Chủ đế tháng 1 HĐNGLL 12

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Bé Nhân | Ngày 26/04/2019 | 51

Chia sẻ tài liệu: chủ đế tháng 1 HĐNGLL 12 thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

Tháng 01
Ngày soạn
Ngày hoạt động

CHỦ ĐỀ THÁNG 01:
THANH NIÊN VỚI VIỆC GÌN GIỮ
BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: giúp HS.
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu các em có quyền được thu nhận những thông tin và nâng cao hiểu biết về giá trị của các di sản văn hoá, về truyền thống văn hoá của địa phương, của đất nước.
2. Kĩ năng: Giúp các em phân tích và đánh giá về giá trị các di sản văn hoá và truyền thống văn hoá.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh có thái độ tôn trọng và quan tâm tới việc bảo vệ các di sản văn hoá của địa phương, của đất nước.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Nội dung:
- Tìm hiểu di sản văn hóa dân tộc.
.- Tìm hiểu truyền thống văn hóa của địa phương, của đất nước.
- Nét đẹp văn hóa tuổi thanh niên.
2. Hình thức:
- Tổ chức thi hỏi đáp và thảo luận các nhóm..
- Đan xen các tiết mục văn , câu đố vui,..
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ.
1. Phương tiện hoạt động:
Giấy A4, bút chì và bảng phụ.
2. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tìm hiểu một số thông tin về các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của địa phương, của đất nước.
- Đọc và tìm hiểu điều 30, 31 (trang 141, 142 – SGV) về quyền trẻ em trong Công ước Liên hợp quốc.
- Gợi ý và khuyến khích học sinh tự tìm hiểu về chủ đề qua các phương tiện truyền thông.
- Xây dựng một số câu hỏi thảo luận.
3. Chuẩn bị của học sinh:
•- Từng tổ phân công nhau tìm hiểu, lựa chọn và sắp xếp thông tin về các di sản văn hoá và một số điều trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
•- Mỗi tổ cử một đại diện trình bày ý kiến của mình.
-• Ban cán sự phân công học sinh trang trí lớp, chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
IV. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG:
( Mở đầu: !(15 phút) Người điều khiển nêu lí do và mục đích hoạt động, giới thiệu đại biểu tham dự (nếu có).
( Hoạt động 1: (20 phút) Tìm hiểu di sản văn hóa dân tộc.
- Tìm hiểu về di sản văn hóa dân tộc:
+ Khái niệm.
+ Các loại di sản văn hóa.
Di sản văn hóa phi vật thể.
Di sản văn hóa vật thể.
- Giá trị về mặt khoa học, lịch sử, nghệ thuật,..của các di sản văn hóa.
+ Những giá trị về mặt lịch sử.
+ Những giá trị về khoa học, nghệ thuật.
- GVCN khái quát nội dung chính của hoạt động, đánh giá và nhận xét.
( Hoạt động 2: (20 phút) Tìm hiểu truyền thống văn hóa của địa phương, của đất nước.
1. Những nét bản sắc văn hóa của địa phương
- Khái niệm bản sắc văn hóa: Là những giá trị tinh hoa cốt yếu cùng sắc thái đặc thù bền vững của dân tộc, tổng hòa gắn kết lại với nhau trong nền văn hóa làm nên bản sắc văn hóa hay cũng gọi là bản sắc văn hóa dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc là cái biểu hiện tập trung diện mạo dân tộc.
- Mỗi địa phương, mỗi vùng miền có bản sắc văn hóa riêng. Đó là những nét đặc thù trong lễ hội, tập quán, trong hương ước làng xã, trong nếp sống mới ở từng khu phố, …
2. Những phong tục tập quán của địa phương, của dân tộc
-• Phong tục, tập quán là những tục lệ, thói quen đã thành nếp ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận, tuân theo.
-• Mỗi địa phương, mỗi vùng miền đều có những phong tục, tập quán tốt cần được duy trì và phát huy. Song cũng có những phong tục, tập quán đã bị lạc hậu so với tiến bộ của xã hội, cần phải bị phê phán và loại bỏ.
- Dân tộc Việt Nam có nhiều phong tục hay và mang đậm bản sắc của người phương Đông.
3. Học sinh trình bày những nét đặc trưng văn hóa dân tộc mình.
- Học sinh các dân tộc khác nhau sẽ trình bày đặc trưng văn hóa dân tộc mình về:
+ Lễ hội
+ Nếp sống
+ Trang phục
+ Bài hát về dân tộc mình, địa phương mình.
- NDCT khẳng định: Mỗi dân tộc có những nét văn hóa đặc trưng riêng cần phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.
( Hoạt động 3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Bé Nhân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)