Chủ đề 8:Nghề nghiệp

Chia sẻ bởi Vũ Thị Kim Oanh | Ngày 05/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: Chủ đề 8:Nghề nghiệp thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:


PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY
TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG
----------------------------------








CHỦ ĐỀ: MỘT SỐ NGHỀ
Thời gian thực hiện: 3 tuần (Từ 24/3 đến 11/4/2014)

Giáo viên : Vũ Thị Kim Oanh - Nguyễn Thị Dung
Nguyễn Thị Hiền – Nguyễn Thị Huyền Mơ
Lớp : Mẫu Giáo Bé C4

Năm học: 2013- 2014



THỜI KHÓA BIỂU


Thứ


MÔN HỌC - HỌẠT ĐỘNG





Chiều


2

Phát triển ngôn ngữ
(Làm quen văn học)

Rèn nề nếp kĩ năng vệ sinh


3

Phát triển thể chất

Rèn kĩ năng tạo hình


4

Phát triển nhận thức

Hướng dẫn trò chơi mới hoặc KPKH


5

Phát triển thẩm mĩ

Làm bài tập toán


6

Phát triển thẩm mĩ

Nêu gương bé ngoan


CHỦ ĐỀ 8 : NGHỀ NGHIỆP
Thời gian thực hiện: 3 tuần (Từ 24/3 đến 11/4/2014)

Chủ đề nhánh: - Nghề giáo viên ( 1 tuần )
- Nghề của bố mẹ ( 1 tuần )
- Nghề bé thích ( 1 tuần)
I. MỤC TIÊU- NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ

Lĩnh vực
Mục tiêu
Nội dung
Ghi chú

1. Phát triển thể chất

- Trẻ thực hiện các vận động cơ bản : Bật qua dây, bò cao, bật ô. Phát triển sự phối hợp vận động của các bộ phận của cơ thể. Giữ đợc thăng bằng của cơ thể khi thực hiện các bài tập vận động.

- Phát triển các giác quan thông qua việc sử dụng đồ dùng của các nghề ( cô giáo, chú công nhân..)




- Một số ích lợi của việc luyện tập vận động đối với sự phát triển cơ thể và bảo vệ sức khoẻ.
- Nhận biết, phòng tránh không tự ý làm một số hành động, sử dụng một số đồ dùng không an toàn 
* Phát triển vận động:
- Các bài tập phát triển các nhóm cơ và hô hấp:
+ Hô hấp: Thổi bóng bay; tiếng còi tàu.
+ Tay: Chèo thuyền, hái hoa; cá bơi; hai tay thay nhau đưa thẳng lên cao.
+ Thân: Gió thổi cây nghiêng, Máy bay ù ù nghiêng người sang 2 bên. Cúi gập người về phía trước.
+ Chân: Cây cao – cỏ thấp; ngồi co duỗi 2 chân
+ Bật: tại chỗ, bật tách chụm chân.

- Vận động cơ bản:
+ Bật qua dây – chuyền bóng hai bên
+ Bò cao – Bật ô
+ Đi kiễng gót liên tục 3m
- TC vận động: Ôtô và chim sẻ, truyền tin
- Vận động tinh: cắt theo đường thẳng, gập giấy, xếp chồng các hình khối, xé dán giấy.
* Dinh dưỡng và sức khoẻ.
- Tập luyện một số thói quen tốt để giữ gìn sức khoẻ: tập thể dục sáng, ăn ngủ đúng giờ.

- Tránh, không tự ý sử dụng các vật dụng nghề nghiệp có thể gây nguy hiểm : ổ điện, dao, kéo, thuốc uống....


2. Phát triển nhận thức

- Nhận ra các nghề thông qua trò chuyện, xem tranh ảnh
- Phân biệt được các nghề thông qua trang phục, dụng cụ của nghề
- Trẻ biết muốn làm được các nghề trẻ sẽ phải học tập và lao động để lớn lên trẻ trở thành người có ích cho xã hội.
- Trẻ biết đếm đến 4, nhận biết số lượng trong phạm vi 4. So sánh 2 nhóm đồ vật trọng phạm vi 4
- Trẻ tìm hiểu tên gọi, công việc, nơi làm việc, trang phục, đồ dùng , dụng cụ, sản phẩm của nghề: bộ đội, cô giáo, công nhân, thợ may.
- Thực hành sử dụng một số đồ dùng đơn giản của các nghề.
- Trò chuyện về lợi ích của các nghề đối với xã hội.
- Trẻ biết phân biệt các đồ dùng đồ dùng sản phẩm theo nghề.
- Tập làm một số nghề bé thích.
- Đếm đến 4 nhận biết trong phạm vi 4
- So sánh 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 4




3. Phát triển ngôn ngữ

- Trẻ biết 1 số từ mới về các nghề, phát âm đúng, không nói ngọng, mạnh dạn giao tiếp với mọi ngời xung quanh
- Sử dụng từ và câu phù hợp khi kể và trò chuyện về các nghề
- Nghe hiểu và trả lời được một số câu hỏi về các ngành nghề.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Kim Oanh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)