Chủ đề 7. Tôi muốn đạt được ước mơ

Chia sẻ bởi Võ Thị Sáu | Ngày 11/05/2019 | 1361

Chia sẻ tài liệu: Chủ đề 7. Tôi muốn đạt được ước mơ thuộc Giáo dục hướng nghiệp 11

Nội dung tài liệu:

CHỦ ĐỀ 7:
NGHỀ DỰ ĐỊNH LỰA CHỌN VÀ NĂNG LỰC BẢN THÂN.
Đứng trước ngưỡng cửa vào đời, ai cũng có những dự định lựa chọn nghề cho bản thân mình. Kèm theo dự định là những ước mơ thành đạt nghề
nghiệp trong tương lai. Sự hình thành dự định chọn nghề hầu như bao giờ cũng gắn với việc xem xét, cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng như: hứng thú nghề nghiệp năng lực bản thân, định hướng phát triển kinh tế xã hội và thị trường lao động với những điều kiện đã có và những khó khăn, thuận lợi sẽ gặp.

Có phải bạn đã từng ước mơ một nghề nghiệp trong tương lai? Bạn có thể trình bày ước mơ nghề nghiệp của mình cho các bạn cùng biết? Nghề mơ ước của bạn là gì? Trong quá trình thực hiện kế hoạch nghề nghiệp bạn đã gặp phải những khó khăn và thuận lợi nào?
MỜI CÁC BẠN TRÌNH BÀY Ý KIẾN
Tóm lại, chúng ta mỗi người đều có một ước mơ nghề nghiệp tương lai. Người nào có ý chí, biết phấn đấu vươn lên, biết biến ước mơ thành hiện thực bằng sự nỗ lực học tập, rèn luyện thì họ sẽ có được những nghề nghiệp như mong muốn.
Các bạn thân mến, là một học sinh, sau khi tốt nghiệp THPT thì chúng ta sẽ có rất nhiều con đường để đi, để phát triển năng lực của bản thân. Bây giờ, mời các bạn cùng nhau thảo luận vấn đề sau:
Sau khi tốt nghiệp THPT, học sinh chúng ta có nhiều con đường để đi, để phát triển tài năng của mình, các bạn hãy cho biết những hướng đi tiếp theo của học sinh sau khi rời nhà trường THPT (sau khi tốt nghiệp THPT).
MỜI QUÍ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN THƯỞNG THỨC TIẾT MỤC VĂN NGHỆ
MỜI CÁC BẠN TRÌNH BÀY Ý KIẾN THẢO LUẬN CỦA NHÓM MÌNH
CÁC HƯỚNG ĐI SAU KHI TỐT NGHIỆP THPT
HƯỚNG THỨ NHẤT:
TIẾP TỤC ĐI HỌC
Sau khi tốtnghiệp THPT, học sinh có nhiều hướng đi để tiếp tục việc học tập của mình nhằm thực hiện ước mơ:
* Những bạn có năng lực học tập tốt, đồng thời có điều kiện học tập thuận lợi sẽ có cơ hội dự thi và trúng tuyển vào các trường Đại học hoặc các trường Cao đẳng.
* Một số đông học sinh sau khi tốt nghiệp THPT sẽ theo học ở các trường trung cấp chuyên nghiệp để trở thành các cán bộ kĩ thuật cho các ngành nghề thuộc các lĩnh vực trong xã hội (ví dụ: kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục…)
* Một số khác, các bạn sẽ theo học ở các trường Đào tạo công nhân kĩ thuật (còn gọi là các trường dạy nghề) để trở thành những người thợ trên các lĩnh vực sản xuất.
Hướng này bao gồm những học sinh không có điều kiện tiếp tục đi học hoặc không có năng lực học tiếp. Tuy nhiên cũng có trường hợp các học sinh này thích tham gia lao động sản xuất hơn.
1. Tham gia lao động nông nghiệp cùng gia đình.
2. Trực tiếp tham gia lao động tại một cơ sở sản xuất hoặc làm việc tại một công trường xây dựng, một xí nghiệp hay một cơ sở sản xuất tư nhân nào đó.
3. Tự mình làm kinh tế.
Hướng thứ hai:
Trực tiếp tham gia lao động sản xuất
Dù chúng ta có tiếp tục học lên nữa hay trực tiếp tham gia vào lao động sản xuất, chúng ta đều tính đến năng lực, sở trường của mình, nghĩa là phải tính toán những điều kiện tâm lí chủ quan của mình. Mặt khác, chúng ta cần hiểu việc chọn hướng đi cho bản thân tức là chọn lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Cần phải dựa vào các nhóm nghề trong xã hội để định hướng lựa chọn. Mỗi nhóm nghề có những yêu cầu, nội dung đối tượng, điều kiện lao động riêng. Do đó cần cân nhắc xem hướng đi đó có thật phù hợp với ý muốn, hứng thú và nguyện vọng của mình hay không. Không nên vì sức ép của người thân hay sự lôi kéo của bạn bè mà ảnh hưởng đến việc chọn nghề của bản thân.
Việc tiếp tục học hay tham gia trực tiếp vào lao động đều cần đến sự nỗ lực học hỏi của cá nhân. Ngày nay không có nghề nào và chuyên môn nào mà chỉ cần học dăm ba chữ, mà phải học tập suốt đời, phải được đào tạo và tự đào tạo liên tục.
10
20
30
40
50
60
70
80
90
NHÓM B
NHÓM A
10
20
30
40
50
60
70
80
90
N
A
N
G
L
U
C
Theo các bạn, yếu tố quan trọng nào giúp chúng ta có được năng lực nhằm tạo điều kiện tốt cho chúng ta thực hiện ước mơ nghề nghiệp?
Yếu tố rất quan trọng để con người có được năng lực là phải có ý chí, lòng quyết tâm, ý thức vươn lên. Nếu không nỗ lực phấn đấu thì năng lực sẽ không phát triển và sẽ không thực hiện được ước mơ nghề nghiệp. Năng lực không phải là cái có sẵn, mà do tập luyện mới hình thành được. Vì vậy, chúng ta phải tự đánh giá được năng lực bản thân mình một cách đúng đắn để có quyết định chọn nghề cho phù hợp.
Bạn nghĩ gì về năng lực bản thân mình và nghề nghiệp mơ ước của bạn? Năng lực của bạn sẽ đáp ứng được quá trình thực hiện ước mơ nghề nghiệp của bạn không?
MỜI CÁC BẠN TRÌNH BÀY Ý KIẾN
BUỔI HỌC KẾT THÚC, CÁM ƠN QUÍ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Sáu
Dung lượng: | Lượt tài: 39
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)