Chủ đề khối 9

Chia sẻ bởi quach thanh vu | Ngày 27/04/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: chủ đề khối 9 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

CHỦ ĐỀ:
NGHỊ LUẬN ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
Thời gian:
- Chuẩn bị biên soạn chủ đề: ngày 18/3/2019
- Thời gian dạy: từ ngày 6-9/4/2019.
- Tuần 29, tiết 136, 137,138
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học
- Hiểu và biết cách làm một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Nắm vững hơn cách làm một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Nắm vững hơn những kiến thức cơ bản của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Rèn kĩ năng nói.
Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học
- Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
- Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Bước 3. Xác định mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Đặc điểm, yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Đặc điểm, yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Các bước khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Những yêu cầu đối với luyện nói khi bàn luận về một đoạn thơ, bài thơ trước tập thể.
2. Kĩ năng
- Nhận diện được bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Tạo lập văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Tiến hành các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Tổ chức, triển khai các luận điểm.
- Lập ý và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Trình bày miệng một cách mạch lạc những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
3. Thái độ;
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ trong việc tiếp nhận và tạo lập văn bản giao tiếp.
- Có ý thức về việc phân tích, cảm nhận bài thơ, đoạn thơ.
- Bồi dưỡng tình yêu và lòng say mê với với văn chương, văn nghị luận.
- Có thái độ tự tin phát biểu và trình bày trước tập thể.
4. Hình thành năng lực
Giúp HS hình thành những năng lực sau:
- Năng lực tư duy độc lập ở người học;
- Năng lực hợp tác và giao tiếp.
- Năng lực làm thơ năm chữ.
- Biết cách sưu tầm, đọc các ngữ liệu ngoài sách giáo khoa;
- Biết vận dụng kiến thức vào đời sống cụ thể;
- Năng lực hợp tác giúp đỡ nhau cùng tháo gỡ những vướng mắt trong học tập và đời sống.
Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao


- Nhận diện được bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ và tác giả Thanh Hải.
- Nhận diện ra bố cục của một văn bản thường có ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Chỉ ra được bố cục của văn bản “Khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời”.
- Biết được các bước làm một bài văn.
- Biết được đề thuộc thể loại nghị luận.
- Chỉ ra được bố cục của văn bản “Quê hương trong tình thương, nổi nhớ”.

- Đọc lại một đoạn thơ mà em thích nhất trong chương trình học kì II và cho biết nội dung của đoạn thơ
- Nắm được vấn đề nghị luận của văn bản “Khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời”.
- Nắm được khái niệm luận điểm.
- Nắm được các luận điểm có trong văn bản.
- Hiểu được các luận điểm trên, chưa nêu được hết những nét đặc sắc của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.
- Nắm được khái niệm luận cứ.
- Nắm được các luận cứ được sử dụng để làm sáng tỏ các luận điểm.
- Nắm được người viết đã sử dụng những phương pháp giảng, bình, phân tích nội dung và nghệ thuật để làm sáng tỏ những luận điểm.
- Hiểu và nhận xét về bố cục của văn bản.
- Nắm được cách diễn đạt trong từng đoạn của văn bản đã làm nổi bật được luận điểm.
- Hiểu được thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Nắm được yêu cầu về nội dung và nghệ thuật khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Hiểu được yêu cầu và cấu tạo của đề văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Hiểu và nhận xét về đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: quach thanh vu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)