Chủ đề tích hợp liên môn văn sử 10 2016

Chia sẻ bởi Đào Xuân Hiền | Ngày 26/04/2019 | 57

Chia sẻ tài liệu: chủ đề tích hợp liên môn văn sử 10 2016 thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Chủ đề
“BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO ” VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG GIẶC MINH
I/. GIỚI THIỆU CHUNG.
1. Nội dung trong chương trình các môn học được tích hợp trong chủ đề.
1.1. Cơ sở xây dựng chủ đề.
- “Bình Ngô đại cáo” là một trong những nội dung được đề cập đến trong chương trình Lịch sử lớp 10 và Ngữ văn 10 THPT, vì vậy thuận lợi cho việc xây dựng chủ đề tích hợp, liên môn.
+ Môn Lịch sử.
Lớp 10: Bài 19 “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X XV”.
+ Môn Ngữ văn.
Lớp 10 : Tác phẩm Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi
Như vậy, giữa môn Lịch sử và Ngữ văn có thể tích hợp để xây dựng thành chủ đề liên môn " Bình Ngô đại cáo và cuộc đấu tranh chống giặc Minh"
Việc cấu trúc lại nội dung về giá trị của " Bình Ngô đại cáo" từ các bài học trong môn Lịch sử và Ngữ văn thành chủ đề " Bình Ngô đại cáo và cuộc đấu tranh chống giặc Minh" bao gồm cả kiến thức Ngữ văn và Lịch sử là cần thiết tránh được tình trạng cả hai môn đều cùng dạy những nội dung về "Bình Ngô đại cáo".
- Phương án/ Kế hoạch dạy học, chủ đề " Bình Ngô đại cáo và cuộc đấu tranh chống giặc Minh".
+ Thời lượng dạy học chủ đề: 3 tiết được lấy từ quỹ thời gian của môn Lịch sử và Ngữ văn.
+ Thời điểm thực hiện chủ đề: Vào học kì II lớp 10.
1.2. Nội dung chủ đề.
- Hoàn cảnh ra đời.
- Luận đề nhân nghĩa và niềm tự hào, khẳng định chủ quyền quốc gia.
- Bản cáo trạng tội ác của giặc Minh
- Qúa trình đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Lời tuyên bố và khẳng định sự nghiệp chính nghĩa của dân tộc Việt Nam.
- Ý nghĩa của Bình Ngô đại cáo và cuộc kháng chiến chống quân Minh.
- Trách nhiệm của HS trong việc xây dựng, giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
1.3. Ý nghĩa xây dựng chủ đề.
- Tránh tình trạng trùng lặp nội dung kiến thức của các môn học.
- Giảm thời gian học tập.
- Tạo điều kiện đổi mới PPDH góp phần hướng tới hình thành các năng lực phẩm chất cho HS.
- Xây dựng một chuỗi các hoạt động học tập liên tục có gắn kết với nhau, HS được nghiên cứu, tự học ở nhiều thời gian khác nhau ngoài lớp học.
2. Mục tiêu của chủ đề.
2.1. Về kiến thức.
- HS nắm được nội dung, giá trị của Bình Ngô đại cáo.
- Nắm được quá trình đấu tranh giành độc lập của dân tộc và lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam.
- Hiểu trách nhiệm của HS trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
2.2. Về kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình một nội dung học tập.
- Kĩ năng so sánh, phân tích, đánh giá, xâu chuỗi các nội dung về giá trị của “Bình Ngô đại cáo”.
2.3. Thái độ.
- Giáo dục HS biết trân trọng truyền thống dân tộc, lòng yêu nước, bảo vệ tổ quốc.
- HS có ý thức học tập rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
2.4. Các năng lực chính hướng tới.
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực tự học.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Khả năng quan sát và chỉ ra giá trị lịch sử, giá trị văn học của “Bình Ngô đại cáo”.
+ Khả năng làm việc theo nhóm: sử dụng tranh ảnh, Clip nêu được những giá trị của “Bình Ngô đại cáo” và truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam .
+ Phân tích được mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các vấn đề lịch sử với nội dung, giá trị ý nghĩa của tác phẩm và truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
3. Sản phẩm cuối cùng.
- Bài thuyết trình và Clip về “Bình Ngô đại cáo”.
4. Phương pháp dạy học.
- Dạy học theo dự án.
- Thảo luận nhóm.
II/ . BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC CHÍNH ĐƯỢC HÌNH THÀNH TRONG CHỦ ĐỀ
1. Bảng mô tả.
Nội dung
Nhận biết
(Mô tả mức độ cần đạt)
Thông
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Xuân Hiền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)