Chủ đề 3: Gia đình
Chia sẻ bởi Vũ Thị Kim Oanh |
Ngày 05/10/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: Chủ đề 3: Gia đình thuộc Lớp 3 tuổi
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY
TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG
CHỦ ĐỀ 3: GIA ĐÌNH
Thời gian thực hiện: 4 tuần (Từ 04/11đến 29/11)
Giáo viên: Chu Thị Minh Hợp - Nguyễn Thị Hương
Nguyễn Thị Tâm
Lớp: C1 - Mẫu giáo bé
Năm học: 2013 – 2014
CHỦ ĐỀ 3: GIA ĐÌNH
Thời gian thực hiện: 4 tuần (Từ 04/11đến 29/11)
Chủ đề nhánh: - Nhánh 1: Các thành viên trong gia đình ( 1 tuần )
- Nhánh 2: Ngôi nhà của bé ( 1 tuần )
-Nhánh 3: Ngày hội của các cô giáo ( 1tuần )
-Nhánh 4: Đồ dùng gia đình ( 1 tuần)
I. MỤC TIÊU- NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ
Lĩnh vực
Mục tiêu của chủ đề
Nội dung
Ghi chú
1. Phát triển thể chất
- Trẻ thực hiện được các vận động: Ném đích đứng, ném đích ngang, bò cao, ném xa. chạy nhanh 10m dưới sự hướng dẫn của cô giáo.
- Trẻ biết cùng người thân trong gia đình tập luyện và giữ gìn sức khỏe.
- Nhận biết một số nơi, một số vật dụng, nguy cơ không an toàn trong gia đình.
- Có thói quen tự phục vụ. Có ý thức và biết đi vệ sinh đúng nơi qui định.
- Phát triển cho trẻ sự khéo léo của đôi bàn tay (Sử dụng các đồ dùng trong gia đình)
* TD- vận động:
- Tiếp tục dạy trẻ các bài tập phát triển
+ Hô hấp: Tiếng còi tàu.
+ Tay: Xoay cổ tay, hái hoa
+ Thân: Nghiêng người sang 2 bên
+ Chân: Cây cao – cỏ thấp; ngồi co duỗi 2 chân)
+ Bật : taị chỗ; bật tiến
- Vận động cơ bản:
+ Ném đích dứng
+ Ném đích nằm ngang ( Xa 1,5m)
+ Ném xa - Chạy 15m
+ Bò cao
- TCVĐ- TCDG: Chó sói xấu tính., dung dăng dung dẻ; Rồng rắn lên mây; Nu na nu nống...
* Dinh dưỡng SK
- Trò chuyện về những vật dụng, nơi có nguy cơ không an toàn trong gia đình trẻ. Dạy trẻ không chơi, đến gần những vật gây nguy hiểm ổ điện, bàn là, dao nhọn, phích nước
Rửa tay trước khi ăn, xúc miệng nước muối, lau miệng sau khi ăn, khi ăn không nói chuyện, biết nhặt cơm rơi vào đĩa và lau tay.
- Vận động tinh: cầm kéo cắt được đường thẳng, cầm bút, tô màu đồ dùng gia đình
2. Phát triển nhận thức
- Trẻ nói được địa chỉ của gia đình khi được hỏi, trò chuyện.
- Nói được tên của Bố, mẹ và các thành viên trong gia đình. Biết được nghề nghiệp và sở thích của mẹ.
- Biết tên gọi, công dụng, cách sử dụng của 1 số đồ dùng trong gia đình.
- Nhận biết trên dưới trước sau của bản thân trẻ
- Trẻ biết đếm đến 2, nhận biết số lượng trong phạm vi 2
- Trò chuyện về gia đình của bé
- Kể về các thành viên trong gia đình.
- Kể về công việc của những người thân trong gia đình
- Chia sẻ về nhu cầu của gia đình: ăn, ở mặc, vui chơi, nhu cầu về tình cảm...
- Cho trẻ tìm hiểu về các đồ dùng gia đình về tên gọi, chất liệu , công dụng và cách sử dụng các loại đồ dùng trong gia đình.
- Dạy trẻ phân biệt các phía trên, dưới, trước, sau của bản thân...
- Dạy trẻ nhận biết nhóm có 2 đối tượng, đếm đến 2
Trò chơi: Tìm đồ dùng có số lượng theo yêu cầu của cô.
3. Phát triển ngôn ngữ
- Nghe, hiểu một số từ khái niệm, phát âm rõ ràng: Quần áo; Giầy; dép; bát; thìa
- Trẻ biết nói lên suy nghĩ, mong muốn của mình, biết lắng nghe, trả lời các câu hỏi rõ ràng, mạch lạc.
- Hiểu và làm theo yêu cầu đơn giản
- Nghe, hiểu nội dung các câu chuyện, bài thơ. Cảm nhận thể hiện lại vần điệu, nhịp điệu các bài thơ ca dao, đồng giao về ông bà, bố mẹ, gia đình của bé.
Làm quen với việc đọc: Tự giở sách ra xem
- Kể về công việc của những người trong gia đình, kể tên được một số đồ dùng trong gia đình
- Cho trẻ nói lên cảm xúc qua các câu hỏi gọi ý của cô
- Khuyến khích
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Thị Kim Oanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)