CHỦ ĐIẺM BẢN THÂN

Chia sẻ bởi Bùi Thị Len | Ngày 03/05/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: CHỦ ĐIẺM BẢN THÂN thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Chủ đề:
TRƯỜNG MẦM NON

Thời gian thực hiện: 3 tuần (từ ngày 7/9/2009 đến 25/9 /2009)
Tuần 1: Bé với mùa thu
Tuần 2: Trường Mầm non của bé
Tuần 3: Lớp học của bé
MỤC TIÊU

1. Phát triển thể chất.
- Thông qua các hoạt động trong chủ đề, rèn luyện cho trẻ sự tinh khéo của đôi bàn tay.
-Thông qua các bài tập vận động cơ bản, các trò chơi vận động, rèn luyện cho trẻ các tố chất thể lực: nhanh, mạnh, khéo, bền.
- Rèn luyện sự phối hợp giữa các bộ phận trên cơ thể: tay với mắt, chân với tay
- Rèn luyện sự phối hợp vận động của các bộ phận của cơ thể, vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu và tín hiệu của cô.
- Rèn luyện sự nhanh nhạy cho các giác quan thông qua việc luyện tập, sử dụng và tìm hiểu các sự vật hiện tượng khác nhau trong trường mầm non.
2. Phát triển nhận thức.
- Trẻ hiểu biết về một số sự vật hiện tượng xung quanh trường mầm non và môi trường gần gũi với trẻ.
- Biết được đặc điểm của trường mầm non, ý nghĩa của việc đến trường.
- Biết tên trường, địa điểm của trường và các khu vực trong trường, tên lớp, tên cô giáo và các bạn trong lớp, biết một vài sở thích của bạn.
- Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật của mùa thu, phong tục đặc trưng trong ngày tết Trung thu: bày mâm cỗ và liên hoan phá cỗ, rước đèn…
- Biết xưng hô lễ phép với các cô giáo, các cô bác cán bộ trong trường, vui chơi hòa thuận với các bạn.
- Trẻ nhận biết và đếm được các số thứ tự trong phạm vi 4, biết so sánh chiều dài hai đối tượng
- Biết yêu quý, bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp.
- Hình thành cho trẻ tình cảm bạn bè, cách ứng sử với bạn bè cô giáo.
3. Phát triển ngôn ngữ.
- Mở rộng kỹ năng giao tiếp như trò chuyện, thảo luận, kể chuyện.
- Hiểu ý nghĩa của một số từ mới, phát âm đúng không nói ngọng, nói lắp, mạnh dạn giao tiếp bằng lời với những người xung quanh.
- Biết biểu lộ cảm xúc của bản thân bằng ngôn ngữ hoặc hành động, củ chỉ phi ngôn ngữ.
- Trả lời được các câu hỏi do cô giáo đưa ra.
- Trẻ biết ngồi đúng tư thế, biết cách cầm bút.
4. Phát triển tình cảm xã hội.
- Nhận biết mối quan hệ với bạn bè, cô giáo, cô bác trong trường mầm non, đặc biệt là mối quan hệ giữa trẻ với mọi người trong trường, trong lớp mầm non.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, chia sẻ quan tâm đến mọi người xung quanh.
- Kính trọng cô giáo, những người lớn tuổi trong trường mầm non.
- Biết yêu quý và giữ gìn đồ dùng, đồ chơi của lớp, của trường, biết cất đồ dùng đồ chơi đúng chỗ.
- Biết tôn trọng nghề nhà giáo, biết xưng hô, chào hỏi lễ phép với mọi người, vui chơi hòa thuận với bạn bè.
- Biết chăm sóc vườn hoa, vườn cây trong trường và giữ vệ sinh môi trường trong lớp và xung quanh sân trường.
5. Phát triển thẩm mỹ.
- Trẻ yêu quý cái đẹp thích tạo ra cái đẹp.
- Biết giữ gìn trường lớp, sạch đẹp.
- Hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật trong trường, lớp.
- Trẻ hát tự nhiên, thể hiện được tình cảm bài hát và vận động nhẹ nhàng theo nhạc: Vỗ tay, múa, nhún nhẩy...
- Trân trọng sản phẩm của mình và của người khác.
- Tham gia trang trí lớp cùng cô, hát múa và biểu diễn văn nghệ một cách tự nhiên đúng nhịp.
- Vẽ, nặn, xé, dán tạo ra các sản phẩm trưng bày trong lớp.


CHUẨN BỊ HỌC LIỆU

- Bàn ghế đủ cho trẻ hoạt động.
- Tranh, ảnh, sách, truyện tranh về trường lớp mầm non.
- Bút màu, giấy để vẽ, tô màu, xé dán.
- Đồ chơi để xây dựng trường, lớp, hàng rào, vườn trường.
- Tranh lô tô về các đồ dùng, đồ chơi.
- Một số hột hạt, lá cây...
- Một số chậu cây cảnh và các con vật nuôi (chim, cá...).

















MẠNG NỘI DUNG





























* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Len
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)