CHỦ ĐỀ: CÁC ĐỊNH LUẬT CHẤT KHÍ
Chia sẻ bởi Bế Thị Thúy |
Ngày 25/04/2019 |
117
Chia sẻ tài liệu: CHỦ ĐỀ: CÁC ĐỊNH LUẬT CHẤT KHÍ thuộc Vật lý 10
Nội dung tài liệu:
CHỦ ĐỀ : CÁC ĐỊNH LUẬT VỀ CHẤT KHÍ
VẬT LÍ 10
I. Xác định vấn đề cần giải quyết của chủ đề
Kiến thức về chất khí được trình bày trong chương trình lớp 10- THPT. Các định luật về chất khí có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày và trong khoa học kĩ thuật. Với sự trình bày của SGK hiện nay sẽ không tạo điều kiện để học sinh chiếm lĩnh kiến thức vững chắc và rất khó để tổ chức các hoạt động nhằm phát triển năng lực của học sinh. Vì vậy chủ đề các định luật về chất khí bao gồm kiến thức của các bài:
Bài 29: Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi - Lơ Mari ốt.
Bài 30: Quá trình đẳng tích. Định luật Sác lơ.
Bài 31: Phương trình trạng thái của khí lý tưởng.
Các nhiệm vụ học tập giao cho học sinh thực hiện trong thời gian 1 tuần trước khi tổ chức giờ học trên lớp sẽ góp phần trong việc phát triển các năng lực của học sinh. Sau khi học xong chủ đề học sinh có đầy đủ các kiến thức về chất khí và các năng lực chuyên biệt để phát hiện kiến thức, ứng dụng để giải thích các hiện tượng trong vật lý.
II. Nội dung kiến thức cần xây dựng trong chuyên đề
Việc xây dựng chuyên đề “ Các định luật về chất khí ” dựa trên cơ sở lí thuyết: Thuyết động học phân tử chất khí,... Nội dung kiến thức trong chuyên đề được tổ chức dạy học trong 4 tiết:
+ Tiết 1: Trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái. Định nghĩa các đẳng quá trình.
+ Tiết 2: Định luật Bôilơ Ma riốt. Định luật Sác lơ. Khí thực và khí lý tưởng.
+ Tiết 3: Phương trình trạng thái của khí lý tưởng. Định luật Gayluyxắc.
+ Tiết 4: Định nghĩa, đặc điểm của đường đẳng nhiệt, đường đẳng tích, đường đẳng áp. Độ không tuyệt đối.
Phương pháp được sử dụng trong quá trình tổ chức dạy học là phương pháp tìm tòi khám phá và thực nghiệm. Các bước xây dựng kiến thức tuân theo tiến trình nghiên cứu khoa học, nhằm bồi dưỡng được nhiều năng lực thành phần của năng lực chuyên biệt môn Vật lý, cụ thể là giao cho học sinh tìm hiểu các hiện tượng xảy ra trong thực tế.
III. Chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số năng lực có thể được phát triển
1. Kiến thức.
Phát biểu được nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí.
Nêu được các đặc điểm của khí lí tưởng.
Phát biểu được các định luật Bôi-lơ Ma-ri-ốt, Sác-lơ.
Nêu được nhiệt độ tuyệt đối là gì.
Nêu được các thông số p, V, T xác định trạng thái của một lượng khí.
Viết được phương trình trạng thái của khí lí tưởng .
2. Kĩ năng
Vận dụng được phương trình trạng thái của khí lí tưởng, các định luật về chất khí để giải các dạng bài tập có liên quan.
Vẽ được đường đẳng tích, đẳng áp, đẳng nhiệt trong các hệ toạ độ.
- Tìm tòi, khai thác thu thập thông tin, quan sát hiện tượng và phân tích, tổng hợp.
- Đọc và hiểu tài liệu.
3. Thái độ
- Có tinh thần học hỏi, hứng thú học tập, tích cực tự chủ chiếm lĩnh kiến thức.
- Có tinh thần học tập hợp tác.
4. Năng lực có thể phát triển
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí
- Năng lực tái hiện kiến thức
- Năng lực tính toán
- Năng lực vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng tự nhiên
- Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong chủ đề
Nhóm năng lực
Năng lực thành phần
Mô tả mức độ thực hiện trong chủ đề
Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức vật lí
K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí
- Nêu được định nghĩa các đẳng quá trình, nội dung và biểu thức các định luật Bôi lơ Mariốt, định luật Sác lơ, định luật Gayluy xắc. Viết được phương trình trạng thái của khí lý tưởng.
K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí
- Chỉ ra được mối liên hệ giữa phương trình trạng thái của khí lý tưởng và các định luật về chất khí.
K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp … ) kiến thức vật lí vào các tình huống
VẬT LÍ 10
I. Xác định vấn đề cần giải quyết của chủ đề
Kiến thức về chất khí được trình bày trong chương trình lớp 10- THPT. Các định luật về chất khí có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày và trong khoa học kĩ thuật. Với sự trình bày của SGK hiện nay sẽ không tạo điều kiện để học sinh chiếm lĩnh kiến thức vững chắc và rất khó để tổ chức các hoạt động nhằm phát triển năng lực của học sinh. Vì vậy chủ đề các định luật về chất khí bao gồm kiến thức của các bài:
Bài 29: Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi - Lơ Mari ốt.
Bài 30: Quá trình đẳng tích. Định luật Sác lơ.
Bài 31: Phương trình trạng thái của khí lý tưởng.
Các nhiệm vụ học tập giao cho học sinh thực hiện trong thời gian 1 tuần trước khi tổ chức giờ học trên lớp sẽ góp phần trong việc phát triển các năng lực của học sinh. Sau khi học xong chủ đề học sinh có đầy đủ các kiến thức về chất khí và các năng lực chuyên biệt để phát hiện kiến thức, ứng dụng để giải thích các hiện tượng trong vật lý.
II. Nội dung kiến thức cần xây dựng trong chuyên đề
Việc xây dựng chuyên đề “ Các định luật về chất khí ” dựa trên cơ sở lí thuyết: Thuyết động học phân tử chất khí,... Nội dung kiến thức trong chuyên đề được tổ chức dạy học trong 4 tiết:
+ Tiết 1: Trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái. Định nghĩa các đẳng quá trình.
+ Tiết 2: Định luật Bôilơ Ma riốt. Định luật Sác lơ. Khí thực và khí lý tưởng.
+ Tiết 3: Phương trình trạng thái của khí lý tưởng. Định luật Gayluyxắc.
+ Tiết 4: Định nghĩa, đặc điểm của đường đẳng nhiệt, đường đẳng tích, đường đẳng áp. Độ không tuyệt đối.
Phương pháp được sử dụng trong quá trình tổ chức dạy học là phương pháp tìm tòi khám phá và thực nghiệm. Các bước xây dựng kiến thức tuân theo tiến trình nghiên cứu khoa học, nhằm bồi dưỡng được nhiều năng lực thành phần của năng lực chuyên biệt môn Vật lý, cụ thể là giao cho học sinh tìm hiểu các hiện tượng xảy ra trong thực tế.
III. Chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số năng lực có thể được phát triển
1. Kiến thức.
Phát biểu được nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí.
Nêu được các đặc điểm của khí lí tưởng.
Phát biểu được các định luật Bôi-lơ Ma-ri-ốt, Sác-lơ.
Nêu được nhiệt độ tuyệt đối là gì.
Nêu được các thông số p, V, T xác định trạng thái của một lượng khí.
Viết được phương trình trạng thái của khí lí tưởng .
2. Kĩ năng
Vận dụng được phương trình trạng thái của khí lí tưởng, các định luật về chất khí để giải các dạng bài tập có liên quan.
Vẽ được đường đẳng tích, đẳng áp, đẳng nhiệt trong các hệ toạ độ.
- Tìm tòi, khai thác thu thập thông tin, quan sát hiện tượng và phân tích, tổng hợp.
- Đọc và hiểu tài liệu.
3. Thái độ
- Có tinh thần học hỏi, hứng thú học tập, tích cực tự chủ chiếm lĩnh kiến thức.
- Có tinh thần học tập hợp tác.
4. Năng lực có thể phát triển
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí
- Năng lực tái hiện kiến thức
- Năng lực tính toán
- Năng lực vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng tự nhiên
- Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong chủ đề
Nhóm năng lực
Năng lực thành phần
Mô tả mức độ thực hiện trong chủ đề
Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức vật lí
K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí
- Nêu được định nghĩa các đẳng quá trình, nội dung và biểu thức các định luật Bôi lơ Mariốt, định luật Sác lơ, định luật Gayluy xắc. Viết được phương trình trạng thái của khí lý tưởng.
K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí
- Chỉ ra được mối liên hệ giữa phương trình trạng thái của khí lý tưởng và các định luật về chất khí.
K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp … ) kiến thức vật lí vào các tình huống
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bế Thị Thúy
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)