CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hải | Ngày 05/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:


I. MỤC TIÊU

1. Phát triển thể chất.
1.1. Dinh dưỡng và sức khỏe:
- Biết lợi ích của việc ăn uống đủ chất, vệ sinh trong ăn uống, giấc ngủ đối với sức khoẻ bản thân.
- Biết làm một số việc đơn giản tự phục bản thân: Tự ăn cơm, rửa tay, lau mặt.
- Biết giữ gìn vệ sinh thân thể, áo quần sạch sẽ.
- Biết tránh 1 số nơi nguy hiểm để an toàn cho bản thân mình: Ổ cắm điện, dao, bếp...ở trong gia đình.
1.2 Vận động:
- Rèn luyện các cơ thông qua các bài tập vận động: Chuyền bóng sang 2 bên; Ném trúng đích nằm ngang.
- Phát triển các yếu tố thể lực: nhanh, mạnh, khéo
- Dạy trẻ biết kết hợp các kỹ năng tay, chân nhịp nhàng khi thực hiện: Chuyền bóng sang 2 bên; ném trúng đích nằm ngang.
2. Phát triển nhận thức.
- Trẻ biết những người thân trong gia đình và công việc của mỗi thành viên.
- Biết được gia đình đông con, ít con.
- Biết được các kiểu nhà khác nhau nhưng đều để ở.
- Trẻ hiểu về các nhu cầu của gia đình như nhu cầu ăn mặc, yêu thương quan tâm nhau.
- Trẻ biết được một vài quy tắc đơn giản trong gia đình: Biết kính trên, nhường dưới.
- Biết so sánh dài hơn, ngắn hơn; cao thấp và xác định được vị trí của đồ vật so với bản thân mình.
- Trẻ biết đọc thơ, kể chuyện và hát về chủ điểm.
- Trẻ biết tên trò chơi, nắm được cách chơi, luật chơi trò chơi dân gian: “ Lộn cầu vồng”.
3. Phát triển ngôn ngữ.
- Dạy trẻ nói trọn câu, rỏ ràng. Phát triển vốn từ cho trẻ.
- Hình thành trẻ có kỹ năng giao tiếp, chào hỏi lễ phép, lịch sự, phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
- Biết bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của mình với mọi người xung quanh qua lời nói, cử chỉ, điệu bộ.
- Trẻ kể chuyện, đọc thơ về chủ đề to, rỏ ràng.
4. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội.
- Hình thành một số kỹ năng ứng xữ, tôn trọng lẫn nhau trong gia đình.
- Nhận biết cảm xúc khác nhau của người khác và biết biểu lộ cảm xúc của mình với các thành viên trong gia đình.
- Biết yêu thương, giúp đỡ mọi người trong gia đình
- Biết giữ gìn, sử dụng hợp lí, tiết kiệm đồ dùng, đồ chơi trong gia đình.
- Phát triển kỹ năng xã hội thông qua trò chơi: Bế em, mẹ-con, phòng khám nha khoa, cửa hàng ăn uống.
5. Phát triển thẩm mỹ
- Biết làm đẹp gia đình, giữ gìn sạch sẽ.
- Thể hiện cảm xúc, tình cảm với ngưòi thân qua các tranh vẽ, bài hát, vận động...
- Cảm nhận được nhữmg cái đẹp của đồ dùng, đồ chơi, cách bài trí trong nhà.











































II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng dạy học:
- Giấy màu, hoạ báo, các đồ dùng trong gia đình.
- Máy chiếu.
- Tranh minh hoạ bài thơ: Chiếc quạt nan; Lấy tăm chio bà; Dỗi em.
- Đĩa chuyện: Củ cải trắng.
- Hình tam giác, chử nhật.
- Đất nặn, bảng, mẫu nặn sẳn, giấy , bút sáp màu.
- Nhạc cụ, mũ chóp, đàn, xắc xô.
- Bóng,túi cát.
- Tranh gia đình đông con, ít con và một số đồ dùng sinh hoạt trong gia đình.
2. Đồ dùng, đồ chơi ở các góc:
- Góc khám phá xã hội: Tranh ảnh về chủ đề, giấy màu, bút,... cho trẻ hoạt động ở trên tường.
- Hột hạt, tranh truyện, các loại khối, hộp, cây xanh, búp bê...
3. Huy động phụ huynh.
- Tranh ảnh, hoạ báo, võ hộp, vải vụn ,loong bia để làm đồ chơi như: Soong, bát thìa...
- Một số đồ dùng trong gia đình để trẻ quan sát, khám phá.
- Cây xanh, giống rau để cô và trẻ cùng gieo hạt.
- Lịch, báo, giấy để cho trẻ cùng cô tạo môi trường học tập.











* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)