Chủ đề 1. Tìm hiểu một số nghề nghiệp thuộc các ngành Giao thông vận tải và Địa chất

Chia sẻ bởi Vũ Trí Luận | Ngày 11/05/2019 | 14106

Chia sẻ tài liệu: Chủ đề 1. Tìm hiểu một số nghề nghiệp thuộc các ngành Giao thông vận tải và Địa chất thuộc Giáo dục hướng nghiệp 11

Nội dung tài liệu:

Chủ Đề1 TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC CÁC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ ĐỊA CHẤT
I. Mục tiêu.
1. Biết được vị trí, tầm quan trọng, đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo nghề, triển vọng phát triển và nhu cầu cần lao động của một số nghề thuộc ngành Giao thông vận tải và ngành Địa chất. Trình bầy được cách tìm hiểu thông tin nghề.
2. Tìm hiểu được những thông tin cần thiết của một số nghề hoặc chuyên môn thuộc hai ngành Giao thông vận tải và ngành Địa chất trong giai đoạn hiện nay.
3. Có ý thức liên hệ bản thân để chọn nghề và chủ động tìm hiểu thông tin nghề.
II. Chuẩn bị
- Nội dung: Nghiên cứu kỹ chủ đề 1 (SGK) và các tài liệu liên quan.
- Đồ dùng: Tranh ảnh có liên quan đến các nghề thuộc các ngành Giao thông vận tải và Địa chất, hoặc phim ảnh.
Em hãy trình bầy hiểu biết của mình về hệ thống giao thông vận tải hiện nay?
A – Nghành Giao thông vận tải
1. Vị trí của nghành Giao thông vận tải
1.1 Một số nét về lịch sử phát triển của nghành Giao thông vận tải Việt Nam
- Giao thông đường thuỷ
- Giao thông đường hàng không
- Giao thông đường bộ
- Giao thông đường sắt
a. Giao thông đường thuỷ
- Nước ta nằm ở phía Đông và Đông Nam bán đảo Đông Dương, phía tây là dãy Trường Sơn, phía Đông và Đông Nam là biển (khoảng 1 triệu km2) nằm trong Biển Đông, với bờ biển dài 3260 km.
- Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc, tạo điều kiện cho việc phát triển giao thông đường thuỷ. Với điều kiện thuận lợi, từ lâu giao thông thuỷ đã có vị trí quan trọng và phát triển khá sớm.
- Ngày nay giao thông thuỷ vẫn tiếp tục được phát triển và hoàn thiện hơn.
b. Giao thông đường bộ
b. Giao thông đường bộ
- Chúng ta có hệ thống đường bộ nối liền các tỉnh, đường liên huyện, liên xã. Nâng cấp các con đường trước đây do thực dân Pháp xây dựng để phục vụ các phương tiện giao thông cơ giới.
- Ngày nay chúng ta đã và xây dựng được những con đường cao tốc nối liền các tam giác kinh tế, nối các vùng miền nhờ đó mà nhàng hoá được lưu thông khắp mọi miền góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của cả nước.
VD. Cao tốc bắc nam, Đường 5,…
c. Giao thông đường sắt
c. Giao thông đường sắt
- Từ năm 1880 Pháp bắt đầu xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên là Sài Gòn - Mỹ Tho.
- Ngày nay chúng ta đã có hệ thống đường sắt nối liền các vùng miền của Tổ Quốc, với thời gian chạy tàu ngày càng được rút ngắn, các đầu máy, toa xe được đóng mới; Hệ thống cầu, đường, nhà ga không ngừng được nâng cấp; hệ thống thông tin, tín hiệu được hiện đại hoá. Việc tổ chức, vận hành toàn tuyến được đổi mới.
- Xây dựng đường sắt cao tốc.
d. Giao thông đường hàng không
d. Giao thông đường hàng không
- Ngày 15/01/1956, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam chính thức được thành lập.
- Ngày nay Hàng không Việt Nam không ngừng phát triển với tốc độ 35% - 40%, đã đẩy nhanh việc đổi mới phương tiện vận tải bằng cách thuê và mua mới nhiều loại máy bay hiện đại như Boeing B767-200, B767-300,… Airbus A320-214, ART-72,…Nghành cũng đã hiện đại hoá trong điều hành và chỉ huy bay đào tạo các phi công và công nhân kỹ thuật. Chúng ta đã lập nhiều đường bay thẳng tới châu Âu và tới Mỹ,…
Ô tô chở hàng lên biên giới
Xe buýt
Chở gỗ cho nhà máy giấy
Taxi
1.2 Vị trí, vai trò của ngành Giao thông vận tải trong xã hội
Em hãy cho biết vai trò vị trí của ngành Giao thông vận tải trong xã hội?
- Nhờ có hệ thống Giao thông vận tải mà con người thực hiện việc đi lại, vận chuyển hàng hoá và giao lưu văn hoá giữa các vùng miền hết sức thuận lợi. Góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế
- Trong thời chiến nhờ có hệ thống Giao thông vận tải mà chúng ta chiến thắng kẻ thù.
Chính vì ngành GTVT có vai trò quan trọng như vậy mà Đảng và Chính phủ đã coi trọng và đầu tư lớn vào ngành GTVT cụ thể là xây dựng nhiều tuyến đưòng QL hiện đại, đường sắt hiện đại,hiện đại hoá các cảng hàng không, làm mới cảng biển,…
1.2 Vị trí, vai trò của ngành GTVT trong xã hội
2. Các nhóm nghề cơ bản của ngành GTVT
2.1. Nhóm nghề xây dựng công trình GT
- xây dựng công trình GT bộ: cầu, đường bộ, đường sắt
- xây dựng những công trình ngầm: Đường ống, đường ngầm, cấp thoát nước
- xây dựng công trình cảng: cảng biển, sông, hàng không
Em hãy kể tên các nghề thuộc nhóm xây dựng công trình GT?
2.2. Nhóm nghề vận tải
- Vận tải bằng đường sắt
- Vận tải bằng đưòng sông, biển
- Vận tải bằng đường hàng không
- Vận tải bằng đường bộ
- Vận tải bằng đường ống (vận chuyển xăng, dầu, khí đốt)
Em hãy kể tên các nghề thuộc nhóm nghề vận tải?
2.3. Nhóm nghề công nghiệp giao thông vận tải.
- Công nghiệp sản xuất vật liệu và cấu kiện xây lắp công trình GTVT
- Công nghiệp đóng mới và sửa chữa các thiết bị làm đường, làm cầu và xếp dỡ.
- Công nghiệp đóng mới và sửa chữa các phương tiện vận tải.
- Công nghiệp sửa chữa và bảo dưỡng máy bay dân dụng.
- Công nghiệp đóng mới và sửa chữa các thiết bị thông tin liên lạc,…
3. Đặc điểm lao động và yêu cầu của ngành GTVT
3.1 Đối tượng lao động
Em hãy cho biết đối tượng lao động của các nghề thuộc GTVT?
- Tuỳ theo từng nghề cụ thể mà đối tượng lao động có khác nhau.
Ví dụ:
- Xây dựng đường bộ:
Đối tượng lao động gồm vật liệu xây dựng để tạo lên đường xá cầu cốngnhư xi măng, đất, đá, cát, sắt thép,…
3.2 Nội dung lao động
Em hãy cho biết Nội dung lao động của các nghề thuộc GTVT?
- Tuỳ theo từng nghề cụ thể mà nội dung lao động có khác nhau.
Ví dụ:
- Xây dựng xây dựng công trình GT:
Nội dung lao động gồm:
Giai đoạn chuẩn bị gồm:- thiết kế giám định công trình;
- Kinh tế xây dựng để dự đoán đầu tư cho công trình;
- Điều tra khảo sát địa diểm xây dựng;
- Chuẩn bị vật tư, thiết bị, cho thi công,…
3.2 Nội dung lao động
Ví dụ:
- Xây dựng xây dựng công trình GT:
*Giai đoạn chuẩn bị
*Giai đoạn thi công công trình
*Giai đoạn hoàn thiện và đưa công trình vào sử dụng
3.3 Công cụ ( hay phương tiện ) lao động
- Tuỳ theo từng nghề
Ví dụ:
- Xây dựng xây dựng công trình GT:
công cụ lao động thô xơ như cuốc, xẻng, tời tay,... Hiện đại như máy đầm, máy trộn bê tông, cần cẩu,…
3.4 yêu câu của nghề đối với người lao động
b. Về kĩ năng nghề
a. Về kiến thức
d. Về sức khoẻ
c. Về đạo đức nghề
Có kiến thức chung về nghề, hiểu được đối tượng lao động, an toàn lao động
Thành thạo chuyên môn, hợp tác tốt trong lao động, không ngừng học hỏi để nâng cao tay nghề, sáng tạo trong lao động.
Sức khoẻ tốt, không mắc bệnh về tim, thớp khớp, bệnh dị ứng với thòi tiết, mù màu,…
3.5 Điều kiện lao động
Điều kiện lao động phụ thuộc loại hình lao động
Ví dụ: + Nghề xây dựng công trình, do các công trình trải dài theo tuyến đường, địa hình sản xuất luôn thay đổi nên người lao động phải di chuyển theo.
+ Làm việc ngoài trời, trên cao, kéo dài nên ít phù hợp với phụ nữ
4. Triển vọng phát triển của nghề
Em hãy cho biết triển vọng của nghề GTVT trong giai đoạn hiện nay?
- Do yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, nhu cầu đi lại của dân dân, vận chuyển lưu thông hàng hoá, nhu cầu du lịch,… Nên ngành GTVT sẽ phát triển mạnh mẽ
Hệ thống giao thông được mở rộng và đổi mới để đáp ứng quá trình đô thị hoá và hình thành các khu công nghiệp cao ở khắp các vùng của đất nước.
VD: Đường hầm, cầu vượt, xe điện ngầm,…
5. Một số thômg tin về cơ sở đào tạo và điều kiện tuyển sinh
5.1 Hệ trung cấp chuyên nghiệp
5.2 Hệ cao đẳng đại học
5.3 Khối trường thuộc ngành GTVT năm học 2006 - 2007
Xem những điều cần biết về tuyển sinh năm học 2006 - 2007
Trong các nhóm nghề cơ bản của ngành GTVT em thấy mình thích và phù hợp với nghề nào?
A – Nghành Địa chất
1. Vị trí của nghành Địa chất trong xã hội
1.1 Một số nét về lịch sử phát triển của nghành Địa chất Việt Nam
Em hãy nêu tóm tắt lịch sư phát triển của ngành Địa chất Việt Nam?
- Từ lâu ông cha ta đã biết khai thácg và sử dụng các tài nguyên thiên nhiên.
Ví dụ: Trống đồng Đông Sơn, mũi tên đồng Cổ Loa,…
- Đến cuối thế kỉ XIX, chính phủ Pháp mới thành lập cơ quan diều tra khoáng sản tại VN và đến những năm 1950, ngành Địa chất VN mới bắt đầu phát triển và nhanh chóng trưởng thành và hoạt động rộng khắp. Đến nay chúng ta đã trở thành thành viên của Hiệp hội Địa chất Đông Nam Á.
1.2 Vị trí, vai trò của nghành Địa chất trong xã hội
- Ngành Địa chất có vị trí, vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm thăm dò, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên của đất nước, góp phần quan trọng vào sự nghiệp CNH và HĐH đất nước. Ngoài ra, ngành Địa chất còn tiến hành điều tra cơ bản về địa chất môi trường, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, đô thị,…
Em hãy nêu khái quát về vị trí, vai trò của nghành Địa chất trong xã hội?
- Tính đến nay, ngành Địa chất đã khảo sát, thăm dò được khoảng 5000 điểm khai thác quặng, gần 60 loại khoáng sản. Ví dụ: than, sắt, dầu khí,…
2. Các nhóm nghề cơ bản của ngành địa chất
Ngành địa chất gồm một số ngành cơ bản sau:
- Địa chất dầu khí
- Địa chất tìm kiếm – thăm dò khoáng sản rắn.
- Địa chất Kĩ thuật
- Khai thác và chế biến nguyên liệu khoáng
- Địa chất môi trường
- Địa chất đô thị
- Địa chất vật lý
- Địa chất du lịch
2. Các nhóm nghề cơ bản của ngành địa chất
Ngành địa chất gồm một số ngành cơ bản sau:
- Dầu khí: Khoan - khai thác dầu khí; Lọc – hoá dầu
- Địa chất: Địa chất; Địa chất công trình,…
- Trắc địa: Bản đồ; Trắc địa mỏ; Địa chính,…
- Mỏ: Khai thác mỏ; Tuyển khoáng,…
- Công nghệ thông tin: Tin học trắc địa; tin học mỏ; tin học địa chất,…
- Cơ điện: Cơ điện mỏ; Máy và thiết bị mỏ
3. Đặc điểm và yêu cầu của ngành địa chất.
Đối tượng lao động của ngành địa chất bao gồm:
3.1 Đối tượng lao động.
- Các trường địa từ, địa chấn kiến tạo.
- Các trường địa vật lí khu vực.
- Những tài nguyên khoáng sản cơ bản của Việt Nam
- Cấu trúc địa chất việt nam
3.2 Nội dung lao động.
- Khảo sát, thăm dò và khai thác khoáng sản: khoáng sản năng lượng, quặng sắt và hợp kim sắt, quặng kim loại cơ bản, quặng kim loại nhẹ, quặng kim loại quý, quặng phóng xạ, đất hiếm, đá quí, khoáng chất công nghiệp.
- Điều tra cơ bản và nghiên cứu địa chất nhằm: lập bản đồ địa chất, bản đồ địa chất thuỷ văn, điều tra địa chất đô thị, địa vật lí khu vực.
Những công việc của ngành địa chất bao gồm:
3.3 Công cụ lao động.
Em hãy cho biết các công cụ lao động của nghề thuộc ngành Địa chất?
- Tuỳ theo ngành mà công cụ khác nhau:
- Các công cụ thô sơ
- Các thiết bị điều tra cơ bản địa chất, như thiết bị phân tích, quang phổ hấp thụ nguyên tử, thăm dò bằng vệ tinh,…
- Các thiết bị thăm dò khoáng sản; khoan thổi khí, khoan thăm dò,…
3.4 yêu câu của nghề đối với người lao động
b. Về kĩ năng nghề
a. Về kiến thức
d. Về sức khoẻ
Có kiến thức chung về nghề, hiểu được đối tượng lao động, an toàn lao động, có trình độ THCS trở lên.
Thành thạo chuyên môn, hợp tác tốt trong lao động, không ngừng học hỏi để nâng cao tay nghề, sáng tạo trong lao động.
Sức khoẻ tốt, sức chịu đựng dẻo dai, chịu được gian khổ, không phù hợp với phụ nữ, hoặc dị ứng với thời tiết,…
3.5 Những chống chỉ định y học của ngề.
Không được mắc các bệnh về tim mạch, cơ bắp, xương khớp, viêm gan mãn tính, dị ứng với thời tiết,…
4. Triển vọng phát triển của nghề.
- VN có nguồn khoáng sản phong phú. Hiện nay, ngành đã đổi mới, hợp tác quốc tế, liên doanh đầu tư vớ nước ngoài như Nga, Pháp, Nhật, Ca-na-đa, Ấn Độ,… về địa chất, thăm dò và khai thác
- Nhừ sự hộp tác và tam ra các lĩnh vực trên, ngành Địa chất VN đang tiếp cận dần với hội nhập vào khu vực và thế giới để phát triển.
5. Một số thômg tin về cơ sở đào tạo và điều kiện tuyển sinh
5.1 Hệ trung cấp chuyên nghiệp
5.2 Hệ cao đẳng đại học
5.3 Khối trường thuộc ngành Địa chất năm học 2006 - 2007
Xem những điều cần biết về tuyển sinh năm học 2006 - 2007
Trong các nhóm nghề cơ bản của ngành Địa chất em thấy mình thích và phù hợp với nghề nào?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Trí Luận
Dung lượng: | Lượt tài: 198
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)