã suy tàn, các chư hầu lớn đều muốn tự mình làm thiên tử.
Sau khi thất bại trên đường quan lộ, Khổng Tử chỉ còn cách mở trường dạy học. Ông đem đạo lý trị quốc và luân lý xã hội phổ biến và truyền lại cho đời sau. Đến thời Mạnh Tử, vai trò vua và dân được đánh giá lại qua câu “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, về tư tưởng chính trị còn tiến bộ hơn. Và mẫu người đại trượng phu đã thay cho mẫu người quân tử, gần gũi và thiết thực hơn.
Những đóng góp về quan điểm giáo dục và đạo đức con người của Khổng Tử, Mạnh Tử cho đến nay vẫn được người đời xem như là cốt lõi của của tư tưởng Nho giáo (dù Nho giáo và tư tưởng của Khổng Tử và Mạnh Tử có khác).
Đến nhà Hán (Hán Võ Đế), thừa tướng Đổng Trọng Thư muốn củng cố chế độ quân chủ chuyên chính và chế độ gia tộc, đã đem tư tưởng Khổng - Mạnh diễn dịch lại thành mối quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, gọi là “tam cương” và tinh thần Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín gọi là “ngũ thường” để phục vụ cho việc củng cố Hán
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Cao Phuoc Dai
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)