Chủ đề : Đặc điểm thích nghi với sự sinh trưởng của cá

Chia sẻ bởi Khung Van Khin | Ngày 18/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: Chủ đề : Đặc điểm thích nghi với sự sinh trưởng của cá thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

I. Mở đầu:
Sinh sản là đặc trưng cơ bản của mọi sinh vật(cá) nhằm tạo ra thế hệ mới duy trì và phát triển nòi giống, là hoạt động cao nhất sự thích nghi với điều kiện môi trường sống.
Đặc tính sinh sản của loài là sự thích nghi với những điều kiện xác định của sự sinh sản và phát triển đàn con non.
Thích nghi với điều kiện sinh sản ở cá không chỉ liên quan với lối sống của cá thể trưởng thành mà còn phụ thuộc vào đặc tính dinh dưỡng, sự sinh trưởng và phát triển, sự di cư cũng như các khâu chủ yếu khác của đời sống cá thể

II. Đặc điểm sinh sản:
Cơ sở sinh học của sinh sản:
Thành thục sinh dục và chín muồi của sản phẩm sinh dục: tuổi và kích thước sinh sản
Cá tăng trưởng và phát triển đến một giai đoạn nhất định bắt đầu có khả năng sinh sản (tạo ra các sản phẩm sinh dục), thời kì này bắt đầu thành thục về sinh dục.
Cơ thể phải đạt được một kích thước nhất định mới có khả năng sinh sản được.
Những loài cá có kích thước nhỏ, tuổi sinh sản đến sớm hơn so với những loài có kích thước lớn hơn. Ngay trong quần thể một loài, những cá thể phát triển nhanh cũng sinh sản sớm hơn với những cá thể phát triển chậm.
Sự chín muồi sinh dục của các loài cá phù thuộc vào điều kiện nhiệt độ của vùng địa lí xác định và chế độ dinh dưỡng. Điều kiện dinh dưỡng tốt, cá sinh sản sớm và tăng số lần đẻ trứng trong năm.
Thời gian thành thục về sinh dục sớm hay muộn tùy thuộc vào giống loài, đực cái, điều kiện dinh dưỡng,các yếu tố của môi trường sông của chúng. Cá là động vật bíên nhiệt nên sự thành thục phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ môi trường, cùng loài cá nhưng ở vùng nhiệt đới thì thành thục sớm hơn ở vùng ôn đới.
Các điều kiện sinh thái sinh sản: bãi đẻ, thời gian đẻ.

Bảng: tuổi thành thục của cá chép Trung Quốc ở các vùng địa lí khác nhau
Thường cá đực thành thục sinh duc sớm hơn cá thể cái, trung bình 1 -2 năm.
2. Các dạng sinh sản:
Cá là những loài sinh sản hữu tính, chủ yếu thụ tinh ngoài với cá hình thức sau:
Sinh sản đơn tính (cá Diếc bạc châu Âu – cá tiến hành sinh sản trong điều kiện cơ sở kém thức ăn, tỷ lệ con đực rất thấp thậm chí không có con đựcduy trì nòi giống.
Sinh sản lưỡng tính:
Sinh sản lưỡng tính đồng bộ: trong cơ thể có tuyến sinh dục đực và cái riêng rẽ, cùng phát triển và chín muồi một lúc nhưng không tự thụ tinh.
VD: ở một số đại diện thuộc phân họ Serraninae như Serannus sciba




Lưỡng tính không đồng bộ: tuyến sinh dục của cá gồm 2 phần noãn sào và tinh hoàn riêng biệt
+ cá có giới tính cái trước, đực sau(VD:Epinephelus guttatus, E.striatus, Diplodus sargus, …)
+ Cá có giới tính đực trước, cái sau. Gồm các đại diện của Sparidae (Diplodus annularis, Pagellus mormyrus)
Lưỡng tính tiềm tàng: trong cơ thể chỉ có một tuyến sinh dục, khi còn trẻ tuyến hoạt động như một tuyến cái, cá đẻ trứng. Nhưng khi về già chuyển giới cá hoạt động như một con đực.
Đại diện dạng này là họ Labridae và bộ mang liền (Synbranchiformes)



3. Sức sinh sản ở cá:
Sức sinh sản ở cá là số lượng trứng (hay số con đối với cá đẻ con) được con cái đẻ ra trong một lần đẻ(đẻ một lần trong năm) hay một số lần đẻ(đẻ nhiều đợt trong năm) hay số trứng đẻ ra trong trong cả đời của một con cái.
Sức sinh sản cá thể có 2 khái niệm: sức sinh sản tuyệt đối và sinh sản tương đối.
Sức sinh sản của đàn hay quần thể phụ thuộc vào sức sinh sản cá thể, thời gian thành thục, tính chu kì, số lượng trứng được đẻ ra trong cả cuộc đời cá thể.
Những loài thụ tinh trong, biết chăm sóc, bảo vệ trứng và con non sinh sản ít với kích thước trứng lớn.
Ngược lại, những loài thụ tinh ngoài, không có những tập tính trên sinh sản rất nhiều nhưng kích thước trứng lại nhỏ.
VD: Cá Mặt trăng đẻ tới 600 triệu trứng
Cá Mè trắng Việt Nam với m=3kg có sức sinh sản 30 – 50 vạn trứng
Cá Qủa biết bảo vệ trứng và con non, chỉ đẻ mỗi lần khoảng 7 – 8 nghìn trứng.
Sức sinh sản cao thích nghi với mức tử vong lớn
Ý nghĩa của sức sinh sản:
Đánh giá được hiệu suất đẻ trứng tự nhiên của cá.
Biết được khả năng sinh sản trung binh của cá nuôi, nhà nuôi có thể lập kế hạch thích hợp cho “nhà máy” hoặc trại nuôi cá xác định được số lượng cá bố mẹ cần thiết để cho thụ tinh nhân tạo.
4. Quá trình sinh sản:
Sự thụ tinh:
Có 2 dạng: thụ tinh trong và thụ tinh ngoài.
Đa số các loài cá đều thụ tinh ngoài, trừ một số cá Nhám, cá Đuối và một số loài cá xương thụ tinh trong nhờ con đực có cơ quan giao cấu.
Những loài thụ tinh trong thường sinh sản theo kiểu noãn thai sinh hoặc thai sinh(cá Đuối, cá Mập đẻ con).
Cá Mập đẻ con
Cá Ngựa thụ tinh ngoài
Các hiện tượng sinh sản của cá liên quan đến viêc bảo vệ đàn con cái khỏi sự đàn áp của kẻ thù,bảo vệ loài khỏi sự chèn ép của kẻ thù
Trứng thụ tinh ngoài ít được bảo vệ, tỉ lệ thụ tinh có thể không cao đẻ với số lượng nhiều .
Đối với thụ tinh trong: cá có cơ quan giao cấu đặc biệt VD:
Dạng đơn giản là mấu lồi hậu môn (cá Cottidae,Gobbdae).
Cá mập và cá Đuối có cơ quan pterygopodia được cấu tạo từ các tia vây ở cạnh trong của vây bụng.
Cơ quan giao cấu của cá xương (đẻ con) là gono-podia , được hình tành từ tia vây thứ 3 và thứ 4 của vây bụng.
Thụ tinh trong đẻ ít.

b. Bãi đẻ và thời gian đẻ trứng:

Bãi đẻ:
Sự lựa chọn bãi đẻ: đến mùa sinh sản cá thường lựa chọn đến những bãi đẻ thích hợp đáp ứng các điều kiện về thức ăn,nhiệt độ, oxi thích hợp, có nơi ẩn nấp an toàn, … để tiến hành sinh sản nhằm nâng cao độ thụ tinh, sự phát triển thuận lợi của trứng, ấu trùng và con non sau này.
Nhiều bãi đẻ thường trùng với nơi kiếm ăn, nhưng cũng có trường hợp bãi đẻ của nhiều loài xa khỏi nơi kiếm ăndi cư sinh sản.
Trong bãi đẻ,cá cũng chọn những nơi thích hợp thích hợp để đẻ như hang, hốc, khe đá, chỗ bám cho trứng… .
Dựa vào giá thể đẻ trứng người ta chia ngư giới thành các nhóm sau:
Nhóm ưa đáy đá: gồm những loài sống trong các sông suối, trong các hồ nghèo dinh dưỡng hay các vùng bờ đá ven biển, quanh các hải đảo. Chúng đẻ trứng đáy bám vào đá nhờ có nhớt hay các sợi bám.
Nhóm đẻ trứng bám vào thực vật thủy sinh(như bám vào thân, rễ … cây, cả cây sống lẫn cây chết):điều kiện hô hấp không thuân lợicá có sắc tố hô hấp màu vàng(cá Chép, cá Vền).
Nhóm cá ưa đáy cát: gồm những loài đẻ trứng vùi trong cát hoặc trứng bám vào cát nhờ dịch của mang nhờ dịch của màng trứng, điều kiện hô hấp khá thuận lợi.
Labeo bicolor
Nhóm đẻ trứng nổi: gồm các loài sông nổi và sống đáy, đẻ trứng trôi nổi trong tầng nước, có đủ nhiệt độ,AS, giàu oxi và thức ăn.
Nhóm Ostracophil: gồm những loài đẻ trứng vào xoang màng áo thân mềm, đẻ cả vào mai cua.
Trứng cá trôi nổi
Thời gian đẻ:
Thời gian đẻ trứng của cá được lựa chọn vào thời kì điều kiện môi trường vô sinh và hữu sinh thuận lợi nhất cho sự phát triển của trứng, ấu trùng và con non.
Hầu hết các loài cá cũng như các nhóm động vật có xương và không có xương sống khác đều sinh sản vào mùa xuân hè, tùy thuộc vào vĩ độ địa lí khi nhiệt độ nước nâng cao, nguồn thức ăn phong phú.
Thời kì cá đẻ rộ cũng trùng vào những tháng mùa xuân và đầu hè.
III. Những thích nghi khác của cá trong sinh sản:
Mục đích cao nhất của sự sinh sản là đảm bảo sự thụ tinh cao mức sống sót cao của ấu trùng và con non mà cá loài đã kiếm được trong quá trình tiến hóa
Bởi vậy sự thích nghi của các loài cá trong sinh sản cũng rất đa dạng.

1. Nhiều loài cá trong sinh sản cá tập tính ghép cặp “một vợ một chồng”
VD: cá Lóc (Channa), cá Chọi (Betta)
Cặp Channa gachua đang đẻ trứng.


2. Sự chăm sóc con cũng là nét đặc trưng cho nhiều loài.
+ Cá chăm sóc con bằng cách đẻ trứng vào tổ và canh giữ, bảo vệ
+ Có loài ấp trứng trong xoang miệng. VD: cá Rô phi, cá Hau.
+ Có loài con đực có túi giữ trứng và ấp trứng. VD: các loài cá ngựa.


Cá hàng chài đực (corkwing wrasse) đang làm tổ bằng tảo biển tại các vết nứt của đá ngầm để con cái đẻ trứng.
Cá Opistognathus macrognathus ở bờ biển Riviera, bang Florida, Mỹ. Loài cá này có miệng lớn, hàm khỏe và sống dưới đáy đại dương. Chúng ngậm trứng trong miệng cho đến khi trứng nở.
+ Có loài cả 2 đều có tập tính chăm sóc con non (VD: Channidae) hoăc chỉ con đực làm nhiệm vụ này (VD: cá Chọi, cá Cờ).
+ Một vài loài cá Gai (Gasterosteidae), con cái đẻ trứng với 2 con đực,trước tiên với con đực bé sau đó con lớn đuổi con bé ra khỏi tổ để thụ tinh cho con cái. Đẻ xong con đực cũng đuôi con cái ra để một minh chăm sóc con.
3.Thích nghi của sự di cư sinh sản
- Di cư đi đẻ là sự chuyển chổ hàng loạt của cá từ chổ trú đông hay chổ kiếm ăn đến bãi đẻ,tìm nơi thuận lợi cho sự phat triển cho sự phát triển và bảo vệ trứng và con non
- Khi di cư một số đặc tính về hình thái thay đổi rất lớn.Trên đường di cư,cường độ dinh dưỡng giảm,có khi ngừng dinh dưỡng do vậy có loài hình thái ruột thay đổi(thành sợi rất mảnh ở cá hồi,cá chinh)
Cá rô đồng leo lên ruộng vào mùa mưa chính là để thực hiện bản năng duy trì nòi giống của mình,
Mục đích sự di cư của cá là tìm một vùng nước sâu hơn để đẻ trứng.
Lý do cá chọn đẻ trứng vào mùa mưa là vì vào mùa mưa thực vật thủy sinh, các loại tảo phát triển mạnh theo đó thức ăn của cá rô cũng phát triển mạnh cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng cho cá bố lẫn cá mẹ thực hiện bản năng sinh sản và đó cũng là nguồn dinh dưỡng phong phú để dành cho cá con, và cũng là vì đây là loài không có tập tính giữ và nuôi con nên nguồn thức ăn có được trong mùa mưa là yếu tố sống còn. Ngoài ra,nước mưa cũng là một yếu tố kích thích sự sinh sản của cá và một số động vật thủy sinh vùng nhiệt đới vì trong nước mưa có một có một hoạt chất tên là axit humic, chất này là tín hiệu cho cá bắt đầu sự đẻ trứng.

Ví dụ: cá rô đồng
IV. NHỮNG YẾU TỐ BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH SẢN CỦA CÁ:
1. Dinh dưỡng:
Dinh duỡng không những là nguồn vật chất cho sự sinh trưởng, năng lượng cho sư trao đổi chất mà còn là cho sự phát triển tuyến sinh dục nên dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thành thục của cá.
Những cá thiếu ăn thì hệ số thành thục thấp hoặc không thành thục dù cho mọi yếu tố khác của môi trường trong thời gian thành thục trước vụ đẻ là thuận lợi. Những cá đang trong thời kì tạo noãn hoàn nếu bị đói trong thời gian dài thí buồng trứng có thể bị thoái hóa hoặc tiêu biến
Nếu cá được nuôi vỗ tốt, tích lũy được nhiều chất dinh dưỡng sẽ có tỉ lệ thành thục cao hơn cá cùng lứa tuổi nhưng nuôi vỗ kém
Sự phát dục của tuyến sinh dục còn phụ thuộc vào chất lượng thức ăn
Nếu nuôi vỗ cá trắm cỏ bố mẹ, ngoài thức ăn thực vật, nếu bổ sung thêm thức ăn có nhiều đạm, mỡ và vitamin E như nhộng tằm, đậu nành, mầm thóc… thì sức sinh sản tương đối của nó tăng lên gấp 2
Ngoài ra, chất lượng TĂ còn ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm sinh dục và cá con sau này.
ví dụ: nuôi vỗ cá dầy(roach) thiếu vitamin B12 hay cobalt thì cá cái có thể cho ra trứng nhưng không có khả năng thụ tinh và nở.
2. Nhiệt độ:
Cá là động vật biến nhiệt nên nhiệt độ là yếu tố môi trường ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trìh trao đổi chất từ đó ảnh hưởng đến sinh sản cá
Tổng nhiệt thành thục nhất định
Ví dụ: cá mè trắng cần khoảng 18000 – 20000 độ ngày.
cùng loài cá sống ở vùng nhiệt độ thấp có tuổi và thời gian thành thuc dài hơn cá sống ở vùng ấm hơn
Mỗi loài cá chỉ đẻ trứng trong phạm vi nhiệt độ nhất định
- Cá chép ôn đới ở 17- 180C, cá diếc ôn đới
ở 20- 220C, cá mè trắng ở 25- 270C là tốt nhất
- Nếu nhiệt độ quá thấp cá không đẻ nhưng nhiệt độ quá cao thường ảnh hưởng đến chất lượng cá con
- Trong phạm vi nhiệt độ thích hợp thì nhiệt độ càng cao càng rút ngắn thời gian nuôi vỗ béo cá mẹ
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình rụng trứng
Nhiệt độ quá thấp thì mặc dầu tuyến sinh dục đã đạt thời kì chín muồi và đã tích lũy đầy đủ hoocmon kích dục trứng vẫn không rụng, phải đợi đến lúc nhiệt độ tăng đến nhiệt độ thích hợp thì mới bắt đầu rụng trứng
Trong sinh sản nhân tạo, nhiệt độ thấp thường kéo dài thời gian hiệu ứng để gây rụng trứng
Nhiệt độ không thích hợp còn ảnh hưởng đến sự thụ tinh và phát triển phôi. Nếu nhiệt độ quá cao thường giảm tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở và tăng tỉ lệ dị hình
3. Dòng chảy:
Trong tự nhiên nhiều loài cá có sự di cư sinh sản ngược dòng và có bãi đẻ ở thượng nguồn các con sông thì rất cần dòng nước cho sự thành thục và sinh sản
Một số loài cá thành thục tốt trong điều kiện nước chảy: tầm, trôi, mè, hồi
Ví dụ: để kích thích cho cá thành thục tốt và đẻ tốt, trong các ao nuôi vỗ bố mẹ cá mè, trắm, trôi, trước khi cho đẻ 1-2 tháng người ta cho nước chảy vào ao nhiều hơn và coi đó là một khâu cần thiết trong quy trình nuôi vỗ cá bố mẹ
4.Ánh sáng
Là yếu tố hoạt hóa đối với sự chín và đẻ trứng
Tuy nhiên, ảnh hưởng của ánh sáng còn phụ thuộc vào nhiệt độ và các yếu tố khác
Đối với cá đẻ vào vụ thu đông có thể kích thích chúng bằng cách giảm chu kì quang. Còn đối với cá đẻ vụ xuân thì tăng chu kì quang là yếu tố kích thích
Ví dụ: cá hồi suối Salmo trutta thường đẻ vào cuối mùa thu, bằng cách giảm thời gian chiếu sáng trong ngày làm cho nó sinh sản khi bắt đầu mùa hè (Barnabe 1994)
Kết luận:
Đặc điểm thích nghi của cá trong sinh sản:
Sự lựa chọn bãi đẻ và thời gian đẻ
Sức sinh sản của cá
Khả năng bảo vệ trứng và chăm sóc con non
Sự bắt cặp trong sinh sản
Sự thụ tinh
Di cư trong sinh sản
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Khung Van Khin
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)