Chủ đề về ô nhiễm môi trường

Chia sẻ bởi nguyễn thị xuân phương | Ngày 11/05/2019 | 310

Chia sẻ tài liệu: chủ đề về ô nhiễm môi trường thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BUỔI THUYẾT TRÌNH NHÓM 1

Nguyễn Thị Xuân Phương
Nguyễn Thị Minh Thu
Nguyễn Thị Thảo Uyên
Nguyễn Thị Duy Linh
Đỗ Ngọc Nam
Bùi Quang Ngọc Trân
Dư Thị Nữ
Cao Thị Hân
Phạm Thị Kim Duyên

CHỦ ĐỀ: “Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC”
 Tìm hiểu về ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại. Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép được quy định chung làm căn cứ để quản lý môi trường.
Nguyên nhân:
- Hoạt động tự nhiên: núi lửa, thiên tai, lụt bão,..
- Hoạt động con người: sản xuất công nghiệp, hoạt động nông nghiệp, giao thông và sinh hoạt,…
 Ô nhiễm môi trường nước
 Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con ngừơi, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá , nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã.
Việc thải các chất thải hoặc nước thải vào môi trường nước sẽ gây ô nhiễm nước về mặt vật lý, hóa học, hữu cơ, nhiệt hoặc phóng xạ. Việc thải đó phải không được gây nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng và phải tính đến khả năng đồng hóa các chất thải của nước (khả năng pha loãng, tự làm sạch,…). Những hoạt động kinh tế xã hội của các cộng đồng, những biện pháp xử lý nước đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này.
 Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước chủ yếu
Sự ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió, bão, lũ lụt,… Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố đô thị, khu công nghiệp,..kéo theo các chất bẩn xuống sông, hồ, các sản phẩm của hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết,..
Sự ô nhiễm nhân tạo: do xả nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón nông ngiệp,..vào môi trường nước
Do các chất thải từ sinh hoạt, y tế
Do sử dụng các hóa chất, thuốc trừ sâu trong công nghiệp quá mức
Các chất thải nước thải từ hoạt động của công nghiệp
 Các tác nhân gây ô nhiễm
Các hợp chất hữu cơ:
- Các hợp chất hữu cơ không bền: các cacbonhydrat, các loại protein, các chất béo,..
- Các hợ chất hữu cơ bền vững thường là các hợp chất có đọc tính sinh học cao, khó bị phân hủy bởi các tác nhân vi sinh vật: các hợp chất phenol, các loại hóa chất bapr vệ thực vật hữu cơ, tannin và lignin, các hydrocacbon đa vòng và ngưng tụ,..
Các kim loại nặng:
- Chì (Pb): có độc tính đối với não, có thể gây chết người nếu bị nhiễm độc nặng.
- Thủy nhân (Hg): rất đọc với người và thủy sinh
- Asen (As): rất đọc, dễ dàng hấp thụ vào cơ thể qua ăn uống, hô hấp, qua da. Gây ung thư da, phổi, xương, và làm sai lệch nhiễm sắc thể,…
- Các nguyên tố khác có độc tính rất cao như: Cadimi, Selen, Crom, Niken,.. Là tác nhân gây hại cho người và thủy sinh ngay ở nồng độ thấp
Các chất rắn: có trong nước tự nhiên là do quá trình xói mòn, do nước chayrtranf từ đồng ruộng, do nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Có thể gây trở ngại cho việc nuôi trồng thủy sản, cấp nước sinh hoạt.
Màu: Có nhuồn gốc
- Các chất hữu cơ dễ phân hủy bởi các tác nhân vi sinh vật
- Sự phát triển của một số loài thực vật nước: tapr, rong,..
- Có chứa các hợp chất sắc, mangan ở dạng keo.
- Có chứa các tác nhân gây màu: kim loại (Cr, Fe,..), các hợp chất hữu cơ tannin, lignin,..
Mùi: do các nguyên nhân
- Có các chất hữu cơ từ cống rãnh khu dân cư, các xí nghiêp chế biến thực phẩm
- Có các sản phẩm từ sự phân hủy các xác chết động vật
- Nước thải công nghiệp hóa chất, chế biến dầu mỡ.
Các chất dinh dưỡng: việc sử dụng dư thừa các chất dinh dưỡng vô cơ (phothat, muối amon, ure, nitrat, kali,…)trong quá trình sử dugnj phân bón cho cây trồng sẽ gây lên hiện tượng phì dưỡng trong nước bề mặt,..



SƠ ĐỒ NGUỒN NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
Tác động của điều kiện tự nhiên
Mưa
Các hiện tượng khác
Nước tự nhiên
Nước thải
Tràn dầu
Các hoạt động khác
Tác động của điều kiện nhân tạo
Động đất
Núi lửa
Tác hại của ô nhiễm môi trường nước
hiện nay ở nước ta có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao.
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm môi trường nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm môi trường nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.
Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống.
Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Metyl tert-butyl ete (MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả năng gây ung thư rất cao. Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hoá, Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng. Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho… gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa.
Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất tẩy trắng Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp, oxalate kết hợp với calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật. Vi khuẩn, ký sinh trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán. Kim loại nặng các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu.
Thực trạng ô nhiễm môi trường nước
 Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%, như tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí. Đến nay, mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt động có trạm xử lí nước thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận hành) và 20 khu công nghiệp đang xây dựng trạm xử lí nước thải. Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác. Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động xấu đến chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận... Có nơi, hoạt động của các nhà máy trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra những cánh đồng hạn hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.
 Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối mặt với thảm hoạ về môi trường. Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp... Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản ứng, đấu tranh quyết liệt của người dân đối với những hoạt động gây ô nhiễm môi trường, có khi bùng phát thành các xung đột xã hội gay gắt.
 Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các thành phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước thải độc hại; các phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc. Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 1/3; bầu khí quyển của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có mức benzen và sunfua đioxit đáng báo động
Theo một kết quả nghiên cứu mới công bố năm 2008 của Ngân hàng Thế giới (WB), trên 10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất, nước, không khí, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn ô nhiễm đất nặng nhất. Theo báo cáo của Chương trình môi trường của Liên hợp quốc, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu châu Á về mức độ ô nhiễm bụi.
Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường
Người dân nên ngày càng ý thức hơn về việc bảo vệ môi trường sống của mình, các công ty xí nghiệp nên có các bể xử lý nguồn nước thải trước khi xả ra môi trường. Các ban ngành đoàn thể cần thường xuyên đôn đốc kiểm tra các công ty để tránh tình trạng vì lợi nhuận mà các công ty không chấp hành luật bảo vệ môi trường.
Khu vực nông thôn nhà nước cần có các buổi trao đổi với các bác nông dân, chăn nuôi nên ý thức hơn về việc bảo vệ môi trường bằng, đầu tư kinh phí hỗ trợ 1 phần cho người dân xây bể bioga để bảo vệ môi trường. Ngoài ra người dân cũng nên tự bảo vệ sức khỏe của gia đình mình bằng hệ thống lọc nước giếng khoan gia đình, máy lọc nước ro, máy lọc ro loại bỏ hoàn toàn các chất độc hại, kim loại nặng,… tạo nước tinh khiết để uống trực tiếp không cần đun nấu.
Quan sát video
Cảm ơn thầy và các bạn đã lắng nghe buổi thuyết trình của nhóm 1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn thị xuân phương
Dung lượng: | Lượt tài: 13
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)